Triển vọng đối với thị trờng Lào

Một phần của tài liệu Khóa luận quan hệ mậu dịch biên giới giữa việt nam và các nước giáp ranh (Trang 63 - 64)

I. Cửa khẩu quốc tế

3.1.2.2.Triển vọng đối với thị trờng Lào

9. Cửa khẩu đờng 18 (Ngọc Hồi – Kon Tum)

3.1.2.2.Triển vọng đối với thị trờng Lào

Theo Quy hoạch phát triển thơng mại CHDCND Lào tới năm 2010 và Quy hoạch phát triển thơng mại tại các vùng cửa khẩu biên giới Tây-Tây Nam Việt

Nam đến năm 2010 (Bộ Thơng mại, 2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Lào giai đoạn 2001 -2005 có thể đạt tốc độ tăng trởng bình quân 20 – 22%/năm, đạt 165,2 – 179,5 triệu USD vào năm 2005.

Xuất khẩu qua tuyến biên giới Việt - Lào vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Lào. Dự kiến xuất khẩu năm 2005 đạt 140,4 – 152,6 triệu USD. Xuất khẩu tiểu ngạch cũng có triển vọng tăng nhanh đạt 174,2 – 189,2 tỷ đồng năm 2005 so với 70 tỷ đồng của năm 2000.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Lào có thể tăng 15,5 – 16,5%/ năm trong giai đoạn 2001 – 2005, đạt 229,4 – 244,7 triệu USD vào năm 2005, trong đó kim ngạch nhập khẩu qua các tuyến biên giới chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào, đạt 195 – 208 triệu USD. Nhập khẩu tiểu ngạch khó có thể tăng với tốc độ cao trong các năm tới do những mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn ở những năm trớc nh xe máy, gỗ nguyên liệu sẽ bị hạn chế dới tác động của chính sách quản lý xuất nhập khẩu hai nớc.

Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu: Đối với mặt hàng xuất khẩu, khó có thể có thể có những đột biến lớn, chủ yếu vẫn là xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản, giầy da, may mặc và một số vật t, nguyên liệu, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất của Lào và một số mặt hàng tiêu dùng, hàng nông lâm xuất khẩu qua Lào tới các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Đối với mặt hàng nhập khẩu, trong giai đoạn tới chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng đợc sản xuất từ Thái Lan nh xe máy, đồ điện dân dụng, thực phẩm chế biến, các nông lâm sản của Lào nh gỗ, song, mây, sa nhân… và một số mặt hàng quá cảnh qua Việt Nam để xuất khẩu sang các nớc khác nh cao su, cà phê… Để mở rộng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, hai n- ớc đã ký các cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho đầu t của các doanh nghiệp liên doanh tại nớc bạn. Vì vậy, hàng sản xuất tại các liên doanh của Việt Nam ở Lào có thể bổ sung cho nguồn nhập khẩu từ Lào trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Khóa luận quan hệ mậu dịch biên giới giữa việt nam và các nước giáp ranh (Trang 63 - 64)