Sản xuất nông nghiệp
Theo địa bạ xã Vạn Phúc, Tổng đại Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (Bản địa bạ kí hiệu A6.a1/32 hiện đang được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm (VASS). Bản địa bạ này ghi rõ về tình hình sở hữu ruộng đất của Vạn Phúc như sau:
"Sắc mục Đỗ Trọng Vĩnh, xã trưởng Nguyễn Văn Dĩnh, khán thủ Nguyễn Duy Tự, thôn trưởng Vạn Bảo xã Thượng Thanh huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai xứ Sơn Tây nhân có giấy quan trên sức xuống, nay phụng mệnh kê khai số lựơng loại đất, ruộng công; tư, bao nhiêu ruộng hạ điền, bao nhiêu ruộng thu điền, bao nhiêu ruộng hai vụ hạ thu. Cước chú xứ sở đông tây các hướng cho rõ ràng. Ngu thôn tuân theo y như trước truyền lại, kê khai các hạng điền, thổ, số mẫu, sào, thước, tấc cho đầy đủ rõ ràng [156].
Căn cứ vào: "Bản địa bạ được lập vào ngày 10-3 năm Gia Long 4 (1805) và được hiệu tỷ vào ngày 30-12 năm Ninh Mệnh thứ 12 (1831)" [156]. Chúng ta có được bản phân bổ ruộng đất thời kỳ trước 1904 như sau:
Bảng 2.1.Bảng phân bổ ruộng đất theo địa bạ Vạn Phúc trước 1904.
Hình thức sở hữu Diện tích Tỷ lệ
- Tổng diện tích 311 mẫu 6 sào 12 thước 7 tấc 100% - Ruộng công 23 mẫu 8 sào 7,5% - Ruộng tư điền (ruộng thu điền
và thực canh) 264 mẫu 10 thước 5 tấc 85% - Ruộng tam bảo 3 mẫu 8 thước 1% - Ruộng thuộc xã Ngọc Trục
nằm trên địa bàn bản thôn 2 mẫu, 3 sào 14 thước 0,80% - Ruộng của trại Thịnh Quang
huyện Hoài Đức nằm trên địa bàn bản thôn
6 mẫu 3 sào 3% - Ruộng tam bảo của Ngọc
Trục nằm trên địa bàn bản thôn 8 sào 14 thước 0,6%
Nguồn: Bản địa bạ ký hiệu AG.a1/32 hiện đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, VASS [156]
Đất thổ trạch, vườn, ao, đất thần từ gồm 20 mẫu 7 sào 9 thước 2 tấc [156] Như vậy, địa bạ của Vạn Phúc đã nói rõ về tình hình sở hữu ruộng đất trên địa bàn, tình hình phân bổ ruộng đất ruộng công điền, ruộng tư điền, ruộng thu điền, ruộng thực canh. Tổng cộng ruộng của bản thôn Vạn Bảo là 311 mẫu 6 sào, 12 thước bảng tấc thì ruộng công điền có 23 mẫu 8 sào. Ruộng tư điền và số thực canh bản xã chia đều để canh tác: Trong số ruộng công điền nằm trên địa bàn của bản thôn thì có 1 mẫu của thôn Ngọc Trục. Địa phận ruộng công của bản thôn còn 22 mẫu 8 sào.
Số lượng tư điền 264 mẫu 10 thước, 5 tấc (là ruộng thu điền và thực canh): Trong đó ruộng loại hai gồm 26 mẫu 4 sào thước 5 tấc. Ruộng loại 3 gồm 237 mẫu 6 sào 9 thước [156].
Như vậy căn cứ vào bảng phân bổ ruộng đất ở địa bàn dân cư Vạn Phúc từ 1904 trở về trước, mỗi một hộ canh tác từ gần một mẫu đến dưới hai mẫu ruộng. Ruộng thu điền và thực canh chiếm tỉ trọng lớn, không thấy có ruộng hạ điền, như vậy ở Vạn Phúc trước 1904 cơ bản là canh tác một vụ thu điền ( Ruộng đất canh tác vào mùa thu). Ruộng công, tư điền, tam bảo được chia khoảng 200 mảnh cho đều các hộ trong thôn sở hữu các loại ruộng phân ra thành ruộng loại một , loại hai, loại ba. Nhìn vào tình hình sở hữu ruộng đất ruộng công điền chiếm khoảng 7,5% trong tổng diện tích quỹ ruộng đất của làng, ruộng tư điền chiếm 85% như vậy ngay từ rất sớm quá trình tư hữu hóa ruộng đất ở Vạn Phúc đã diễn ra rất mạnh được chia tương đối đều cho các hộ dân trong làng chứ không thấy tập trung vào một vài hộ cá thể, ruộng đất công cũng không nhiều. Cũng nhìn vào bảng phân bổ ruộng đất này ta thấy không có tình trạng tập trung ruộng đất để hình thành địa chủ. Như vậy từ trước 1904 Vạn Phúc dưới thời kỳ phong kiến điểm nổi lên khác biệt so với các làng xã đồng bằng Bắc bộ là tích tụ ruộng đất ở làng xã có thể có vài chục hoặc hàng trăm mẫu ruộng để hình thành địa chủ. Ở Hà Đông, làng Kiến Hưng có 11 địa chủ, làng Cự Đà địa chủ Bát Hống có tới 200 mẫu ruộng trong tổng số 800 mẫu của cả thôn. Ở Vạn Phúc, ruộng đất được xé lẻ, chia đều, không xuất hiện tình trạng địa chủ bóc lột và dân cày thuê cuốc mướn cho địa
chủ. Với đặc trưng canh tác ruộng đất nông nghiệp là sản xuất nhỏ dựa trên cơ sở kinh tế hộ gia đình của Vạn Phúc cũng là đặc trưng cơ bản xuyên suốt chiều dài lịch sử của nền tiểu nông Việt Nam là ruộng đất vừa manh mún, vừa tản mạn, chia năm xẻ bảy nó cũng phản ánh phần nào tư tưởng bình quân chủ nghĩa và tính cộng đồng khép kín của cư dân làng Vạn Phúc thời kỳ này. Với lối sản xuất nhỏ, canh tác thường là một vụ, nằm trong khuôn viên bao bọc của làng xã với nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, với khoảng hơn một trăm hộ cư dân thời kỳ trước 1904 theo bản địa bạ chia ruộng đất ta thấy hiện lên quần thể cư dân làng Vạn Phúc cũng giống như các làng Việt khác sau cánh cổng làng là một quần thể dân cư, có kiến trúc nhà ở vườn với xung quanh tường bao là mảnh vườn trồng rau xanh, có cây ăn quả. Có chuồng trại chăn nuôi gia súc trâu, bò, lợn, gà.., có ao nuôi cá, mặt nước ao thả bèo nuôi lợn. Một số hộ gia đình có khung dệt làm vào lúc nông nhàn vừa kiếm thêm thu nhập, vừa tận dụng thời gian nhàn rỗi. Như vậy bức tranh kinh tế của làng Vạn Phúc trước 1904 hiện lên về cơ bản là một nền kinh tế tiểu nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc.
So với các vùng phụ cận xung quanh thì ruộng đất nông nghiệp của làng Vạn Phúc ít hơn song ruộng đất và canh tác nông nghiệp chiếm phần chính trong việc đáp ứng tồn tại cuộc sống cơ bản cho đại bộ phận người dân làng Vạn Phúc thời kỳ trước 1904. Nông nghiệp thời kỳ này vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với đại bộ phận cư dân làng Vạn Phúc để giải quyết đời sống cho dân làng. Tuy nhiên ở Vạn Phúc do đất đai chật hẹp, không có tích tụ ruộng đất nên không có địa chủ.
Ngành nông nghiệp dưới thời phong kiến, trong sử sách và các tài liệu khác thường gọi là nông tang. Cách gọi đó là đúng, bởi vì nền sản xuất nông nghiệp trước đây mang tính chất tự cung, tự cấp gồm có hai bộ phận gắn bó với nhau: trồng lúa để lấy cái ăn và trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa để lấy cái mặc. Ăn, mặc từ bao đời nay vẫn là hai vấn đề kinh tế chủ chốt. Làng Vạn Phúc cũng như bao làng Việt cổ khác lấy nghề nông làm gốc. Trồng dâu, chăn tằm dệt lụa được nhà Nguyễn khuyến khích mạnh mẽ. Năm 1834, Vua ra dụ "khuyên dân chuyên cẩn nghề nông để có thể đủ ăn,
chăm lo việc tơ tằm để có thể đủ mặc" [14; tr14]. Nhưng Vạn Phúc không trồng dâu chăn tằm mà chỉ dệt lụa. Nghề nông và nghề dệt lụa là hai nghề tồn tại lâu đời, bổ sung và hỗ trợ cho nhau phát triển, đảm bảo cho đời sống người dân một cuộc sống no đủ. Tuy nhiên, ở làng Vạn Phúc, mỗi nghề có một vị trí khác nhau, mang lại lợi ích kinh tế khác nhau mà trong quá trình phát triển không loại bỏ một hình thức nào, ngược lại phát triển cả hai nghề: nghề nông và nghề dệt.
Nghề nông luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với làng xã Việt Nam xưa và nay, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế tiểu nông, tự cấp tự túc nuôi sống nhân dân. Đối với làng làm nghề nông nghiệp, thì ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, không thể thiếu. Nhưng ở làng Vạn Phúc, do đặc điểm có khác so với các làng xã khác ở Việt Nam, đó là ruộng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp rất ít, người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dân số trong làng. Diện tích ruộng đất sản xuất nông nghiệp ít, nên người dân không có điều kiện tích lũy nhiều ruộng đất để trở thành địa chủ. Điều đó tạo nên sự khác biệt nữa của làng Vạn Phúc so với các làng xã Việt Nam lúc bấy giờ là không có địa chủ.
Về đặc điểm địa hình, Vạn Phúc nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, đất đai được hình thành do sự lắng đọng phù sa của hệ thống sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Có thể chia địa hình thành hai vùng như: Vùng cao gồm, khu dân cư và các cánh đồng: Mân, Sen, Bồ Các, Thát I, Thát II và Dộc Chuôm; vùng thấp gồm: cánh đồng Bún và cánh đồng Bồ nằm ở phía Tây Nam của làng.
Về khí hậu, làng Vạn Phúc cũng như các làng Việt ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ đều chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa nóng, mưa nhiều và mùa lạnh khô, nên rất thuận lợi cho việc canh tác sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng cây dâu nuôi tằm phục vụ cho nghề thủ công nghiệp dệt lụa. Do diện tích hẹp nên người dân Vạn Phúc chỉ dệt lụa mà không trồng dâu, toàn bộ diện tích đất canh tác tập trung cho nông nghiệp.
Về thủy văn, làng giáp sông Nhuệ và sông đào La Khê nên thuận lợi cho việc tưới tiêu, trị thủy phát triển kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, đây là đường giao thông quan trọng để vận chuyển hàng hóa đến và đi của nhân dân làng Vạn Phúc. Chính nhờ có hệ thống sông Nhuệ và sông La Khê đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Vạn Phúc sớm giao thương với các địa phương, các vùng lân cận để trao đổi hàng hóa, buôn bán góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ở Vạn Phúc, trâu bò được nuôi nhiều, người dân biết dưỡng lúa nước. Họ biết chọn thời vụ, dùng trâu bò để cày kéo, nhưng thường chỉ canh tác một vụ còn lại phụ thuộc vào thên nhiên. Ở cửa đình Vạn Phúc có một thửa đất khoảng hai sào ( hiện nay là vườn hoa) chia làm hai ruộng cấy lúa nếp và lúa tẻ . Có sách vở để lại cách chọn giống, chọn thời vụ, lúa tốt nếp mấy đấu, tẻ bao nhiêu.Giáp nào đăng cai nếu làm tốt thì được thưởng. Theo các cụ cao tuổi của làng Vạn Phúc kể lại, ruộng đất cấy trồng của Vạn Phúc không bằng phẳng, phải tiếp nhận dòng chảy từ Đại Mỗ, Ngọc Trục, La khê chảy về nên có nhiều ruộng trũng, các cánh đồng Dộc Thát, Trầm, Bún chảy cả về đồng Rum và có nhiều chỏm cao, đồng vàn như Cửa chùa, Vàn bún, Trầm...Tình hình canh tác ruộng đất trước 1904 theo các cụ kể lại gần như là cấy trồng một vụ, mưa nắng nhờ trời, cuối đông sương muối, bờ cỏ tàn lụi, đất ruộng nứt nẻ, khô trắng như vôi. Nếu có trồng ngô, khoai, đậu, vừng đều phải đợi sang mùa mưa xuân. Qua thời gian, người dân làng Vạn Phúc thấu hiểu muốn có năng suất cao, gieo trồng thuận lợi thì cần nhớ kinh nghiệm làm nông mà ông cha truyền lại “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Tuy nhiên năng suất thời kỳ này thấp, hiệu quả không cao, người dân ngoài lúc nông nhàn thì quay vào sản xuất nghề dệt để trao đổi hàng hóa ở chợ làng và chợ khu vực.
Làng Vạn Phúc nằm trên địa bàn trọng yếu chiến lược ở cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, giáp tỉnh lỵ Hà Đông, nơi mà theo Hoàng Trọng Phu là: “một trong những tỉnh ở Bắc Kỳ mà những biến cố về chính trị gây được ảnh hưởng và tiếng
vang nhiều nhất” [50;tr 8]. Vạn Phúc nằm tiếp giáp với các đường giao thông quan trọng nên có thể giao lưu rộng rãi với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Sơn Tây, Hòa Bình…. Đó là một lợi thế để Vạn Phúc có điều kiện phát triển kinh tế, nhất là nghề dệt lụa thủ công truyền thống.
Làng Vạn Phúc không có tài nguyên biển, tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, nên khó có điều kiện phát triển đồng bộ các loại ngành, nghề như nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, làng Vạn Phúc lại có một vị trí, địa lý tự nhiện tương đối thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán với bên ngoài. Đặc biệt, Vạn Phúc có nghề dệt lụa lâu đời, nổi tiếng khắp trong và ngoài nước “vua biết mặt, nước biết tên”, người dân cần cù, chăm chỉ, thông minh, sáng tạo trong lao động; nhạy cảm với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội; tính kiên trì, tỉ mỉ, chịu khó làm ăn nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân làng Vạn Phúc luôn ổn định hơn so với các làng nghề khác trên phạm vi cả nước.
Theo sự phát triển của nghề dệt, tình hình sở hữu ruộng đất của Vạn Phúc từ giai đoạn 1904 đến năm 1945 đã có sự thay đổi khi nghề dệt phát triển, dân cư làng Vạn Phúc chủ yếu tham gia làm nghề tiểu thủ công.
Về thủ công nghiệp làng Vạn Phúc trước 1904 .
Sự ra đời và phát triển nghề dệt ở làng Vạn Phúc
Từ khi mới đến lập cư, người dân Vạn Phúc mới chỉ sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, dân số của Vạn Phúc ngày càng đông đúc, trong khi ruộng đất sản xuất nông nghiệp ít, năng suất lúa thấp không đảm bảo cho đời sống của nhân dân. Từ đó, thôi thức cư dân trong làng tìm kiếm thêm nghề phụ để đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống. Ngoài ra, Vạn Phúc có vị trí thuận lợi, gần nguồn tơ tằm sông Đáy, gần trung tâm kinh tế chính trị sầm uất của tỉnh Hà Đông, lại có giao thông thủy, bộ thuận tiện nên đã sớm tiếp nhận nghề dệt lụa. Nhờ bàn tay tài hoa khéo léo, ý chí quyết tâm, tài năng sáng tạo, người dân Vạn Phúc làm nên sản phẩm dệt lụa nổi tiếng trong nước và ngoài nước
Nghề dệt ở làng Vạn Phúc có từ rất lâu đời, hiện nay không còn tài liệu nào nói đến sự ra đời của nghề dệt ở Vạn Phúc. Trong dân gian chỉ còn lưu truyền những truyền thuyết phản ánh vấn đề này.
Dân làng có câu vè:
Gặp cô quê ở La Khê
Nhân vui nói chuyện về nghề làm the Nghề này khởi tận triều Lê
Tướng quân mười vị dạy nghề mới sang.
Căn cứ vào câu vè trên, một số người cho rằng nghề dệt do vị tướng quân người Tứ Xuyên, Trung Quốc sang dạy cho làng La Khê rồi sau đó mới truyền sang làng Vạn Phúc. Còn thời gian truyền nghề, câu vè chỉ nói “khởi tận triều Lê”, còn thời Lê hay Lê Sơ thì không nói rõ.
Một truyền thuyết khác được lưu truyền rộng rãi trong dân làng Vạn Phúc được nhiều người chấp nhận hơn là truyền thuyết về bà tổ nghề Lã Thị Nga. Hiện nay, người dân trong làng vẫn còn lưu giữ bản thần tích do lễ Bộ Thượng thư Đông Các Đại học Nguyễn Bính biên soạn năm 1739 có nói về bà Lã Thị Nga truyền nghề cho dân nhân.
Có thể tóm tắt truyền thuyết của bà như sau: Thời con gái bà nổi tiếng xinh đẹp và là cô thợ may khéo ở đất Kinh Kỳ. Khi Cao Biền nhà Đường (Trung Quốc) được cử sang nước ta làm tiết độ sứ, xây thành Đại La (Hà Nội ngày nay) đã lấy bà làm vợ để trông nom khu vực phường cửi trong thành. Sau khi Cao Biền về nước, bà rời đến làng Vạn Phúc ở. Bà Lã Thị Nga còn mời thêm một bà cụ giỏi nghề dệt lụa về dạy cho dân làng. Sau khi bà hóa, dân làng nhớ ơn xây miếu thờ tại chỗ hóa và tôn bà làm Thành Hoàng làng. Tại đình làng Vạn Phúc nơi thờ bà, trong hậu cung còn đặt một cái kéo, một cái vạch và một cái thước sơn son thiếp vàng đặt trước bài vị. Sau khi bà Lã