Chuyển biến về kinh tế nông nghiệpVạn Phúc (1904 – 1945)

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 47 - 52)

Theo số liệu ruộng đất của Vạn Phúc trước năm 1945, tổng diện tích đất trồng trọt của làng Vạn Phúc chỉ có 285 mẫu Bắc Bộ, phân chia cho 18 xứ đồng, bao gồm các hình thức sở hữu như sau: Ruộng công, ruộng chùa, ruộng phe giáp, ruộng tư. Toàn làng Vạn Phúc có diện tích đất tự nhiên là: 1.240.000m2, trong đó đất ở chiếm khoảng 180.000m2; đất trồng trọt 1.055.000 m2. Số dân của Vạn Phúc trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 có 678 hộ và 3.000 nhân khẩu. Mật độ dân số đông đúc khoảng 1620 người/km2 [30; tr11]. Theo sự phát triển của nghề dệt, tình hình sở hữu ruộng đất của Vạn Phúc từ giai đoạn 1904 đến năm 1945 đã có sự thay đổi khi nghề dệt phát triển, dân cư làng Vạn Phúc chủ yếu tham gia làm nghề tiểu thủ công.

Bảng 2.4. Phân bố sở hữu ruộng đất làng Vạn Phúc trước 1945

Hình thức sở hữu Diện tích Tỷ lệ Ruộng công 25 mẫu 8,8% Ruộng chùa 0,7 mẫu 0,2% Ruộng phe giáp 4,3 mẫu 1,5% Ruộng tư 255 mẫu 89,5%

(Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc)

Vào mối tương quan ruộng đất giữa ruộng đất công điền và ruộng đất tư điền của làng Vạn Phúc khi ruộng công làng xã chỉ có 25 mẫu trong tổng số 285 mẫu của làng, chiếm tỷ lệ 8,8%. Nếu so với các làng Việt khác thì tỷ lệ ruộng tư nhiều gấp 10 lần ruộng công. Ruộng đất công chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nên làng Vạn Phúc đã không chia đều cho các suất đinh trong làng, mà bán mầu mỗi năm một lần vào ngày 13 tháng Giêng, Âm lịch theo lối đầu thầu. Số tiền bán ruộng được giao cho thủ quỹ của làng giữ để chi tiêu vào các việc làng, hội hè hàng năm. Trong đó ruộng đất tư điền ở thời kỳ này là 255 mẫu, chiếm tỷ lệ 89,5%. So với tình hình sở hữu ruộng đất công tư ở thời điểm Pháp vào xâm lược Việt Nam, quyền sở hữu tối cao ruộng đất của nhà nước bị truất bỏ vào năm 1886. Thời kỳ này, tư hữu ruộng đất phát triển mạng mẽ. “Vào nửa đầu thế kỷ XX, toàn bộ ruộng đất công tư trên cả nước là 3.396.584 mẫu. Ruộng đất công chỉ còn 580.363 và chiếm 17,08% trên toàn bộ diện tích công tư cả nước”[57; tr80] . Như vậy khi Pháp vào xâm lược Việt Nam, tình hình tư hữu hóa ruộng đất diễn ra mạnh mẽ nhất lên tới khoảng 83% thì ở Vạn Phúc con số này cao hơn lên đến 89,5%, điều đó chứng tỏ quá trình tư hữu hóa ruộng đất ở Vạn Phúc diễn ra mạnh mẽ. Đó chính là sự thay đổi lớn trong tương quan ruộng đất công tư ở làng Vạn Phúc đồng thời cũng khẳng định chính sách tư hữu hóa ruộng đất của chính quyền thuộc địa Pháp hiện hữu rõ nét về quyền lực được thực thi tại nơi này và vai trò của chính quyền phong kiến mờ nhạt khi không nắm quyền chủ động trong việc sở hữu ruộng đất tại làng Vạn Phúc.

Ruộng đất thuộc sở hữu nhà chùa cũng rất ít, chỉ có khoảng 7 sào Bắc Bộ, chiếm tỷ lệ 0,2%, bao gồm cả ruộng cúng hậu. Ruộng đất chùa do nhà chùa

cày cấy, hoa mầu thu được dùng vào việc thờ tự. Đặc biệt, làng Vạn Phúc không có ruộng đình, tiền hương khói do nhân dân quyên góp và có thủ quỹ quản lý chi dùng.

Ruộng đất phe giáp có khoảng 4,3 mẫu cho 14 giáp. Mỗi giáp có khoảng 3 sào ruộng. Các giáp lại giao cho từng gia đình trong giáp luân phiên nhau cày cấy, trồng trọt hoa màu thu được bao nhiêu dùng vào công việc chung của phe giáp.

Ruộng đất tư của cả làng có 255 mẫu, chiếm tỷ lệ 89,5% trong tổng quỹ đất của cả làng. Vì ruộng đất ít nên Vạn Phúc không có địa chủ, những hộ có nhiều ruộng đất nhất trong làng cũng chỉ có từ 4 đến 5 mẫu. Số hộ có nhiều ruộng, đồng thời cũng là số hộ có nhiều khung dệt, đó là 16 hộ tiểu chủ của làng. Số hộ tiểu chủ này sở hữu một số lượng ruộng khá lớn khoảng 72 mẫu, chiếm tỷ lệ 28% trong tổng số ruộng đất tư của làng.

Một số ít hộ có từ 0,3 - 0,5 mẫu trở xuống đều bán đi để sắm khung dệt và mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dệt lụa. Một số hộ còn lại có từ 0,7 - 0,8 mẫu trở lên thì vừa làm ruộng, vừa giành phần lớn thời gian và sức lao động cho sản xuất nghề dệt lụa. Mức độ sở hữu ruộng tư ở làng Vạn Phúc có thể phân thành hai nhóm khác biệt nhau, đó là hộ tiểu chủ và những hộ còn lại. Trong đó, ruộng đất chủ yếu tập trung vào những hộ tiểu chủ, các hộ còn lại trong làng sở hữu diện tích rất ít, như bảng sau đây:

Bảng 2.5. Phân bổ sở hữu ruộng tư làng Vạn Phúc

TT Hộ tiểu chủ Những hộ còn lại Số lượng hộ 16 662 Tổng số ruộng 72 mẫu 183 mẫu Chiếm tỷ lệ trong tổng

quỹ ruộng đất 28% 72% Sở hữu trung bình/hộ 4,5 mẫu ≈ 0,28 mẫu

(Nguồn: UBND Phường Vạn Phúc)

Như vậy, có thể khẳng định, ngoài 16 hộ tiểu chủ có nhiều ruộng đất, thì đa số các hộ còn lại của làng Vạn Phúc đều có rất ít ruộng đất để trồng trọt và

chăn nuôi, trung bình mỗi hộ khoảng 0,28 mẫu, tương đương với 2,8 sào. Nếu tính trung bình mỗi hộ ở làng Vạn Phúc có 5 người thì bình quân mỗi nhân khẩu chỉ còn được nửa sào ruộng, không đủ để nhân dân canh tác, sản xuất nhằm nâng cao đời sống bằng nghề nông nghiệp. Ruộng đất ít, năng suất lúa, hoa màu lại rất thấp. Trong đó, sản lượng lúa thu hoạch được hàng năm của làng Vạn Phúc bình quân 2,5 tấn/ha đến 3 tấn/ha. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc, lương thực của cả làng thu hoạch được là 262 tấn/năm, trong đó nhu cầu lương thực thực tế cần có là 900 tấn/năm. Sản lượng lương thực sản xuất ra chỉ đủ cung cấp cho gần 1/3 dân số trong làng. Người dân làng Vạn Phúc cho rằng số lương thực mà nông dân địa phương làm ra không thể đáp ứng được nhu cầu của làng, nên cần phải có nguồn cung cấp từ bên ngoài. Chính vì vậy, phần lớn các gia đình ở làng Vạn Phúc chủ yếu sống hoàn toàn bằng nghề dệt và nghề dệt chiếm ưu thế trong tổng thu nhập và kinh tế làng Vạn Phúc cũng vì thế mà chủ yếu dựa vào nghề dệt là chính. Việc nhân dân chỉ sống chủ yếu bằng nghề thủ công truyền thồng không chỉ ở riêng Vạn Phúc, mà còn ở nhiều làng nghề khác trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy nhìn vào bảng phân bổ ruộng đất ta thấy một số vấn đề như sau. Nhóm hộ gia đình có từ 0,3 đến 0,5 mẫu ruộng đất đã mạnh dạn từ bỏ hẳn nông nghiệp khi bán hết ruộng để mua sắm khung dệt , mua nguyên liệu đầu tư cho dệt lụa. Nhóm này trong những thời điểm lịch sử nhất định đã đoạn tuyệt với nông nghiệp, đầu tư một cách có mạo hiểm khi chuyển đổi mô hình kinh tế hộ gia đình sang thủ công nghiệp hoàn toàn. Nhóm này có tích tụ ruộng đất nhưng nhỏ, canh tác cũng không đủ sống nên đây cũng là một trong những nguyên nhân căn bản để họ chuyển đổi hẳn sang làm nghề thủ công ở Vạn Phúc .

Nhóm hộ gia đình Vạn Phúc có sở hữu từ 0,7 đến 0,8 mẫu ruộng thì cân bằng giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, nhóm này không đoạn tuyệt với nông nghiệp.

Nhóm sở hữu lớn có từ 4 đến 5 mẫu trên một hộ vừa là những hộ có nhiều khung dệt, có nhiều ruộng đất. Qua tình hình sở hữu ruộng đất của nhóm sở hữu nhiều ruộng đất ở làng Vạn Phúc ta thấy họ có nhiều cơ hội đầu tư để phát triển kinh tế giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp họ đồng thời cũng là những hộ gia

đình buôn bán giỏi để hình thành nên một tầng lớp thương nhân làng xã ở Vạn Phúc sau này. Và nhìn vào tình hình sở hữu ruộng đất của cư dân làng Vạn Phúc ta thấy nông nghiệp vẫn là cái gốc để tiến tới thủ công nghiệp khi ở đây ruộng đất ở đây chật hẹp, không khai hoang mở rộng được , cơ cấu dân số biến đổi tăng lên thì việc thay đổi nghề nghiệp để đảm bảo cuộc sống dường như là vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho cuộc sống của cư dân làng Vạn Phúc.

Bảng 2.6. Bảng so sánh hoạt động nông nghiệp và thủ công nghiệp (dệt) ở các làng làm nghề dệt của tỉnh Hà Đông trước năm 1945

Địa danh Diện tích canh tác Tổng số hộ Số hộ làm nghề dệt Tư điền Công điền

Vạn Phúc 255 25 678 638 La Khê 625 45 100% 95% Hòa Xá 284 78 457 300

(Nguồn: Lâm Bá Nam, Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H, 1999, trang 423)

Như vậy, nghề sản xuất nông nghiệp ở làng Vạn Phúc dù không phát triển mạnh mẽ; không phải nghề chủ yếu để nuôi sống xã hội như nhiều làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ. Song, nghề nông vẫn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng đối với đời sống của cư dân làng Vạn Phúc. Nó góp phần đảm bảo về đời sống vật chất của nhân dân, nhất là khi nghề dệt lụa gặp những khó khăn, thì người dân Vạn Phúc có thể vừa làm ruộng, trồng trọt, chăn nuôi, vừa làm nghề dệt lụa, để mang lại đời sống ổn định hơn.

Qua sản xuất nông nghiệp, người dân Vạn Phúc đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm như:

Đối với nước: Theo mùa, mưa thường vào đầu năm, người dân Vạn Phúc đã tổ chức đắp đìa để giữ nước cày cấy, gieo mạ cho kịp với thời vụ. Việc giữ nước là một nhiệm vụ rất quan trọng, liên quan đến tiến độ gieo trồng và năng xuất nên trong làng đã cử người chuyên lo đắp đìa giữ nước. Làng Vạn Phúc có 7 đìa giữ nước như: Đài Dộc, Dộc Thát, Trầm, Bún, Chuôm, Mãn, Sen. Đối với việc

tâm, tiêu biểu như Vỡ đê Hoàng Mạc năm 1915, nhân dân Vạn Phúc đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng nhiều cách để chống lụt; chuẩn bị khu ở cho nhân dân, nhất là người già và trẻ em, khu vực để lương thực thực phẩm; giúp nhau về lương thực, thực phẩm để cùng vượt qua gian khổ.

Về phân bón: Trong các gia đình ở làng Vạn Phúc thường nuôi trâu, bò, lợn, gà để làm sức kéo, lấy thực phẩm và lấy phân bón cho ruộng đồng. Các vụ trồng lúa, khoai, lạc, đậu, vừng... người dân vừa dùng các lá cây làm phân xanh, vừa dùng phân của các vật nuôi để bón đồng như: bón lót, bón thức hợp lý để nâng cao năng xuất.

Về cần: Người dân Vạn Phúc rất chăm lo việc làm ruộng từ cầy, bừa ải, đất phải nhuyễn mới cho xuống ruộng cấy đến cấy, làm cỏ, giữ nước chắm sóc. Cấy xong, làm cỏ sạch bùn, giữ nước liên tục, thường xuyên thăm nom trạm cống nước chảy tự nhiên.

Về giống: Chọn giống phải biết đặc điểm của các loại giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thổ nhưỡng và các điều kiện chăm sóc ở làng Vạn Phúc.

Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, làng Vạn Phúc có hơn chục hộ sở hữu khoảng 5 mẫu . Có 10 hộ có trâu bò nuôi quanh năm là những hộ làm nông nghiệp giỏi, áp dụng kỹ thuật và thời tiết tốt nên năng suất đạt 80 đến 100 kg/ sào, lúa dé đạt 70 đến 80kg/ sào. Điển hình là các hộ gia đình của cụ Hương Khói, cụ Xã Làn, cụ Hương Tùy, cụ Hương Khánh.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên về cơ bản nông nghiệp của Vạn Phúc thời kỳ này vẫn canh tác theo lối cũ, hiệu quả năng suất thấp do chưa thạo, chưa đầu tư mạnh và chuyên tâm vào làm nông nên thường cày sau, cấy muộn, nhiều khi phải có sự hỗ trợ từ các làng khác sang làm nông giúp hoặc thuê mướn người làm.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 47 - 52)