Những yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế làngVạn Phúc (1904 – 1945)

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 39 - 47)

Có nhiều yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc như yếu tố vị trí địa lý, yếu tố nội tại của làng nghề, truyền thống văn hóa lịch sử, tác động của thời cuộc, ... Trong phần này của luận án, tôi bàn đến tác động cơ bản của chính quyền thuộc địa và vai trò của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đối với sự phát triển vượt bậc, nổi trội của kinh tế làng Vạn Phúc.

Thái độ của chính quyền cai trị đối với nghề dệt lụa.

Cuối thế kỷ XIX, thủ công nghiệp Việt Nam đã hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ, một số nghề đã có xu hướng tách khỏi nông nghiệp để hình thành những làng nghề, hay phố nghề như: nghề gốm ở Bát Tràng (Gia Lâm), Thổ Hà (Bắc Ninh), Đường Yên, Chu Đậu (Hải Dương); nghề dệt ở Vạn Phúc, La Khê (Hà Đông), Bảo An (Quảng Nam), Bùng (Sơn Tây); nghề đúc ở Đại Bái (Bắc Ninh), nghề kim hoàn ở Châu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình); Nghề làm giấy ở Yên Thái (Hà Nội), Phong Khê (Bắc Ninh); nghề dệt chiếu ở làng Hới (Thái Bình), Phát Diệm (Ninh Bình)…

Trước khi thực dân Pháp xâm lược ngành tơ lụa ở nước ta đã phát triển mạnh. Năm 1642, cố đạo Alexandre de Rhodes đã tỏ ý ngạc nhiên về mức sản xuất tơ và các sản phẩm tơ lụa ở nước ta. Chính vì vậy ngay sau khi bình định nước ta thực dân Pháp nghĩ ngay đến việc khai thác tơ tằm vì theo chúng đó là “một vấn đề, trọng yếu đứng về mặt nguồn lợi công nghệ và thương mại phong phú ớ Bắc Kỳ, vì sản xuất được tơ tốt sẽ mang 1ại một gia tài to lớn, và các phòng thương mại sẽ tăng giá ngay cao hơn giá hiện nay từ 20 đến 30%” (trích lời tuyên bố của Paul Bert, Thống sứ Trung- Bắc kỳ trong phiên họp ngày 31/8/1886 của Ban nghiên Cứu nông nghiệp, Công nghiệp và thương mại Trung kỳ và Bắc kỳ). Để phục vụ tốt cho việc khai thác tơ lụa, Pháp đã thành lập một Tiểu ban tơ lụa. Trong bản báo cáo ngày 2/12/1886 của Tiểu ban tơ lụa có nói: “Vấn đề tơ lụa ở Bắc Kỳ giữ vai trò quan trọng thứ hai sau thóc gạo, nói như vậy để các ngài thấy rằng ít có thứ sản vật nào đáng cho chúng ta quan tâm và suy nghĩ đến hơn là tơ lụa” [4;tr11].

Trong thời gian Pháp thuộc nghề tơ lụa được khuyến khích giúp đỡ. Nghề ươm tơ trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX được “khuyến khích giúp đỡ rất mạnh”. Năm 1894, toàn quyền Delanessan ra nghị định phụ cấp cho những nhà sản xuất tơ. Từ năm 1905 đến năm 1909 chính quyền Pháp miễn thuế trồng dâu, rồi đặt các sở chăn tăm kiểu mẫu, đặt trại sản xuất giống tằm tốt để cung cấp cho những nhà sản xuất tơ… Có sự tích cực giúp đỡ như vậy là vì trong thời gian này, nghề chăn tằm,

ươm tơ của Pháp gặp khó khăn, không cung cấp đủ tơ cho các nhà máy dệt lụa nên chúng phải thúc đẩy việc chăn tằm, ươm tơ ở Việt Nam để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy ở chính quốc.

Có thể nói, nghề tằm tơ, dệt lụa đã rất phát triển trong lịch sử ở nhiều vùng thôn quê Việt Nam. Sau năm 1905 chính quyền Pháp đã tiến hành nhiều biện pháp nâng đỡ, khuyến khích ngành tơ tằm bằng việc miễn và giảm thuế. Người Pháp đã đầu tư và thành lập nhiều cơ sở chăn tằm kiểu mẫu từ Bắc vào Nam như Phủ Lạng Thương (1905), Bạch Hạc (1914), Kiến An (1916)…Từ những năm 1926 người Pháp đã bỏ ra 38.000 đồng (tiền đông dương) để khuyến khích nuôi tằm, mở 3 cơ sở chăn tằm kiểu mẫu ở Huế, Vinh, Bình Định. Như vậy có thể thấy khi thống trị Việt Nam, người Pháp đã xác định và sớm nhìn thấy nghề tằm tơ, dệt lụa có thể phát triển và mang lại nguồn lợi lớn cho tư bản Pháp. Các nhà tư bản Pháp đã tích cực đầu tư vốn và mở rộng quy mô sản xuất. “Cho đến năm 1923 số tiền trích từ ngân sách toàn đông dương cho nghề tằm tơ dệt lụa ở Bắc Kỳ là 702.000 Francs’’ [64 ; tr136]. Trung Kỳ là 123.000 Francs, Nam Kỳ 129.000 Francs….Với nguồn vốn trên, các công ty, nhà máy dệt tơ lụa trên khắp Việt Nam lúc bấy giờ phát triển mạnh như nhà máy dệt tơ lụa Nam Định, Phú Phong (Bình Định), Tân Châu (Châu Đốc), Đồng Ích (Thái Bình)…. Như vậy, rõ ràng nhà cầm quyền Pháp thực sự muốn khôi phục và phát triển nghề ươm tơ dệt lụa để hy vọng kiếm nhiều lợi cho tư sản Pháp và một số bộ phận tư sản Việt Nam. “ Năm 1926, số tơ xuất cảng gồm 68.000 kg tơ sống và 85.000 kg tơ vụn, trị giá 11.500.000 Francs. Năm 1919 số tơ xuất chỉ trị giá 4.237.000 francs. tức là sút đi gần 3 lần. 80% số tơ này xuất cho Pháp và 20% suất sang Thái Lan’’ [ 64 ; tr 139]. Nếu nhìn vào việc xuất cảng lụa dệt từ tơ thì từ 1909 đến 1929 số này lại chứng tỏ một sự phát triển tương đối tốt.

Bảng 2.2. Lụa xuất cảng

(Tính bằng Kg)

Năm Nam Bộ Bắc Bộ Trung Bộ Toàn Việt Nam

1909 1.064 3.847 4.575 9.486 1910 724 4.255 6.008 10.987 1911 1.510 4.265 6.688 12.463 1912 6.439 1.741 9.407 17.577 1913 1.031 1.406 12.741 15.178q 1929 - - - 39.400

Nguồn: Dẫn theo Phan Gia Bền (1995) Sơ thảo lịch sử phát triển tiểu thủ công nghiệp Việt Nam, NXB Văn, Sử, Địa

Vậy số lụa xuất cảng năm 1929 tăng gấp hơn 2 lần năm cao nhất 1912. Tuy vậy đó chỉ là việc xuất cảng chứ không phải chính sức sản xuất. Các con số về sản lượng tiếc thay rất hiếm hoi nhưng nếu đúng sự thực thì thừa nhận đã có sự tăng tiến đáng kể trong việc trong việc sản xuất tơ và dệt lụa.

Bảng 2.3. Số lượng các loại tơ sản xuất năm 1918.

Loại kén tơ Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ Việt Nam

Kén tươi 2.940.000kg 1.800.000 751.000 4.491.000

Tơ sống 117.600 72.000 30.040 219.640

Tơ vụn 147.000 90.000 37.550 274.550

Tơ gốc

Nguồn: Dẫn theo Phan Gia Bền (1995) Sơ thảo lịch sử phát triển tiểu thủ công nghiệp Việt Nam, NXB Văn, Sử, Địa [4;11]

Nhìn chung trong thời kỳ 1919 - 1930, nghề tơ tằm dệt lụa ở Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển dù phải trải qua những lúc suy thoái (1923 - 1924) do nguyên nhân bị cạnh tranh vì tơ nhân tạo, vì giá thị trường quốc tế hạ thấp, vì chiến tranh. Vậy nghề này thực ra không phải bị bóp chết và chính quyền Pháp đã thực sự tạo ra nhiều điều kiện tốt cho sự duy trì và phát triển nuôi tằm dệt tơ lụa. Về cơ bản, nghề này vẫn trải rộng trong nhân dân, nhưng đã có một số địa phương được tiểu công nghệ hóa, với

một ít máy móc và kỹ thuật mới được cải tiến. Một số người Việt Nam tham gia nghề này với tư cách chủ tư sản. Đó là những nét mới của giai đoạn lịch sử này và về mặt sản xuất, sản lượng chung tơ lụa đã phát triển hơn giai đoạn trước.

Việc trồng bông và dệt vải là nghề cổ truyền rất phổ biến mọi vùng thôn quê. Các giai đoạn lịch sử trước đã cho thấy các tư sản Pháp đã thâm nhập rất sớm vào ngành bông sợi và dệt vải với các công ty như Société Cotonniere du Tonkin, Société Cotonniere do Saigon, công ty Delignon v .v… Pháp muốn giành ưu thế trong ngành này, vì vậy công ty bông vải Bắc Kỳ của nhóm của Dupré được độc quyền sản xuất sợi vải ở Đông Dương. Các công ty Pháp được độc quyền về bông và sợi bông nên các xưởng dệt của người Việt phải phụ thuộc vào sợi công ty Pháp về nguyên liệu. Vì vậy chỉ có những gia đình ở nông thôn hay ở các làng chuyên dệt mới có thể chủ động được phần nguyên liệu nhờ sự trồng bông phân tán ở tất cả các vùng. Nói cách khác việc trồng bông ở nông thôn Việt Nam chỉ đủ dùng cho các hộ nông dân tự canh cửi và cho các làng chuyên dệt có quan hệ mật thiết với nông thôn. Còn các nhà may dệt của tư sản Pháp và một phần tư sản lớn Việt Nam đều phải sử dụng bông sợi nhập từ nước ngoài vào.

Còn về nghề dệt lụa, sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại được thúc đẩy mạnh hơn. Thực dân Pháp ở Đông Dương đã tổ chức hội chợ, triển lãm, chấm thi ... và cấp bằng khen, mề đay… đồng thời tuyên truyền rầm rộ cho việc “chấn hưng công nghệ” của chúng. Sở dĩ nghề dệt được thúc đấy vì nghề này chỉ phải bỏ vốn ít, nhân công rẻ mạt 1ại tận dụng được tài khéo léo của người thợ nên thu được lợi nhuận rất cao. Một nguyên nhân sâu xa để Pháp ủng hộ việc phát triển các làng nghề truyền thống là làm sao cho các làng xã được “bình yên”, không đứng lên chống lại ách thống trị của Pháp, không có những người vô công rồi nghề dễ bị kích động làm loạn, chính Hoàng Trọng Phu đã từng nhận xét rằng “trong thời kỳ lộn xộn 1930 (tất cả các làng công nghệ đều nổi bật lên tính cách bình yên của chúng” [58; tr180]. Chính với mục tiêu như vậy, Hoàng Trọng Phu đã mở trường mỹ nghệ bản xứ ở Hà Đông và khuyến khích hầu hết các nơi trong tỉnh đẩy mạnh các nghề tiểu thủ công nghiệp, nhất là nghề cổ truyền. Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu sau đó là Vi Văn Định (làm tổng đốc từ 1938 -

1941) và con rể Hoàng Trọng Phu là Hồ Đắc Điềm lên thay (1941 - tháng 8/1945) chọn một số làng xã hàng đầu lập thành “làng kiểu mẫu” và áp dụng chính sách “chấn hưng công nghệ”. Làng Vạn Phúc có nghề dệt lụa cổ truyền, có vị trí địa lý gần tỉnh lỵ nên mau chóng được lựa chọn và xây dựng thành làng kiểu mẫu.

Trong thời gian người Pháp đô hộ Việt Nam, nghề dệt tơ lụa được khuyến khích phát triển. Năm 1894 đến năm 1909, người Pháp miễn thuế trồng dâu, rồi đặt các sở chăn tằm kiểu mẫu, đặt trại sản xuất giống tằm tốt để cung cấp cho những nhà sản xuất tơ. Về nghề dệt lụa, sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại được thúc đẩy mạnh hơn. Thực dân Pháp ở Đông Dương đã tổ chức hội chợ, triển lãm, chấm thi… và cấp bằng khen, mề đay… đồng thời tuyên truyền rầm rộ cho việc “chấn hưng công nghệ”. Sở dĩ nghề dệt được thúc đẩy vì nghề này chỉ phải bỏ ít vốn, nhân công rẻ mạt lại tận dụng được tài khéo léo của người thợ nên thu được lợi nhuận rất cao. Ngoài ra, chính quyền cai trị Pháp ủng hộ phát triển các làng nghề truyền thống để nhân dân trong làng xã không đứng lên chống lại ách thống trị của người Pháp. Làng Vạn Phúc được chính quyền thuộc địa quan tâm một cách đặc biệt khi tổ chức những cuộc thi của thợ thủ công và tăng cường giúp đỡ thợ thủ công, thương nhân Vạn Phúc tham dự nhiều cuộc triển lãm lớn trong và ngoài nước. Chính nhờ có sự giúp đỡ này mà nghề lụa Vạn Phúc đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh và ảnh hưởng lớn với thị trường trong và ngoài nước.

Vai trò của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đối với sự phát triển nghề dệt của cư dân làng Vạn Phúc.

Trong cuốn Nhận xét về tỉnh Hà Đông của Tòa công sứ Hà Đông đã nhận định về vai trò của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đối với việc “ chấn hưng côngnghệ ở Hà Đông” , đặc biệt là nghề dệt Vạn Phúc được ông quan tâm đặc biệt, đầu tư nhiều cồng sức để chấn hưng công nghệ và phát triển nghề dệt để xây dựng thành “ làng kiểu mẫu”. Hoàng Trọng Phu có công lớn khi Tòa công sứ nhận xét “ Nhờ sự phát triển các nghề thủ công do ông đem lại, tạo điều kiện dễ dàng cho các sáng kiến, giúp đỡ bằng tiền mặt, thường xuyên tang tiền lời cá nhân cho cái vốn bé nhỏ mà người thợ thủ công cần có để hành nghề của mình, ông đã thắt chặt mối quan

hệ gia đình bằng lợi ích, khiến cho người ta bận rộn làm ăn chống lại cảnh ăn không ngồi rồi. Sự thịnh vượng về kinh tế của tỉnh đã giúp cho người đứng đầu dân bản xứ ở địa phương này rát nhiều trong hoạt động chính trị của mình”[ 50; tr 24].Hoàng Trọng Phu sinh ra trong một gia đình gắn bó với chính quyền thực dân Pháp ngay từ những buổi đầu đặt chân lên Bắc Kỳ,ông là con trai thứ hai của Hoàng Cao Khải, em trai của Hoàng Mạnh Trí, Tổng đốc Nam Định, con rể của Đỗ Hữu Phương, Tổng đốc Chợ Lớn. Năm 1897, khi Trường Hậu bổ được thành lập theo thông tư của Phó Toàn quyền Đông Dương và theo đề nghị của Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu được giao nhiệm vụ giảng dạy và điều hành việc học tập của trường. Với uy thế và quyền lực của gia đình, ngay từ rất sớm Hoàng Trọng Phu đã được chính quyền Pháp ủng hộ và cất nhắc, đó cũng là lợi thế cho ông khi đặt quan hệ bang giao buôn bán và mở rộng phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Đông thời ông làm Tổng đốc.

Hoàng Trọng Phu được học hành và đào tạo bài bản, từng du học 6 năm bên Pháp (1888-1894). Về nước, Hoàng Trọng Phu có một khoảng thời gian ngắn làm thông ngôn cho vua Thành Thái. Năm 1897, Hoàng Trọng Phu làm Án sát Bắc Ninh, sau đó làm Tổng đốc Ninh-Thái (Bắc Ninh-Thái Nguyên). Năm (1907 -1938) ông làm Tổng đốc Hà Đông được phong hàm Thái tử Thiếu bảo, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ. Năm 1915, Công sứ tỉnh Hà Đông là Fourque rất hài lòng khi cộng tác với Tổng đốc Hoàng Trọng Phu “Tôi lấy làm vinh dự được làm việc dưới quyền ông. Ông đã đem lại cho tôi một tổ chức hành chính hoàn hảo nhất, đã chỉ cho tôi cách hiểu biết về người bản xứ và nơi sinh sống của họ, làm cho tôi hiểu về sự vững bền của cơ cấu cổ truyền của nước này”[3; tr19].

Hoàng Trọng Phu được tiếng là có những cách thức thu phục lòng dân. Điều đó được thể hiện qua đáng giá của một số quan chức chính quyền thực dân: “Ông đã đi khắp tỉnh thăm dần dần tất cả các làng mạc, làm quen với các chức dịch hàng tổng, hàng xã để mà xem xét, đánh giá, ông đặc biệt chú ý đến đời sống của người dân quê mà ông muốn làm cho nó tốt đẹp hơn. Ông đã kịp thời phát hiện những phẩm chất và tài năng của người dân quê tỉnh này. Ông khơi dậy tài khéo léo đã bị

bỏ quên không ai nhận ra nữa. Rất nhiều xưởng thủ công được dựng lên hoặc phục hồi. Hoạt động kinh tế được nâng đỡ như vậy chắc chắn sẽ làm tăng sự giàu cócho xứ sở.”[59;tr15], “…tiếp nhận kiến nghị của họ để mà giải quyết những vụ kiện tụng xẩy ra trong các làng xóm và đã được đệ trình lên ông, nhất là ông đã tìm mọi cách duy trì những lệ cổ”[59;tr24]

Điều này được minh chứng trong vòng 8 năm từ 1907 đến 1915 tỉnh Hà Đông thay đổi 9 viên Công sứ, “các vị đó thay đổi quá nhanh, đến nỗi khó mà định ra được kế hoạch theo ý kiến từng vị, vậy mà ông Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đã biết chú ý đến phúc lợi của người dân quê và tự đảm đương việc phát triển kinh tế trong tỉnh”. Một công sứ ở Hà Đông từng nhận xét: “Bằng cách đem lại mối lợi, ông (chỉ Hoàng Trọng Phu) đã thành công trong việc thắt chặt dây liên lạc giữa các gia đình, hướng tâm trí người ta vào việc làm ăn, xua đuổi sự nhàn rỗi thường là mối sinh ra nhiều tật xấu. Nền kinh tế phát triển giúp cho ông quan đầu tỉnh bản xứ rất lớn trong công việc cai trị về phương diện chính trị”[31;tr32].

Riêng về phương diện tổ chức bộ máy cai trị, Hoàng Trọng Phu đã có được những cộng sự có trình độ và tận tụy với “quan trên” như thương tá Lê Văn Định, Nguyễn Bá Tiệp, Tri phủ Đặng Quốc Giám…Trong số đó có nhiều người là tổng lý, nghị viên hàng tỉnh như tổng Bẩy ở Cầu Đơ, cha con chánh tổng Đạt ở Phương Trung (Thanh Oai), cha con chánh tổng Nhân ở Thanh Liệt huyện Thanh Trì, Hàn Thực ở Đăm phủ Hoài Đức, anh em chánh Vấn, nghị Dự ở Hoàng Xá huyện Ứng Hòa, chánh

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)