Các nghề khá cở làngVạn Phúc

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 72 - 74)

Nhân dân Vạn Phúc chủ yếu sống bằng nghề dệt. Nghề dệt ở làng Vạn Phúc đã phát triển rất mạnh, sớm trở thành nghề chủ đạo nuôi sống nhân dân, nên số lượng các hộ tham gia sản xuất bằng các nghề khác rất ít ỏi. Trong làng có tổng số 678 hộ, thì chỉ có 40 hộ gia đình làm nghề khác, chỉ chiếm tỷ lệ 5,9%.

Bảng 2.8: Tỷ lệ về nghề nghiệp của người dân Vạn Phúc

NGHỀ NGHIỆP SỐ HỘ TỶ LỆ Nghề dệt 638 94,1% Nghề khác 40 5,9% Tổng số hộ cả làng 678 100%

(Nguồn: UBND phường Vạn Phúc)

Những hộ gia đình làm nghề khác, bao gồm các nghề như: rèn, kéo xe, buôn bán nhỏ, cắt tóc… trong đó, nghề rèn chiếm vị thế hơn cả. Theo các nguồn sử liệu, nghề rèn xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ V, ở làng Vạn Phúc từ thế kỷ IX. Sản phẩm của nghề rèn xưa cơ bản là đáp ứng cho nhu cầu phục vụ nghề nông và cuộc sống hàng ngày của nhân dân như cuốc, xẻng, cày, bừa,liềm, hái, con dao cái kéo…Ở Vạn Phúc thời kỳ này có hơn mười hộ làm lò rèn, có hộ còn làm ra sản phẩm dao lò mổ mang bán ở chợ Mơ, Hà Nội. Theo lời kể của các cụ cao tuổi trong làng, cụ Xã Vỏ thân sinh ra ông Xã Nhân và Quỹ Vân đã dầy công nghiên cứu tìm ra loại thép và nước tôi sao cho dao mới nhẹ lại rất sắc để lọc da trâu, bò, lợn cho các lò chế biến thực phẩm để cung cấp cho Hà Nội. Sản phẩm dao này đã tồn tại gần 80 năm qua 4 đời .

Về thoi kéo nổi tiếng ở làng là cụ Chắt Mậu, khi còn trẻ đã mở lò rèn làm ra các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và đời sống, sau này cụ chuyên về đánh kéo, rèn mũi thoi lao tay phục vụ cho thủ cồng nghiệp dệt may. Các sản phẩm cụ làm ra đảm bảo chất lượng và được dân làng Vạn Phúc và các vùng phụ cận tìm đến mua dùng.

Về máy cuốn trong khung cửi dệt có cụ Năm Muỗi đã cất công đến tận Nam Định học nghề. Sau này có cụ Tư Tiến vào Sài Gòn lập nghiệp cũng rèn máy cuốn bán cho một số gia đình làm nghề dệt ở Miền Nam.

Làm cày bừa nổi tiếng là gia đình cụ Hách rèn lắp cày gang hay cày sắt rất khéo, nông dân các xã đến mua hàng cụ rất nhiều.

Trong thời kỳ người Pháp cai trị nghề rèn làng Vạn Phúc phát triển nhất từ năm 1931 đến 1939, đã cung cấp được các vật dụng thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của người dân như: dao, cuốc, xẻng, cài bừa; rèn vũ khí như: giáo, mác, mã tấu phục vụ cho việc bảo vệ nhân dân làng Vạn Phúc. Tuy nhiên, nghề rèn cũng không phát triển trở thành nghề chính của nhân dân làng Vạn Phúc, mà chỉ dừng lại việc phục vụ sản xuất cho nghề dệt và nghề nông nên không tác động nhiều đến đời sống kinh tế của nhân dân làng Vạn Phúc.

Ngoài nghề thợ rèn, các hàng quán ở Vạn Phúc thời kỳ này ra đời phục vụ nhu cầu thiết yếu của cư dân làng Vạn Phúc. Nổi tiếng là hai quán ăn phở Phõm

cháo gà Công.

Ông Phõm người làng Mỗ Lao nổi tiếng về nghề làm phở, phở của ông nấu là phở bò chín, thịt được ông lựa chọn kỹ càng, không lẫn bạc nhạc. Nước dùng được ông kỳ công chế biến cẩn thận, lúc bấy giờ không có mì chính. Nước dùng được ông hầm kỹ từ xương bò, tôm he, gừng và hành nướng là chủ đạo thêm các loại gia vị mắm muối cho vừa vặn, gia vị thơm ngon, bát phở nóng hổi, phục vụ chính cho thợ ăn đêm để làm, ông chỉ bán buổi tối, phở ngon nên chỉ bán đến 9 hoặc 10 giờ đêm là hết hàng.

Cháo gà Công cũng là một quán ăn nổi tiếng ở làng Vạn Phúc lúc bấy giờ. Gà béo, nước dùng để nấu cháo rất ngọt, gà xé đúng thớ, bán vào buổi tối.

Hai quán ăn trên bán quanh năm, trừ ngày tết.

Như vậy ngoài nghề dệt thì các ngành nghề phụ khác ở Vạn phúc lúc bấy giờ chỉ là một vài hộ cá thể sản xuất và buôn bán nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu đời sống thiết yếu của cư dân làng Vạn Phúc.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 72 - 74)