Chuyển biến về giáo dục

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 128 - 137)

Ở Vạn Phúc khi nghề dệt phát triển đến mức độ cao, người thợ dệt lấy nghề làm nguồn sống thức là làng nghề theo đúng nghĩa của nó thì nghề dệt ở đây là cái gốc của đời sống đồng thời cũng là cội nguồn của những giá trị văn hóa tinh thần, là một dạng thức văn hóa mang sắc thái riêng có tên là văn hóa, nghề nghiệp. Ở làng Vạn Phúc, nghề dệt có ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa tinh thần, tác động đến tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, lề lối làm việc của làng làm cho đặc trưng văn hóa nghề nghiệp cũng mang đậm nét riêng. Các sản phẩm tại làng nghề Vạn Phúc do các nghệ nhân làm ra đều mang tính nghệ thuật cao. Họ làm ra nhiều loại sản phẩm khác nhau mang đậm nét văn hóa đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa cho xã hội nói chung và làng Vạn Phúc nói riêng.

Nghề dệt ở làng Vạn Phúc được coi là cao quý mang lại nhiều vinh dự, may mắn cho dân làng, nhờ đó mà làng được “dân khang vật thịnh”, “đa phú tiểu bần”. Những người thợ dệt, người buôn bán sản phẩm tơ lụa giỏi được đề cao, được tôn vinh ở làng Vạn Phúc. Mặc dù vậy, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Vạn Phúc lại không được coi trọng và chú ý phát triển. Trước cách mạng tháng Tám 1945, 80% số dân của làng mù chữ. Cả làng chỉ có hai nhóm học tư với hàng chục trẻ em. Học sinh của cả hai nhóm này là con cái những gia đình khá giả. Các em vừa học chữ quốc ngữ vừa học chữ Hán. Sau đó chỉ có một số gia đình thực sự có điều kiện mới cho con đi học ở Hà Đông, Hà Nội.

Ở Hà Đông có trường Tiểu học, Sơ học cách Vạn Phúc hơn 1 km. Nhân dân Vạn Phúc muốn học lên trung học phải đến Hà Nội, học tại trường Bưởi, cách làng 12km. Theo học các trường này, học sinh các con gia đình khá giả mới đủ điều kiện về thời gia, kinh phí theo học, nên đa số con em Vạn Phúc cũng như nhân dân Việt Nam dưới thời Pháp cai trị rơi vào tình trạng mù chữ, nhất là nữ giới.

Bảng 3.3 : Thống kê trình độ học vấn của làng Vạn Phúc trước năm 1945

TRÌNH ĐỘ SỐ LƯỢNG Trung học 9 người Sơ học yếu lược 21 người

Mù chữ 85% dân số

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc

Tình trạng mù chữ cao của nhân dân Vạn Phúc, do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, là do quan niệm của nhân dân trong làng Vạn Phúc. Trong quy trình sản xuất ra một tấm lụa, trẻ em có thể tham gia nhiều công đoạn. Trẻ từ 8 tuổi trở lên thì làm công việc suốt tơ; trẻ từ 12 tuổi đã có thể dệt được, có thể kiếm được tiền phục vụ cho cuộc sống, nên các gia đình đã khuyến khích con em ở nhà làm dệt, không đi học. Nhất là, vào những năm kinh tế khó khăn, các gia đình có nghề dệt càng không quan tâm đến việc học hành của con em mình, ngược lại trẻ em cũng ngại đi học. Chính vì vậy, tỷ lệ trẻ em làng Vạn Phúc đến trường đi học rất ít, người mù chữ chiếm hơn 80% dân số.

Thứ hai, do chính sách cai trị của thực dân, nhất là chính sách giáo dục nhỏ giọt, đã không tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Vạn Phúc đến trường học tập, nên rơi vào tình trạng mù chữ, tối tăm lạc hậu. Chúng mê hoặc nhân dân bằng một quan niệm sống: “Không cần học, chỉ cốt làm nghề kiếm tiền”. Do vậy, không chỉ con cái những nhà nghèo ngay cả con cái nhiều gia đình khá giả cũng thất học. Tỷ lệ người có học và biết chữ ở trong làng rất ít. Đây cũng là tình trạng chung của các làng nghề truyền thống khác trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.

Vấn đề giáo dục nghề nghiệp, truyền nghề của làng Vạn Phúc cũng giống như một số làng thủ công mỹ nghệ khác. Trong gia đình và dòng họ ở những làng nghề truyền thống việc truyền nghề và tiếp thu nghề theo kiểu “cha truyền con nối” diễn ra có vẻ rất tự nhiên, phổ biến và có tính chất gia đình.

Ở làng Vạn Phúc quan niệm, con cái phải kính trọng cha mẹ và nối nghề của cha mẹ mới được coi là có hiếu. Ngay cả những người con gái đi lấy chồng xa, đến khi có con đều trở về làng sinh sống, làm nghề cha mẹ đã dạy cho. Trong gia đình, người con trai cả mới được bố mẹ truyền hết nghề. Trong quy trình dệt, khâu thiết kế hoa văn và sắp khung chuẩn bị dệt là khó nhất, con trai cả được bố mẹ chỉ bảo cặn kẽ, tỉ mỉ hai khâu này để sau còn giữ nghề. Còn những người con khác cứ theo thợ mà học. Ai tinh ý chỉ độ 10 tuổi là biết dệt, thường thường 13 tuổi là có thể dệt lên tấm hàng đầu tiên của mình.

Nghề dệt ở Vạn Phúc là nghề cha truyền con nối trong phạm vi gia đình. Những bí quyết nghề nghiệp được giữ kín không cho người ngoài biết. Vì thế thợ đến học nghề ở Vạn Phúc chưa ai thiết kế được toàn bộ các công đoạn dệt. Họ chỉ học cách dệt rồi đi dệt thuê kiếm ăn. Những nhà nghèo không có khung cửi thường cho con đi học nghề dệt rồi đi dệt mướn.

Giữa những người trong làng cũng giữ bí mật của nghề. Vì thế, nghề gấm ở làng Vạn Phúc chỉ duy trì trong một vài gia đình của nội tộc. Còn những gia đình làm nghề dệt, người ta thường giữ bí mật mẫu hoa mới. Khi cả làng chưa có mẫu hoa đó mà một vài gia đình có thì hàng của họ sẽ bán chạy hơn và đắt hơn các gia đình khác. Ở Vạn Phúc, có ông Cả Du và ông Hồ Hiến là những người thiết kế mẫu hoa đẹp nổi tiếng, gia đình rất khá giả.

Tiểu kết chương 3

Nghề dệt đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội làng Vạn Phúc. Nghề dệt là nguồn sống chính và có ảnh hưởng tác động đến các mặt văn hóa, xã hội cổ truyền như: lễ hội và quan hệ xã hội. Nét biểu hiện rõ nhất của làng dệt truyền thống Vạn Phúc là trong cơ cấu kinh tế xã hội, thợ thủ công là tầng lớp đông đảo chiếm 85% dân số. Sự phân cấp thứ bậc trong xã hội có sự khác biệt so với các làng nông nghiệp, tầng lớp sĩ, nông không được coi trọng mà có uy tín, địa vị trong dân làng là tầng lớp thợ thủ công và thương nhân buôn bán.

Nghề dệt đã in đậm không chỉ trong tâm thức dân gian và lễ hội mà còn trong đời sống gia đình và sinh hoạt cộng đồng xã hội. Trong tâm thức dân gian của người thợ dệt và cư dân làng dệt Vạn Phúc, nghề nghiệp của họ là kết tinh sản phẩm của trời đất, thấm đượm công sức tài hoa của con người. Trong mỗi gia đình làm nghề dệt, do hoạt động đặc thù của nghề nghiệp nên không có nhu cầu giáo dục học vấn cao mà phát sinh nhu cầu truyền nghề và tiếp thu nghề giữa các thế hệ trong gia đình. Đặc biệt phải kể đến vai trò của nam giới, họ là người quyết định sự thành công và giá trị của nghề dệt. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng không kém phần quan trọng, họ giữ vị trí đặc biệt trong hoạt động của nghề nghiệp.

Nghề dệt phát triển kéo theo sự xuất hiện của phường cửi mà ở đó người thợ dệt có vị trí cao trong làng xã. Bên cạnh tổ chức phường dệt rất rõ ràng thì tổ chức phe giáp ở Vạn Phúc dường như lắng sâu hơn trong cuộc sống làng mạc, mà diện mạo, ranh giới tổ chức giữa các phe giáp, cách vận hành không dễ gì hiện lên được. Như vậy có thể thấy các hoạt động văn hóa xã hội của làng dệt cổ truyền Vạn Phúc là những hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người – trong bức tranh nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Ngoài ra, người Vạn Phúc còn có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống thực dân Pháp và Phát xít Nhật, góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám, năm 1945 vĩ đại, giải phóng quê hương, đất nước. Trong giai đoạn (1904 – 1945) , Hà Đông diễn ra ba lần cải lương hương chính, làng Vạn Phúc được Hoàng Trọng Phu xây dựng mô hình thành làng kiểu mẫu của làng nghề truyền thống nên những tác động của chính sách cải lương hương chính chỉ có tác động đến đời sống văn hóa xã hội của cư dân làng Vạn

Phúc. Về bộ máy hành chính, họ vẫn tuân thủ theo quy định của chính quyền thuộc địa mà sắp xếp bộ máy lý dịch hàng xã như những làng khác nhưng điểm khác biệt ở Vạn Phúc là những người cai quản không có uy tín trong làng mà thay vào đó là tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, những gia đình Bá hộ. Trong hương ước, phong tục của cư dân làng Vạn Phúc ta cũng nhìn thấy một số điểm tiến bộ hơn so với trước khi cải lương hương chính như góp công sức, tiền của để xây dựng đường sá khang trang hơn. Ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, an ninh trong làng được cư dân thực hiện nghiêm túc. Chính vì điều đó mà ở những thời điểm khi số thợ đến làng Vạn Phúc học việc và làm ăn bằng cả số cư dân trong làng thì nơi đây vẫn yên bình, không có nạn cướp giật làm xáo trộn đời sống dân cư. Ở làng Vạn Phúc cũng giống như các làng khác trên địa bàn Hà Đông lúc bấy giờ đã xóa bỏ một số hình phạt hà khắc của tư tưởng phong kiến. Trước khi diễn ra cải lương hương chính những hình phạt cũ như gọt đầu bôi vôi cho trôi sông hoặc đánh đập những người thông dâm, chửa hoang… sau này những tội trạng được thay thế bằng hình thức phạt tiền. Việc ma chay, cưới xin cũng có nhiều nét tiến bộ hơn như xóa bỏ đi tục ăn uống linh đình.

Làng Vạn phúc giai đoạn( 1904-1945) là một làng nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp và thương nghiệp thuyền thống song do sự thay đổi của bối cảnh xã hội tác động đến thời đời sống kinh tế ,nghề dệt trở nên phát triển mạnh mẽ thời kỳ này và trở thành nguồn nuôi sống chính của nhân dân làng Vạn Phúc nên yếu tố chi phối chủ đạo đời sống cư dân làng Vạn Phúc chính là nghề dệt và tầng lớp thợ thủ công kiêm thương nhân. Như vậy làng Vạn Phúc thời kỳ này đã xuất hiện một mô hình mới, đó là làng nông nghiệp – thủ công nghiệp – thương nghiệp.

Ở Vạn Phúc, do sự phát triển của kinh tế, nghề thủ công dần trở thành ngành kinh tế chủ đạo, một số hộ chuyên tâm vào nghề dệt, không còn làm nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê. Dù đi xa buôn bán ở thành thị nhưng họ vẫn trở về làng. Nhiều thợ thủ công thủ công đã tách hẳn khỏi nông nghiệp và sống bằng nghề dệt. Số lượng người làm nghề ở Vạn Phúc tăng lên cùng với thợ học việc đến Vạn Phúc làm thuê chiếm tỷ lệ phần lớn lao động ở làng, đây cũng là một số đặc điểm nổi bật ở Vạn Phúc giai đoạn (1904-1945).

Chương 4

NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI LÀNG VẠN PHÚC (1904 - 1945)

4.1.Những nhân tố tác động đến sự phát triển làng nghề Vạn Phúc.

Yếu tố truyền thống.

Nghiên cứu về làng nghề truyền thống ở Vạn Phúc thấy rõ sự hòa quyện của một làng nông nghiệp nông thôn với làng nghề truyền thống mang đậm nét cổ truyền được biểu hiện ở những đặc điểm như:

Làng nghề Vạn Phúc là một làng cổ truyền có từ lâu đời, được truyền từ đời này qua đời khác, kỹ thuật truyền nghề mang tính cha truyền, con nối để bảo vệ tính bí mật của nghề nghiệp và cũng như khỏi bị thất truyền. Việc giữ gìn và phát triển nghề nghiệp truyền thống của cha ông để lại là một đặc trưng trong suốt chiều dài lịch sử của làng Vạn Phúc. Chính nhờ yếu tố truyền thống này nó trở thành cơ sở nền tảng cho sự tiếp nối và phát triển nghề dệt cổ truyền của làng Vạn Phúc trong chặng đường sau này khi gặp nghững điều kiện thuận lợi khác.

Ở giai đoạn (1904 – 1945), sự tồn tại về phát triển của làng nghề Vạn Phúc tuy kinh tế nghề dệt có những thời điểm trở thành nguồn nuôi sống chính của dân làng song vẫn gắn liền với nông nghiệp cùng phát triển song song đôi khi quay trở lại đầu tư cho nông nghiệp khi một số gia đình làm ăn khá giá, họ mua thêm ruộng đất. Như vậy tâm lý: “ dĩ nông vi bản” vẫn hiện hữu trong một bộ phận nhỏ cư dân làng Vạn Phúc cũng giống như tâm lý của đại bộ phận nông dân Việt Nam nói chung. Mối quan hệ này được khẳng định: “ thủ công nghiệp gắn liền với nông nghiệp là một đặc điểm xuyên suốt trong lịch sử phát triển thủ công nghiệp ở làng nghề… Thủ công nghiệp gắn với nông nghiệp chính là quan niệm dĩ nông vi bản từng tồn tại mấy ngàn năm lịch sử ở làng quê Việt Nam’‟[ 123; tr 33,34]. Tuy nhiên, nét tiến bộ của cư dân làng Vạn Phúc là ngay từ rất sớm đã nhận thức đúng đắn vai trò kinh tế của một làng nghề khi họ coi trọng những nghệ nhân tài giỏi, những gia

đình có nhiều khung dệt và buôn bán giỏi ở làng đó mới là những người thực sự có uy tín và vai vế trong làng chứ không phải tầng lớp quan lại.

Về kỹ thuật về công nghệ sản xuất của làng dệt Vạn Phúc vẫn mang tính chất kỹ thuật thủ công là chủ yếu chưa có máy móc kỹ thuật hiện đại, công cụ hay còn gọi là tư liệu để xản xuất vẫn là công cụ thủ công như khung dệt bằng gỗ, đến sau này mới có máy Zatka nhưng số lượng ít.

Quy mô hình thức tổ chức sản xuất ở làng nghề Việt Phúc vẫn mang hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình là chủ yếu, có xuất hiện hình thức tổ chức phường hội song cơ bản là phục vụ cho mục đích giúp nhau cách thức bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. Trong hình thức tổ chức hộ gia đình thì ông chủ gia đình thường kiêm vai trò thợ cả, còn thợ học việc và các thành viên trong gia đình được huy động vào những công việc khác nhau tùy vào độ tuổi hoặc giới tính. Các gia đình có thể thuê mướn lao động trong làng hoặc ở những nơi khác đến theo mùa vụ hay thường xuyên. Hình thức thuê mướn này thích hợp với quy mô hộ sản xuất nhỏ, tận dụng được lao động và thời gian, nguồn vốn đầu tư không nhiều, các hộ khá giả đã bỏ tiền ra mua sắm thiết bị, tăng số lượng khung cửi và thuê thêm nhân công cũng giống như các làng nghề khác .Trong quy trình sản xuất ở Vạn Phúc có thể tạo ra nhiều sản phẩm song có một hoặc vài sản phảm trở nên nổi tiếng về chất lượng và mẫu mã, mang tính nghệ thuật cao được nhiều người ưa chuộng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trên phạm vi rộng lớn, có tính cạnh tranh cao trở thành mặt hàng nổi tiếng nhất trong sản phẩm của nghề dệt chính là lụa và gấm. Các mặt hàng này đã đặt được tới độ tinh xảo, thượng hạng và có mặt tại những cuộc triển lãm lớn trên thế giới. Có thể nói, làng nghề ở Vạn Phúc mang đầy đủ yếu tố “ làng xã cổ truyền của người Việt đồng bằng Bắc bộ còn là một môi trường văn hóa, là tế bào cơ bản, là tấm gương phản chiếu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc” [ 13; tr 59]. Ngoài ra Vạn Phúc còn là làng nghề kiểu mẫu đại diện cho tơ lụa Việt Nam tham gia vào các cuộc triển lãm lớn và có giao thương buôn bán với các nước trên thế giới thời bấy giờ.

Nhu cầu của thị trường.

Ở Vạn Phúc, khi thực dân Pháp vào xâm lược Việt Nam, nghề dệt ở Vạn Phúc đã từng bước thay đổi từ một nghề phụ lúc nông nhàn trở thành nghề chính

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 128 - 137)