Tổ chức bộ máy hành chính và các thiết chế xã hội làngVạn Phúc

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 93 - 111)

Tổ chức bộ máy hành chính.

"Thực dân Pháp đã rất ý thức về việc tổ chức bộ máy hành chính cấp xã tại Việt Nam ngay từ những năm đầu hiện diện tại đây. Chính quyền thực dân thực hiện chính sách “cải lương hương chính” để can thiệp vào tổ chức quản lí cấp xã tại Nam Kì, Bắc Kì và Trung Kì" [8; tr20].

Tổ chức hành chính cấp xã chịu sự giám sát và kiểm soát tối cao của chính quyền cấp tỉnh về nhân sự cũng như mọi hoạt động của xã. Lí trưởng, xã trưởng là nguời trung gian giữa xã và chính quyền cấp tỉnh. Lí trưởng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức quản lí cấp xã. Tổ chức quản lí cấp xã với các tên gọi khác nhau như Hội đồng kì mục, Hội đồng Tộc biểu, Hội đồng Đại Kì mục và các uỷ ban thường trực hợp thành công cụ thống trị cấp cơ sở của chính quyền thuộc địa.

Ở làng Vạn Phúc tuân theo sắc lệnh của chính quyền thuộc địa tại điều 139 nghị định về cải lương hương chính cũng giống như các làng xã khác ở Bắc bộ lúc bấy giờ. Các làng xã là đơn vị cơ sở, mọi chủ trương chính sách của chính quyền thuộc địa đều nhằm biến bộ máy chính quyền cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thành công cụ đắc lực phục vụ cho bộ máy cai trị thuộc địa và mang lại lợi ích cho chúng.

Làng bản xứ, đơn vị hành chính nền tảng của chính quyền đặt dưới sự quản lí của Hội đồng Kì mục. Mỗi hội đồng phải gồm ít nhất các thành viên được liệt kê theo thứ bậc như:

Chủ tịch: Hương cả Phó Chủ tịch: Hương chủ

Các thành viên: Hương Sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương quản, Thủ bộ, Hương thân, Xã trưởng, Hương hào.

Xét đến tầm quan trọng của quyền hạn, tiếp theo các thành viên trên là Chánh lục bộ, cũng sẽ được xếp vào hàng các đại kì mục nhung không có ghế trong Hội đồng Kì mục.

Danh sách đầy đủ về kì mục của mỗi xã sẽ được lưu và bổ sung thường xuyên tại đình và các văn phòng của Chánh Chủ tỉnh. Các kì mục được tuyển chọn trong số các chủ đất của xã hoặc những người khá giả.

Hương hào phải hoàn thành công việc của một tiểu hào và tuổi từ 24 tuổi trở lên. Thời gian tại chức tối đa trong mỗi ngạch bậc ấn định là 2 năm và người được cho thực thụ được quyền giữ ngạch bậcvề thời hạn.

Thống đốc sẽ ban thống trị quy định điều kiện tư cách đối với các kì mục để được khen thưởng cho những đóng góp với làng xã.

Các đại kì mục có quyền hạn quy định như sau: - Hương cả giữ chức chủ tịch Hội đồng Kì mục;

Hương chủ thay Hương cả làm chủ tịch Hội đồng Kì mục trong trường hợp Hương cả vắng mặt.

Hương cả, Hương chủ, Hương sư và Hương trưởng có quyền chỉ đạo đối với các kì mục khác, giám sát công việc của những kì hào này theo lệ làng; Hương cả, Hương chủ, Hương sư và Hương trưởng quản lí tài sản của xã, lập ngân sách xã, giám sát chi tiêu và là những thủ quỹ của xã.

- Hương chánh cố vấn cho Trưởng thôn, Xã trưởng, Hương thân hoặc Hương hào và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các quan lại trên. Hương chánh được giao giải quyết dàn xếp các tranh chấp nhỏ giữa nhữmg người dân trong làng.

- Hương giáo được giao giáo dục hướng dẫn các kì mục trẻ dồng thời giáo dục họ vê các nghĩa vụ đối với làng xã.

- Hương quản là người đứng đấu lực lượng cảnh sát hành chính và tư pháp của làng, là trợ tá chính của Biện lítheo chức danh đó, Hương quản có nhiệm vụ truy tìm tội phạm và kẻ phạm tội.

- Thủ bộ được giao giữ, bảo quản sổ thuế, Địa bộ và văn khô của làng xã; phụ trách sổ thu và chi; quản lí động sản và vật dụng của làng xã.

- Hương thân là người đúng đầu ba kì mục chấp hành;

- Xã trưởng hoặc Thôn trưởng là trung gian giữa chính quyền và làng xã. Xã trưởng hoặc Trưởng thôn giữ triện của làng xã cũng như các hướng dẫn cửa chính quyền và đặc biệt được giao trông coi thu thuê và chuyển các loại thuế thu được về phòng thu thuế.

- Hương hào là người đứng đầu lực lượng cảnh sát làng xã, được giao thực hiện các quy định về đường sá. Hương hào đảm nhiệm chức năng của mõ toà, chuyển các trát gọi và thông báo của cơ quan tư pháp

- Hương thân, Xã trưởng hoặc Trưởng thôn và Hương hào là ba kì mục chấp hành, đảm bảo trật tự, an ninh và vệ sinh công cộng.

Chánh lục bộ là người duy nhất được giao trông giữ sổ đăng kí hộ tịch của làng xã, nếu cần có thể có sự giúp đỡ của Phó lục bộ.

Quyền kỉ luật của Hội đồng Kì mục và của các thành viên - Theo chức và cách thức các kì mục

Các kì mục đương nhiệm có quyền giam giữ người tại đinh trong thời gian cần thiết phục vụ điều tra không chính thức và sơ bộ, cho tới khi hồ sơ và người bị buộc tội được gửi tới Toà án. Những kì mục không hoàn thành nghĩa vụ được giao theo phong tục và lệ làng cũng như những quy định bắt buộc đôi với các đại kì mục có thể bị Hội đồng Kì mục phạt một khoản tiền từ 0,15 đến 3 đồng bạc, sung vào quỹ của làng.

Lý, phó trưởng : ở Vạn Phúc cũng giống như các làng khác, bầu ra lý trưởng là người đại diện cho dân làng để phụng mệnh quan và những việc được quy định theo luật lệ. Ngoại trừ những khi có công việc họp bất thường, trong tháng họp định kỳ là mồng một hay ngày rằm để triển khai các công việc của làng.

Về sổ chi thu của làng được Hội đồng dự tính vào cuối năm và tính cho năm sau thu những khoản gì, chi những khoản gì sau đó làm thành sổ thu chi cho cả năm sau và trình quan sở tại để tỉnh duyệt. Ngày thực thi được tính từ 1 tháng 1 năm dương lịch. Sổ thu chi này do chánh hương hội giữ và cho phép thu chi những khoản tiền đã dự toán trong sổ.

Đi lại và trợ cấp - Quy định chung

Trợ cấp đi đường được khấu trừ vào ngân sách của cấp chính quyền triệu tập kì mục và chỉ được thanh toán khi trình giấy triệu tập. Chỉ phí đi lại cần thiết phục vụ trưởng thu thuế và các hoạt động khác của làng xã, chi phí dẫn giải những người phạm tội hoặc mắc tội trên địa phận của làng đến toà thuc các khoản chi bắt buộc của ngân sách hàng xã.

So sánh giữa việc phân theo sự cai trị của chính quyền thuộc địa đối với làng xã Bắc kỳ thì ở Vạn Phúc có sự khác biệt như sau "Xã Vạn Phúc từ trước đến nay người nào làm Lý phó trưởng đủ 4 năm, theo lệ được làm Viên mục thì không được cấp ruộng tiền" [159].

Trong khi đó ở các xã "Phú Thứ, Phú Đô, Ngọc Trục, Mộ Lao thì có lệ giống tổng Đại Mỗ. Các bậc kỳ lý khi đương chức được dân xã đồng ý cấp cho thứ vị và cấp ruộng tiền" [159].

Có thể chính vì sự khác biệt này trong hương ước, tục lệ của Vạn Phúc khi các bậc kỳ, lý không có lợi lộc gì nhiều, khi làm chức vụ dễ gặp va chạm, mất tình làng, nghĩa xóm nên việc bầu cử các thứ bậc ở Vạn Phúc không diễn ra cạnh tranh mà hầu như là việc phải làm, hết nhiệm kỳ là thôi, họ không mặn mà hoặc đấu tranh quyết liệt để giành thứ bậc trong làng như những nơi khác.

Trong làng Vạn Phúc là một làng nghề đặc trưng nên những người có địa vị và được sự kính trọng trong làng là những nghệ nhân tài hoa, những bá hộ buôn bán giỏi và những người tham gia vào các tổ chức phường hội của làng; các tổ chức phường hội, giới, tổ chức giáp thể hiện rõ vai trò và vị trí kinh tế - chính trị của mình trong suốt một thời kỳ dài ở Vạn Phúc.

Về cơ cấu quyền lực ở Vạn Phúc, với tư cách là một làng nghề, bộ máy quan lại của tầng lớp kỳ mục không thể hiện rõ vai vế và địa vị, điều dân làng quan tâm là các tổ chức phường hội.

Làng Vạn Phúc, diện tích công điền, công thổ quá hẹp không cho phép cắt khẩu phần cho từng người, bộ máy chính quyền làng xã giao cho mỗi giáp một

khoảng nào đó để cày cấy. Mỗi giáp có trên dưới 100 người, được chia vài ba sào ruộng. Các phe giáp giao cho các gia đình luân phiên nhau cày cấy, sản lượng màu thu được dùng vào công việc chung của phe giáp.

Lệ làng quy định, mỗi giáp chịu trách nhiệm tổ chức lễ hội và phục vụ ở đình một năm. Phía ngoài tảo mạc của đình được chia thành hai dãy, mỗi dãy bảy gian để dành cho 14 giáp hội họp trong những ngày làng có việc. Kinh phí để duy trì hoạt động lễ hội nằm trong tiền bán màu của các giáp và tiền bán nhiêu, xã (là những phẩm hàm không phải do triều đình ban cấp mà do xã bán ra một cách không định kỳ để lấy tiền làm các việc công ích bất thường). Giáp nào có nhiều tiền thì mới tổ chức rước. Đứng đầu giáp là cụ cử. Giáp chịu sự điều hành của chính quyền cơ sở.

Các thiết chế xã hội của làng Vạn Phúc.

Tổ chức xã hội của một làng Việt cổ truyền được chia thành hai loại: xã hội trong gia đình (đi kèm với nó là dòng họ) và xã hội ngoài gia đình bao gồm nhiều thiết chế khác nhau như : xóm ngõ, phe giáp, phường hội, bộ máy chính trị xã hội làng xã. Các tổ chức xóm ngõ, dòng họ, bộ máy chính quyền ở Vạn Phúc cũng giống cách tổ chức ở các làng Việt khác. Vì thế, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu hai hình thức tổ chức: Phe giáp, phường hội là hai hình thức tổ chức có tính riêng biệt truyền thống nên tổ chức phường hội của làng chính là tổ chức phường cửi – một tổ chức mang tính chất nghề nghiệp.

Tổ chức phường cửi

Tầng lớp thợ dệt chiếm phần lớn trong dân cư làng Vạn Phúc và chi phối hầu hết các mối quan hệ xã hội trong làng. Tầng lớp này tập hợp nhau lại thành một tổ chức gọi là Phường cửi, mà thành viên của nó là những gia đình làm nghề dệt.

Nguyên nhân ra đời tổ chức phường cửi hay một cách gọi khác là phường dệt là do sự cần thiết phải liên hiệp và giúp đỡ lẫn nhau giữa người sản xuất cá thể. Sản xuất bao giờ cũng mang tính xã hội, một cá thể sản xuất chỉ mang tính chất

tương đối, có những khâu, những mặt bắt buộc người sản xuất phải liên hiệp với nhau. Trong nghề dệt thủ công, người sản xuất cần sự giúp đỡ của những người khác về nhân công, vốn liếng, nguyên liệu… Vì thế, tổ chức phường dệt ra đời để bổ sung những điều kiện cần thiết cho người sản xuất. Mặt khác, phường dệt ra đời để bảo vệ nghề nghiệp chuyên môn của làng, là một cách thức sinh sống dựa trên chế độ tư hữu. Bảo vệ nghề nghiệp cũng có nghĩa là tạo những điều kiện thuận lợi cho người lao động trong tổ chức phường dệt, bằng cách cạnh tranh với bên ngoài, hạn chế cạnh tranh và phân hóa bên trong, giúp đỡ bạn nghề cùng gặp khó khăn.

Phường dệt có tác dụng tích cực đối với người thợ dệt, sản xuất đòi hỏi một số vốn tối thiểu nào đó. Người thợ dệt thường không có nhiều vốn để có thể mua sắm đủ tư liệu và nguyên liệu sản xuất. Đã vậy, không phải bao giờ quy trình sản xuất cũng trôi chảy. Chỉ một khâu mắc mớ, chẳng hạn như lúc “hàng ế tơ cao”, không tiêu thụ được hàng hóa cũng có thể làm cho quy trình sản xuất bị gián đoạn. Về mặt này, phường dệt đã phát huy tác dụng của nó. Phường dệt huy động những vốn lẻ tẻ của nhiều người để sử dụng tập trung hoặc tùy từng lúc mà điều hòa theo nhu cầu của từng người. Nhờ đó những lúc cần thiết người sản xuất có thể sử dụng được một số vốn lớn hơn số vốn mình có, để tăng cường khả năng sản xuất, nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm.

Phường dệt làng Vạn Phúc tuy chưa có một quy chế rõ ràng quy định về những hoạt động của tổ chức này, nhưng đã có những luật lệ nhất định mà mọi người phải tuân theo như:

Một là, thành viên của phường phải là những người dệt giỏi, thường là ông chủ nhà hoặc là con trai cả có tuổi từ 35 – 40 trở lên.

Hai là, tôn trọng và kính nể những người tài giỏi, nhất là những người được phong chức Bá Hộ.

Ba là, đoàn kết tương trợ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn.

Vấn đề giữ bí mật nghề nghiệp của thành viên phường dệt cũng như của làng Vạn Phúc lại được quy định cụ thể như: Con gái chỉ được truyền bí quyết nghề nghiệp khi đã lấy chồng trong làng. Con gái đi lấy chồng làng khác, nhất thiết không được truyền bí quyết nghề. Muốn làm nghề dệt để sinh sống thì phải quay về làng làm cùng với gia đình. Một trong những thành viên của phường cửi để lộ bí mật nghề ngiệp ra bên ngoài thì sẽ bị đuổi ra khỏi làng và không bao giờ được sản xuất những mặt hàng do phường cửi quy định. Không được dựng máy dệt để bán cho người khác.

Ngoài ra phường cửi còn quy định những gia đình nào làm nghề dệt mà chưa phải là hội viên của phường thì không được đem hàng đi bán mà phải nhờ hội viên của phường cửi đi bán hộ. Đây là một hình thức kiểm tra ban đầu. Nếu hàng làm ra không đẹp thì không ai bán hộ cho, việc làm này nhằm giữ uy tín cho làng nghề. Như vậy, ngoài chức năng quản lý, phường dệt còn có chức năng bảo vệ, giữ gìn uy tín, chất lượng cho sản phẩm của làng nghề.

Đã là hội viên phường cửi thì bố chết con được thừa kế, gia đình nào đã vào phường cửi thì sẽ mãi mãi là hội viên, trừ khi vi phạm vào những quy định của phường cửi. Khi được gia nhập vào phường cửi, gia đình phải soạn một lễ cúng đền phường cửi vào dịp lễ hội hàng năm vào ngày mùng 7 tháng 1, âm lịch. Lễ gồm có: một mâm xôi, một con gà, một đồng bạc Đông Dương – tiền công đức cho quỹ phường cửi. Ở làng Vạn Phúc, đã làm nghề dệt thì các gia đình trước sau cũng vào phường cửi, vì nếu chưa gia nhập phường thì không được bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, như thế sẽ bị thiệt hơn so với những gia đình khác trong hội phường cửi.

Phường dệt Vạn Phúc đặc biệt chú trọng trau dồi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dìu dắt thợ trẻ. Việc kính trọng người cao tuổi, người làm nghề lâu năm, biểu hiện tinh thần quý trọng kinh nghiệm sản xuất. Trong thực tế, những người già được tôn trọng thường giữ một vai trò quan trọng trong một số khâu hoặc trong toàn bộ kỹ thuật cũng như trong việc phổ biến kinh nghiệm trong

phường. Do liên kết trong một tổ chức, có quan hệ với nhau, lại cùng lao động với nhau, mọi người trong phường có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện nâng cao tay nghề. Con cái của các thành viên phường hội ngay từ thuở nhỏ đã được học tập nghề nghiệp, không những do người lớn dạy bảo mà còn do được quan sát sản xuất trong phạm vi hoạt động của phường dệt hàng ngày đang diễn ra. Đến một tuổi nhất định chúng có thể tham gia một phần công việc. Trong hoạt động của phường cửi còn có việc thờ cúng Thánh sư để tỏ lòng biết ơn đối với người truyền nghề cho làng.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ) (Trang 93 - 111)