Làng nghề Vạn Phúc đã tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho cư dân làng Vạn Phúc và các nhân công đến làm thuê. Điều đó có một ý nghĩa thiết thực trong việc tạo ra đời sống ổn định cho cư dân làng Vạn Phúc và thợ thuyền nơi đây khi cuộc sống của cư dân nông nghiệp trên cả nước lúc bấy giờ còn gặp nhiều khó khăn dưới chính quyền thuộc địa. Sự dịch chuyển kinh tế từ một làng nông nghiệp –thủ công nghiệp sang làng nông nghiệp -thủ công nghiệp - thương nghiệp trong đó nền kinh tế tiểu thủ công nghiệp là chủ đạo đã giúp cho kinh tế làngVạn Phúc phát triển, tạo đời sống kinh tế ổn định, có điều kiện tham gia giúp đỡ, che chở và nuôi nấng cán bộ cách mạng trong một thời gian dài và trở thành cái nôi của phong trào cách mạng góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Phát triển kinh tế nghề dệt ở Vạn Phúc đã thu hẹp khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị, tạo điều kiện cho thu nhập của người dân tăng lên điều này đã củng cố niềm tin cho một bộ phận cư dân làng Vạn Phúc tin tưởng vào nền kinh tế tiểu thủ công nghiệp, họ không phải lo lắng ôm chặt lấy mảnh ruộng của mình mà sẵn sàng rời bỏ nông nghiệp để tập trung cho nghề tiểu thủ công nghiệp chuyển từ một nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế nông – tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ.
người thợ lấy đó làm nguồn sống đúng với nghĩa của nó thì nghề dệt ở Vạn Phúc trở thành cái gốc của đời sống cũng là cội nguồn của những giá trị văn hóa tinh thần, trở thành dạng thức văn hóa mang sắc thái riêng là văn hóa nghề nghiệp. Ở làng nghề Vạn Phúc, nghề dệt đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần , tác động đến tâm lý tình cảm, phong tục tập tập quán và lề lối làm việc của làng, làm cho đặc trưng văn hóa nghề nghiệp cũng mang đậm nét tại làng Vạn Phúc.
Các sản phẩm của nghề dệt Vạn Phúc được các nghệ nhân làm ra không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn mang giá trị nghệ thuật cao, họ làm ra nhiều loại sản phẩm mẫu mã khác nhau, phong phú về thể loại đã làm dồi dào cho đời sống văn hóa xã hội và người sử dụng nó. Ở làng nghề Vạn Phúc, họ coi trọng ngày giỗ tổ nghề, vinh danh các nghệ nhân giỏi, đây cũng là nét đẹp văn hóa uống nước nhớ nguồn của cư dân làng Vạn Phúc. Lực lượng lao động có vai trò rất quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống. Lao động ở làng nghề truyền thống gồm lao động của các chủ hộ (họ thường là các nghệ nhân có tay nghề cao vì thế lao động của họ vừa là trực tiếp sản xuất vừa là lao động quản lý), lao động của những người trong gia đình (có chút ít kỹ thuật do được truyền lại) và lao động làm thuê.
Lực lượng có tay nghề kỹ thuật cao, yêu nghề, có hiểu biết về kinh doanh là lực lượng đảm bảo cho làng nghề Vạn Phúc phát triển và mở rộng sản xuất. Lực lượng lao động có vai trò rất quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống.. Để làng nghề tồn tại và phát triển bền vững, đào tạo một đội ngũ như vậy thì các nghệ nhân giỏi có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển làng nghề truyền thống khi họ tham gia vào quá trình vừa đào tạo, vừa sản xuất, vừa truyền nghề. Việc học nghề trong các làng nghề truyền thống thường được tiến hành dưới hình thức truyền nghề, chủ yếu là thợ có tay nghề cao (đa số là chủ hộ) dạy nghề cho con cái, người trong gia đình hay thợ học việc. Việc truyền nghề như vậy vừa giữ được bí quyết nghề nghiệp vừa tạo ra
một đội ngũ thợ có tay nghề và khả năng thực hành nhưng họ lại yếu về lý luận cơ sở, về các kiến thức lý thuyết liên quan tới nghề. Để có thể vừa tăng nhanh được số lượng, vừa nâng cao trình độ tay nghề cho người lạo động, đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất ở làng nghề truyền thống.
Việc giữ gìn và phát triển văn hóa làng nghề Vạn Phúc có vai trò vô cùng quan trọng cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa của làng nghề nói riêng và dân tộc Việt nam nói chung. Khi các sản phẩm của làng nghề ở Vạn Phúc đạt đến trình độ cao, nó đã mang tính giá trị nghệ thuật riêng, vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần trở thành sản phẩm của văn hóa, được coi là biểu tượng của cái đẹp mang truyền thống dân tộc khi có nhiều người trong nước và nước ngoài biết đến. .
4.3.Những tác động của chính sách cải lương hương chính đến xã hội, văn hóa làng Vạn Phúc.
Làng Vạn Phúc nằm trên địa bàn tỉnh Hà Đông và được Hoàng Trọng Phu lựa chọn để xây dựng mô hình “ làng kiểu mẫu” cho nên về tổ chức xã hội làng Vạn Phúc cũng thay đổi theo quy định của chính quyền thuộc địa.
Về tổ chức Hội đồng kỳ mục: Trước khi thực hiện cải lương hương chính thì xã hội làng xã được quản lý bằng Hội đồng tộc biểu. Các họ hợp lại thành một làng, việc làm do các hội bầu ra người trông coi gọi là tộc biểu. Tổ chức của những người đại diện tộc biểu gọi là Hội đồng tộc biểu. Căn cứ vào số lượng người trong họ mà cử đại diện, họ lớn có từ 2 đến 3 người, họ nhỏ 1 người. Trong trường hợp các họ quá nhỏ thì từ 2 đến 3 họ chung nhau cử ra một người đại diện. Tiêu chuẩn về tư cách tộc biểu là: Phải là người từ 25 tuổi trở lên; không phạm tội; có gia sản; hiểu biết; thời gian giữ tộc biểu không quán 3 năm, sau thời gian 3 năm phải tổ chức cử lại. Những người làm trong tộc biểu thì được miễn tạp dịch như: canh phòng trong làng, làm đường... Khi thực dân Pháp tiến hành cải lương hương chính, Hội đồng tộc biểu đã đổi tên thành Hội đồng kỳ mục. Tuy có sự thay đổi tên, như để tham gia kỳ mục vẫn là những người giàu có mới được tham gia.
trong việc từng bước can thiệp vào chế độ tự trị làng xã, đưa làng xã trở thành đơn vị cấp cơ sở chính thức trong hệ thống bộ máy chính quyền thuộc địa, kiểm soát được nguồn tài chính cũng như có quyền quyết định mọi hoạt động trong làng xã. Trải qua 3 lần thay đổi bộ máy quản lý làng xã, chính quyền Pháp đã từng bước đưa tầng lớp tân học có quan hệ với chính quyền thuộc địa lên nắm địa vị thống trị ở nông thôn, thay thế cho các thành phần Nho học trước đó.
Như vậy, cuộc cải lương hương chính ở tỉnh Hà Đông, chính quyền Pháp đã đạt được mục đích vì nắm trong tay quyền quyết định cuối cùng về mọi mặt ở làng xã từ bộ máy quản lý, ngân sách, kinh tế, văn hóa, xã hội ở làng xã. Còn đối với tỉnh Hà Đông, chính sách cải lương hương chính đã tác động ít nhiều đến bộ mặt làng xã như: văn minh, dân chủ hơn. Tuy nhiên, con số làng có được sự thay đổi không nhiều. Còn đại bộ phận làng xã tỉnh Hà Đông vẫn sống như trước khi chính quyền Pháp thực hiện chính sách cải lương hương chính. Có thể nói công cuộc cải lương hương chính trên địa bàn tỉnh Hà Đông đạt được một số kết quả nhất định là có sự đóng góp lớn về công sức của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu. Vai trò của ông được đánh giá "Chỉ có tỉnh Hà Đồng nhơ quan Tổng đốc Hoàng Trọng Phu có lòng nhiệt thành cổ động và trông nom đến luận thì đã có nhiều xã cải lương có kết quả" [16; tr549].
Về cơ bản bộ máy chính quyền ở Vạn Phúc thay đổi theo chính sách cải lương hương chính như đã trình bày. Điểm khác biệt của làng Vạn Phúc là tầng lớp quan lại địa phương không phải là mục đích hướng tới trong việc tranh giành quyền lực và ngôi thứ tại làng Vạn Phúc. Họ làm các chức dịch như là bổn phận và trách nhiệm đối với làng và nhanh chóng chuyển giao quyền lực khi hết nhiệm kỳ. Họ ngại làm quan, ngại va chạm và lực lượng quan lại, chức sắc cũng không có uy tín và địa vị đối với cư dân làng Vạn Phúc. Người có địa vị trong làng là những Bá hộ, những thợ thủ công giỏi, những thương nhân buôn bán giỏi mới có vai vế và uy tín đối với dân làng. Điều này cho thấy rõ tư duy tiến bộ của người dân Vạn Phúc đã vượt qua cách nghĩ dĩ nông vi bản hoặc thứ bậc sĩ, nông, công, thương của đại bộ phận dân chúng Việt Nam.
Đối với văn hóa, trước khi chưa có cải lương hương chính Vạn Phúc cũng tồn tại nhiều hủ tục như ăn uống linh đình trong ma chay cưới xin, bày đặt nhiều dịp ăn uống tốn kém như: khao vọng, tế tự, khánh lễ... nhiều nhà phải bán ruộng, vay lãi, mổ trâu, bò để khao làng. Sau này có cải lương hương chính đã quy định rõ cụ thể về việc tổ chức không được chè chén, ăn uống linh đình, giảm gánh nặng cho nhân dân, những điểm tiến bộ đó đã nhanh chóng được bà con Vạn Phúc tiếp nhận và thực hiện tốt tạo nên một diện mạo xóm làng mới của cư dân Vạn Phúc.