Các nhân tố từ các nớc láng giềng

Một phần của tài liệu Khóa luận quan hệ mậu dịch biên giới giữa việt nam và các nước giáp ranh (Trang 60 - 63)

I. Cửa khẩu quốc tế

3.1.1.3.Các nhân tố từ các nớc láng giềng

9. Cửa khẩu đờng 18 (Ngọc Hồi – Kon Tum)

3.1.1.3.Các nhân tố từ các nớc láng giềng

* Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trờng vô cùng rộng lớn có số dân hơn 1,2 tỷ ngời, hội nhập đầy đủ vào thơng mại toàn cầu, ra nhập WTO là sự kiện quan trọng không những đối với đời sống kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hởng to lớn đến thơng mại Việt Nam. Bởi gia nhập WTO sẽ đem lại cơ hội lớn để phat triển xuất khẩu

nhng cũng sẽ đem đến cho Trung Quốc những thách thức và sức ép mới do phải dỡ bỏ hàng rào bảo hộ thị trờng bấy lâu.

Vừa qua, Trung Quốc tuyên bố dành đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) cho các nớc ASEAN cha phải là thành viên WTO trong đó có Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trờng Trung Quốc một cách bình đẳng. Tuy nhiên, đến lợt mình, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trờng cho hàng hoá Trung Quốc, gây sức ép cạnh tranh ngay trên thị trờng của Việt Nam.

Mới đây nhất, ngày 4/11/2002, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc đợc ký kết mà mục tiêu là thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Hiệp định khung có nhiều điều khoản quy định mà việc thực hiện sẽ có tác động lớn đến quan hệ thơng mại hai nớc. Đây là nhân tố phải tính đến nhằm thúc đẩy hoạt động mậu dịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Rõ ràng, trong bối cảnh mới, quan hệ thơng mại Việt Nam – Trung Quốc sẽ có bớc phát triển mới, cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi Việt Nam phải có tính đến trong hoạch định chính sách và cơ chế quản lý thơng mại vùng biên.

* Lào

Là một nớc bao bọc xung quanh bởi các nớc láng giềng, gặp nhiều trở ngại trong việc giao lu với thị trờng nớc ngoài, Lào đã xác định một chiến lợc phát triển dựa vào một nền kinh tế mở với trọng tâm là tạo điều kiện phát triển thơng mại qua thông thơng đờng biên giới với các nớc láng giềng. Theo kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của Lào, từ nay đến năm 2005, Lào sẽ tập trung xây dựng và nâng cấp quốc lộ 1 và các tuyến đờng nhánh nối từ Lantui (biên giới Trung Quốc) tới các tỉnh biên giới phía Đông giáp Việt Nam; đờng quốc lộ 2 thuộc tuyến vận tải hành lang Đông - Tây từ biên giới Thái Lan qua Lào tới cửa khẩu Tây Trang nối vào quốc lộ 6 của Việt Nam; quốc lộ 6 từ Phoulao tới cửa khẩu Na Mèo; quốc lộ 7 trên tuyến hành lang Đông – Tây tới cửa khẩu Nậm Cắn, nối với quốc lộ 7 của Việt Nam thông qua cảng Cửa Lò; quốc lộ 8 nối quốc lộ 13 của Lào với cửa khẩu Cầu Treo của Việt Nam; quốc lộ 9, quốc lộ 12 và 16 trên tuyến hành lang Đông Tây kéo dài từ biên giới Thái Lan xuyên qua Lào tới cảng Vũng áng của Việt Nam và quốc lộ 18 từ biên giới giáp Đông BắcThái Lan tới tỉnh Attap giáp Việt Nam để đi ra cảng Đà Nẵng. Các tuyến đờng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong giao thơng giữa Lào, Việt Nam, Đông Bắc Thái Lan và khu vực này tới các nớc láng giềng khác.

Theo dự báo của ADB, trong 5 năm tới, kinh tế Lào sẽ phát triển ổn định với tốc độ tăng trởng GDP đạt khoảng 6,0 – 6,5%/năm, tốc độ tăng trởng xuất khẩu

đạt 8,5 – 9,5% và tốc độ tăng trởng nhập khẩu đạt 10,5 – 11%. Với sự hỗ trợ của ADB và các tổ chức quốc tế sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nhất là các tỉnh biên giới nghèo, trong đó có tỉnh Savanakhet, nơi có trục hành lang Đông – Tây chạy qua, nối Lào với Thái Lan và Việt Nam, nhằm tạo ra một thị trờng lớn, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế của khu vực này.

Theo quy hoạch phát triển thơng mại của Lào, tới năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào sẽ đạt khoảng 2008 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 957 triệu USD, nhập khẩu đạt 1081 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Lào là điện năng, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ…Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phơng tiện vận tải, nhiên liệu, sắt thép, xi măng, hàng tiêu dùng, công nghệ thiết bị…

* Campuchia

Gần đây, tình hình chính trị của Campuchia đã dần đợc ổn định, điều này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế và hoạt động đầu t thơng mại phát triển. Theo dự kiến, Campuchia sẽ trở thành thành viên của WTO vào năm tới, và nh vậy Campuchia sẽ gia nhập tổ chức này trớc Việt Nam. Điều này sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng hoá của các quốc gia khác trên thị trờng Campuchia. Mặt khác, hàng hoá của Việt Nam có cơ hội để xin gia nhập vào các nớc thứ ba thông qua hoạt động tái xuất của Campuchia và ngợc lại hàng hoá của nớc thứ ba cũng dễ dàng xâm nhập vào thị trờng Việt Nam thông qua hoạt động tái xuất của Campuchia.

Trong năm 2001 – 2005, Campuchia tiếp tục đợc các tổ chức và các nớc trên thế giới giúp đỡ về mặt kinh tế. Campuchia đã vay của ngân hàng ADB 140 triệu USD để xây dựng đờng xuyên á cao tốc dài 160 km từ PhnongPenh đến biên giới Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài đi thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thơng mại hàng hoá qua biên giới của Việt Nam và Campuchia, đặc biệt thông qua các cửa khẩu của Tây Ninh. Ngoài ra, đó còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp hàng hoá, thiết bị, dịch vụ thông qua các hoạt động đấu thầu quốc tế tại Campuchia trong thời gian tới.

Campuchia tiếp tục đợc Mỹ và EU cấp hạn ngạch hàng may mặc xuất khẩu và đợc một số quốc gia khác cho hởng chế độ u đãi vì Campuchia là quốc gia đặc biệt khó khăn. Điều này có thể tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập thị trờng nớc thứ ba thông qua hoạt động tái xuất của Campuchia, hoặc tạo ra những hình thức kinh doanh mới nh liên doanh liên kết xuất khẩu.

Chính sách phát triển kinh tế của Campuchia giai đoạn 2000 – 2005 là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá trong đó khuyến khích xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản với thuế suất bằng 0%.

Các nớc tài trợ và các tổ chức quốc tế luôn quan tâm đến vấn đề môi trờng, coi đó là vấn đề tiên quyết cho việc tài trợ. Cho nên việc nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ thị trờng Campuchia trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì Chính phủ Campuchia sẽ quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép để bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Khóa luận quan hệ mậu dịch biên giới giữa việt nam và các nước giáp ranh (Trang 60 - 63)