Mối quan hệ kinh tế giữa làngVạn Phúc với các vùng phụ cận

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 74 - 82)

Trong quá trình sản xuất của một làng dệt là nhập nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thuê nhân công phục vụ đòi hỏi phải có mối quan hệ giao lưu kinh tế với nhiều địa phương khác trong nước, nhất là những làng phụ cận làng

Vạn Phúc. Nhân dân làng Vạn Phúc sản xuất, kinh doanh và phát triển nghề dệt nổi tiếng ở trong nước và nước ngoài. Nhưng nguyên liệu tơ tằm phục vụ cho sản xuất phải nhập hoàn toàn từ các địa phương khác, hay từ các nước như Anh, Pháp, Trung Quốc; các sản phẩm nghề dệt cũng được đưa đi nhiều nơi trong nước và triển lãm ở nước ngoài đã tạo nên sự giao lưu, hợp tác về kinh tế giữa làng Vạn Phúc với nhiều địa phương.

Các nơi cung cấp nguyên liệu cho làng Vạn Phúc rất nhiều. Như phần trên đã trình bày, làng Vạn Phúc có hàng trăm khung dệt, mỗi năm tiêu thụ hàng chục tấn tơ nhưng lại không trồng dâu nuôi tằm mà hoàn toàn phải mua của các nơi về để sản xuất. Trước cách mạng tháng Tám 1945, làng Vạn Phúc thường mua tơ tằm của các làng ở hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức như: Trinh Tiết, Đông Hưng, Thượng Kinh, Thượng Tiết,… Ngoài ra, còn mua tơ của các nhà buôn bán ở Hà Nội, Nam Định.... Nhất là vào những năm 30 của thế kỷ XX, làng Vạn Phúc còn nhập nguồn tơ tằm đến từ các nước như: Pháp, Trung Quốc, Nhật… Việc trồng dâu nuôi tằm hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên rất bấp bênh, hiệu quả không cao. Nên nguyên liệu cho sản xuất dệt phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài đã tác động, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất có giai đoạn không ổn định, giá tơ tằm thường bị thương nhân đẩy giá lên cao. Hơn nữa, những nhà buôn tơ thường thừa lúc thị trường tơ khan hiếm nâng giá tơ lên cao, gây nhiều khó khăn cho người dệt lụa. Với mong muốn ổn định nguồn nguyên liệu, đã có lúc làng Vạn Phúc tổ chức trồng dâu nuôi tằm lấy tơ nhưng không thành công. Trong mối quan hệ với các nơi cung cấp tơ, làng Vạn Phúc có phần nào đó bị lệ thuộc dù với tư cách là người mua.

Lụa Vạn Phúc sản xuất và mang bán, trao đổi ở Hà Nội như: chợ Hà Đông, Hàng Ngang, Hàng Đào. Những ông chủ trong gia đình thường đi tàu điện ra bán hàng ở Hà Nội. Những hôm chạy hàng, các nhà buôn lụa đón họ sẵn ở bến tàu, còn thường thì đem hàng đến bán cho các chủ hiệu quen ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào, tiêu biểu là Chí Lợi, Vĩnh Bảo, Phán Chí… Những hôm hàng ế, không bán

được thì đem bán chịu cho các chủ hiệu. Sau khi quy đổi số hàng ra tiền, họ mua tơ chịu của chính chủ đó, hoặc lấy giấy tích kê đi mua chịu hàng khác, phiên hàng sau họ ra thanh toán. Ngoài Hà Nội, thì hai thành phố lớn là Huế, Sài Gòn cũng là khách hàng lớn của Vạn Phúc. Lụa Vạn Phúc còn có mặt ở khắp các vùng nông thôn với mặt hàng chính là satanh.

Thợ học việc và thợ dệt thuê là lực lượng không thể thiếu trong quy trình sản xuất lụa của làng Vạn Phúc. Đại bộ phận thợ làm thuê cho làng Vạn Phúc đến từ làng Vạng, Cống (Hoài Đức), ngoài ra còn có thợ đến từ các tỉnh khác như : Nam Định, Thái Bình, Hà Nam. Vào mùa dệt hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 6 trở đi, người chủ gia đình đi đón thợ về giúp việc. Người làm thuê đứng thành từng nhóm ba đến năm người ở chợ Đình hay chợ Hà Đông. Ông chủ xem người nào khỏe mạnh khéo tay đón về nhà mình. Những hiệp thợ này làm thuê ở Vạn Phúc cả năm, họ chỉ rời làng Vạn Phúc một tháng trước và sau tết nguyên đán.

Ngoài ra, Vạn Phúc còn có mối quan hệ giao lưu học hỏi nghề nghiệp giữa các làng. Theo các cụ trong làng kể lại thì người đầu tiên từ Mỗ Lao sang Vạn Phúc lập nghiệp là hai người họ Nguyễn và một người họ Đỗ. Bên Mỗ Lao cũng có nghề dệt nhưng rất lạ là Mỗ Lao và Vạn Phúc không có quan hệ gì thân thiết như “kết chạ” hay “đi nước nghĩa”. Xung quanh Vạn Phúc còn có nhiều làng nổi tiếng “ bảy làng La, ba làng Mỗ” : Văn La, La Cả, La Khê, La Tỉnh, La Dương, La Phù, Ỷ La. Trong đó làng La Khê rất nổi tiếng về các sản phẩm the, lụa của mình mà lưu truyền câu ca: “ The La, lụa Vạn, vải Canh

Nhanh tay đi bán ai sành thì mua”.

Người dân của La Khê chuyên tâm về nghề canh cửi. Những sản phẩm the, sa, vân, quế, gấm vóc của La Khê đạt tới độ tinh xảo thay thế cho sồi, đũi, các mặt hàng của La Khê được tầng lớp quý tộc ưa chuộng. Cái khác biệt của làng lụa La Khê với làng Lụa Vạn Phúc là La Khê chuyên về dệt sa màu và lụa

bạch, lụa vân còn Vạn Phúc thì đặc trưng nổi tiếng là lụa gấm. Từ năm 1923, triều đình nhà Nguyễn ra sắc lệnh lập La Khê thành một xưởng dệt cho tầng lớp vua quan, quý tộc Huế. Làng La Khê còn được triều đình miễn đi lính để tập trung cho việc sản xuất của làng nghề. Khoảng những năm 1840 thời vua Thiệu Trị, xưởng dệt của làng La Khê cung cấp cho triều đình theo định mức khoảng 600 tấn sa màu. Ở vào thời điểm những năm (1930 – 1945), làng La Khê cũng chỉ có 600 – 700 khung dệt[ 46; tr 121], chỉ bằng một phần nửa so với con số 1500 khung dệt của Vạn Phúc.

Nghề dệt ở La Khê cũng phát triển mạnh không kém gì nghề dệt gấm ở Vạn Phúc. Các sản phẩm của nghề dệt ở La Khê đã cung cấp không chỉ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Những năm đầu thế kỷ XX, giống như ở Vạn Phúc, một số nghệ nhân cũng được phong hàm “ Cửu phẩm, Bá hộ”. Các sản phẩm the lụa của La Khê cũng được đi dự hội trợ triển lãm lớn như Paris. Như vậy , cũng giống như Vạn Phúc nhờ có nghề dệt phát triển đạt đến độ tinh xảo, thượng hạng mà dân làng La Khê có được cuộc sống “ dân khang vật thịnh, trở thành mảnh đất văn vật, một làng nổi tiếng trong “ Mỗ , La, Canh , Cót tứ đại danh hương của vùng đất Hà Đông xưa”[53; tr159] . Để đạt tới trình độ cao trong nghề dệt và cho ra đời các sản phẩm mang tính chất đặc trưng của nghề dệt truyền thống thì giữa làng Vạn Phúc và làng La Khê có mối quan hệ rất thân tình về kỹ thuật dệt.

Làng Vạn Phúc còn dạy nghề dệt cho làng Bộ La ở Thái Bình. Đầu thế kỷ XX, những người thợ ở làng Bộ La tìm đến tận làng Vạn Phúc để học nghề dệt. Họ còn mời thợ làng Vạn Phúc về dạy cho nhân dân trong làng. Nghề dệt làng Bộ La đã có thời kỳ phát triển khá phồn thịnh vào những năm 1925 – 1928, khi đó có gia đình ông Lê Văn Thiệp sở hữu tới 40 khung dệt. Do hoàn cảnh lịch sử thay đổi và nhiều nguyên nhân khác nhau ,nghề dệt làng Bộ La ngày nay không còn nay không còn hoạt động.

Ngoài ra thợ dệt Vạn Phúc còn về nhà máy dệt Nam Định để học cải tạo khung cửi dệt và đã cải tiến cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Vạn Phúc. Theo cụ Nguyễn Văn Bút kể lại: vào những năm 30 của thế kỷ XX, có một nhóm thợ Vạn Phúc xuống nhà máy dệt Nam Định học nghề cơ khí. Vì thời Pháp thuộc nhà máy dệt Nam Định được thực dân Pháp đầu tư máy móc hiện đại nhất ở Bắc bộ. Sau khi học xong, nhóm thợ này đã cải tiến thành công khung dệt thủ công lên thành khung giật tay, năng suất cao gấp 3 lần. Tác giả Phan Văn Bền trong cuốn

Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam cho rằng “Trước kia thợ dệt trong làng cũng chỉ dùng khung cửi thô sơ, đạp chân. Về sau một số thợ học ở nhà máy tơ Nam Định về họp bàn nhau lại, cải tiến khung cửi thành khung giật dây tay, tăng mức sản xuất từ 3 thước khổ nhỡ lên 8 thước khổ rộng” [7; tr223]. Chính nhờ chịu khó học hỏi và cải tiến về công nghệ và mẫu mã sản phẩm nên các mặt hàng của Vạn Phúc vừa tăng nhanh về số lượng và chất lượng, phong phú và đa dạng về loại hình, mẫu mã đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Tiểu kết chương 2

Trong cơ cấu kinh tế làng Vạn Phúc có kinh tế nông nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp , thương nghiệp và một số ngành nghề khác. Tuy nhiên, kinh tế chủ đạo, giữ vai trò, vị trí nuôi sống xã hội vẫn là nghề dệt , còn lại kinh tế nông nghiệp và các nghề khác chỉ mang tính phụ trợ cho nghề dệt. Trong số những làng nghề dệt nổi tiếng, Vạn Phúc là nơi có nghề dệt cổ truyền đạt đến trình độ tinh xảo, dệt được gấm tiến vua, từng là trung tâm tơ lụa một thời. Khi mới xuất hiện nghề dệt mang tính chất là nghề phụ, nhưng cùng với thời gian, nghề dệt ngày càng phát triển, lấn át nông nghiệp và đóng góp vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế làng Vạn Phúc. Điều đó được thể hiện ở tỷ lệ hộ dân cư trong làng làm nghề dệt. Song song với sự phát triển của nghề dệt, kết cấu kinh tế của làng cũng thay đổi từng bước. Nghề nông từ vị trí độc tôn dần dần trở thành thứ yếu và thay vào đó là sự chi phối chủ yếu của nghề dệt. Mặc dù vậy, giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Những gia đình làm nghề dệt khá giỏi, đồng thời cũng là những gia đình có nhiều ruộng đất sản xuất nông nghiệp. Sau khi làm ăn phát đạt, người Vạn Phúc vừa đầu tư tái sản xuất cho nghề dệt, vừa mua ruộng trồng lúa. Bởi vì, nghề dệt cũng có những thời điểm bấp bênh, tơ cao hàng ế, nên người Vạn Phúc vẫn cần ruộng đất để sản xuất, phục vụ cho cuộc sống.

Đầu thế kỷ XX đến trước cách mạng tháng Tám 1945, kết cấu kinh tế nông – thủ công nghiệp chuyển dần sang kết cấu kinh tế nông- tiểu thủ công nghiệp - thương nghiệp. Khi thủ công nghiệp phát triển mạnh và hệ quả là nảy sinh và phát triển kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện cho sự phân công lao động xã hội dẫn đến sự chuyển hóa giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Vào những năm 30, nghề dệt phát đạt, cả làng đổ xô vào dệt. Những hộ có vài ba sào ruộng đều bán đi để mua khung dệt và nguyên liệu. Nhiều hộ gia đình có nhiều ruộng đất cũng tập trung lao động vào nghề sản xuất dệt, toàn bộ công việc nghề nông – thủ công đã tạo nên một cuộc sống khá sung túc cho người dân Vạn Phúc. Thời kỳ này đã xuất hiện những “xưởng” dệt có từ 6 đến 7 khung cửi, thuê mướn có

khi tới 20 công nhân. Tuy vậy, con số này không nhiều, mới dừng lại ở 16 hộ tiểu chủ. Số vốn của những hộ này so với những hộ trong làng là nhiều nhưng để chuyển sang kinh doanh lớn theo lối tư bản chủ nghĩa thì vẫn còn ít ỏi. Nhìn chung, nghề dệt chủ yếu vẫn bó hẹp trong phạm vi từng gia đình. Mặc dù nghề dệt truyền thống ở Vạn Phúc rất phát triển và đóng vai trò chủ đạo trong đời sống của nhân dân, nhưng nhìn chung sản xuất vẫn dừng lại trong khuôn khổ của nền sản xuất tiểu công nghiệp, công cụ sản xuất đơn giản thô sơ, năng suất lao động còn thấp và chưa xuất hiện những xưởng dệt quy mô lớn.

Phương pháp dạy nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề.

Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, phường hội. Các sản phẩm dệt truyền thống Vạn Phúc đã đạt đến trình độ mỹ thuật cao, phong phú về thể loại. Chính vì vậy, nghề dệt phát triển và giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của làng. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề dệt tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, nghề dệt ở Vạn Phúc còn gắn chặt với nông nghiệp và chưa đủ điều kiện để tách khỏi và độc lập với nghề nông. Sau thời kỳ phát triển mạnh (1930 - 1939), đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, việc xuất nhập cảng hàng hóa của Pháp bị hạn chế, thời kỳ này nghề dệt của Vạn Phúc gặp nhiều khó khăn. Nguồn nguyên liệu và khâu tiêu thụ sản phẩm gặp khó, hàng hóa ế ẩm, nghề dệt có xu thế đi xuống. Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, nghề dệt bước vào một thời kỳ mới củng cố và phát triển.

Làng Vạn Phúc có vị trí về đ i ề u k i ệ n tự nhiên, khí hậu thuận lợi, lại cạnh trung tâm Hà Đông, giao thông đi lại dễ dàng, t h u ậ n l ợ i c h o v i ệ c t h ô n g t h ư ơ n g phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Người Vạn Phúc xuất phát là những cư dân nông nghiệp chịu thương, chịu khó, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất; trong đó, nghề dệt được gìn giữ và phát triển từ đời này sang đời khác. Nghề dệt thu nhập cao hơn so với các nghề khác ở trong làng, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Vạn Phúc. Người Vạn Phúc trong quá trình phát triển đã nhanh chóng tạo dựng cho mình một không gian văn hóa riêng.

Trong mối quan hệ với các làng lân cận, làng Vạn Phúc được hưởng lợi, một bên là các vùng lân cận cung cấp nguồn nguyên liệu t ơ t ằ m ở dọc sông Đáy và thị trường tiêu thụ sầm uất, năng động Thăng Long – Hà Nội.

Thời thực dân Pháp cai trị, người dân Vạn Phúc nói riêng và Hà Đông nói chung đã chịu nhiều tác động, ảnh hưởng chính sách của nhà cầm quyền, nhất là chính sách cải lương hương chính. Ngoài những tác động tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội thì chính sách cải lương hương chính cũng đã kìm hãm sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa của Vạn Phúc.

Chương 3

CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI, VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC (1904 - 1945)

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)