Kim ngạch XNK tiểu ngạch

Một phần của tài liệu Khóa luận quan hệ mậu dịch biên giới giữa việt nam và các nước giáp ranh (Trang 29 - 32)

qua biên giới trên bộ (Tỷ đồng) 234,29 147,16 212,84 423,68 471,65 318,05 693,3 2500,97

1. Xuất khẩu tiểu ngạch 90,43 64,08 50,18 64,27 58,15 74,81 60,03 461,95

2. Nhập khẩu tiểu ngạch 143,86 83,08 162,66 359,41 413,5 243,24 633,27 2039,02

Nguồn: I Tổng cục Thống kê Việt Nam

Điều khác biệt của hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới với Campuchia là xuất nhập khẩu tiểu ngạch rất phát triển, chiếm khoảng 35% xuất nhập khẩu chính ngạch và cao hơn nhiều so với các vùng biên giới khác ( ví dụ biên giới Việt – Lào xuất nhập khẩu tiểu ngạch chỉ bằng 5% xuất nhập khẩu chính ngạch. So với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch tại biên giới Việt Nam – Lào , giai đoạn 1992 – 1998 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại biên giới Campuchia gấp 6,7 lần tại biên giới Việt – Lào trong đó kim ngạch xuất khẩu gấp 2,5 lần, kim ngạch nhập khẩu gấp 10,9 lần, nhập siêu gấp nhiều lần biên giới Việt – Lào.

2.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu

* Cơ cấu hàng xuất khẩu

- Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch qua biên giới trên bộ vào thị trờng Campuchia giai đoạn 1992 – 1998 và 2000 bao gồm các nhóm hàng chính:

+ Hàng bách hoá: Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng khoảng 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trờng Campuchia. Hầu hết các mặt hàng tiêu dùng này do Việt Nam sản xuất nh bột giặt xà phòng, đồ nhựa gia dụng, hàng kim loại, hàng văn phòng phẩm, đồ sứ, thuỷ tinh, sản phẩm giấy, giả da…

+ Hàng thực phẩm chế biến: Chiếm tỷ trọng 18,5% tổng kim ngạch, bao gồm các sản phẩm chế biến từ tinh bột ngũ cốc nh mỳ ăn liền, bánh kẹo các loại và các sản phẩm đồ uống nh nớc khoáng, nớc tinh khiết, nớc ngọt có ga, rợu, bia…

+ Hàng thuỷ sản: Chiếm tỷ trọng 12,6% bao gồm các sản phẩm mực đông, cá đông, tôm đông. Phần lớn các hàng hoá này đợc xuất sang thị trờng trung gian là Campuchia, sau đó lại đợc các doanh nghiệp Campuchia tái xuất sang nớc thứ 3 mà chủ yếu là Thái Lan.

+ Nhóm hàng vật liệu xây dựng: Chủ yếu là sắt thép, xi măng, tấm lợp và một số mặt hàng khác chiếm tỷ trọng 11,3%.

+ Nhóm hàng rau quả: Chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Campuchia, chiếm tỷ trọng 11,1%.

+ Hàng dệt may và giày dép: Chiếm tỷ trọng 3,4%. Những sản phẩm này một phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở thị trờng Campuchia, còn phần lớn đợc các doanh nghiệp Campuchia tái xuất sang nớc thứ 3 với xuất xứ Campuchia vì mặt hàng may sẵn đợc hởng chế độ u đãi với các quốc gia đang gặp khó khăn.

+ Các mặt hàng nh sản phẩm gỗ chiếm 2,6%; cao su chiếm 1,2%; gạo 1,1%; than đá - 1,1%, máy tính và linh kiện 1%.

+ Các mặt hàng khác nh xăng dầu, phân bón, thiết bị máy móc…chiếm tỷ trọng 23,3%. Xăng dầu là mặt hàng tái xuất và chiếm tỷ trọng khá lớn.

- Đối với cơ cấu hàng xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trờng Campuchia, chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng vật liệu xây dựng và một số mặt hàng khác. Trong đó hàng tiêu dùng bao gồm hàng thực phẩm và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng cao từ 60 – 65%.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia

STT Tên hàng Tỷ lệ% 1 Hàng bách hoá 19,5 2 Hàng thực phẩm chế biến 18,5 3 Hàng thuỷ sản 12,6 4 Hàng vật liệu xây dựng 11,3 5 Hàng rau quả 11,1 6 Hàng dệt may mặc và giày dép 3,4 7 Sản phẩm gỗ 2,6 8 Cao su 1,2 9 Gạo 1,1 10 Than đá 1,1

11 Các mặt hàng khác (xăng dầu, phân bón, thiết bị máy móc…) 23,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam * Cơ cấu hàng nhập khẩu

Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu chính ngạch từ thị trờng Campuchia đi qua các cửa khẩu biên giới trên bộ Tây Nguyên vào thị trờng Việt Nam giai đoạn 1992 – 1998 và 2000 tính theo xuất xứ hàng hoá đợc chia thành 2 nhóm lớn:

+ Nhóm 1: Các mặt hàng nông lâm thổ sản, nguyên liệu thô của Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam chiếm khoảng 65% tổng trị giá nhập khẩu. Trong đó mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất là gỗ các loại, chiếm khoảng 26% tổng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch toàn tuyến biên giới Tây

Nam. Số hàng hoá này chủ yếu đợc khai thác tại Đông Bắc Campuchia, sau đó xuất sang Việt Nam qua cửa khẩu đờng 19 (Đức Cơ - Gia Lai). Kế sau là cao su thiên nhiên chiếm khoảng 24%. Số mủ cao su này đợc sản xuất tại Đông Bắc Campuchia, đợc xuất sang Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu Mộc Bài, Vĩnh Xơng và cửa khẩu đờng 19. Một số mặt hàng nông lâm thổ sản khác có kim ngạch đáng kể nh: hạt điều, đậu nành, song mây, bột hoàng liên, da bò, da trâu và một số mặt hàng khác.

+ Nhóm 2: Các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng của Thái Lan xuất khẩu trung gian qua thị trờng Campuchia vàoViệt Nam chiếm khoảng 35% tổng giá trị nhập khẩu chính ngạch toàn biên giới Tây Nam. Trong đó một số mặt hàng kim ngạch khá lớn nh: thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá chiếm khoảng 18,6%, hàng bách hoá, hàng điện, điện tử gia dụng, hàng thực phẩm đã qua chế biến, bột ngọt, đờng, rợu, các mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, phơng tiện vận tải và một số hàng hoá khác.

- Cũng nh các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch, giai đoạn 1992 – 1998 , gỗ là mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch lớn nhất chiếm tỷ trọng 28%, thứ 2 là cao su thiên nhiên chiếm tỷ trọng 28%, thứ 3 là thuốc lá nguyên liệu chiếm 14%. Ba mặt hàng nguyên liệu này chiếm tới 70% tổng giá trị nhập khẩu tiểu ngạch, còn lại là các mặt hàng nông sản (chiếm 5%), thiết bị vệ sinh, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, thú rừng, đồ điện gia dụng…

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia

STT Mặt hàng Tỷ lệ%

1 Nhóm I: 65

Một phần của tài liệu Khóa luận quan hệ mậu dịch biên giới giữa việt nam và các nước giáp ranh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w