3.3.2.1. Tăng cường hiệu quả các chính sách kích thích sản xuất nông sản hàng hoá phát triển
Chính sách đất đai:
- Giải quyết vấn đề đất đai đối với hộ nông dân nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn với việc tập trung ruộng đất hợp lý. Cần có chính sách về
đất đai thông thoáng như chấp thuận cho việc thuê đất dài hạn để có điều kiện tích tụ ruộng đất, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá với qui mô lớn, thủ tục sang nhượng đơn giản, lệ phí thấp và thời gian nhanh chóng.
- Có chính sách thích hợp giải quyết vấn đề tích tụ đất đai trong nông thôn: Xây dựng, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: tổ kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp, kinh tế trang trại tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất phát triển. Nhằm thoã mãn nhu cầu của người có vốn và lao động muốn đầu tư phát triển nông nghiệp nhưng lại không có hoặc thiếu đất. Phát triển mạnh sự hợp tác giữa nông dân với các tổ chức kinh tế-xã hội, có như vậy mới khai thác có hiệu quả đất đai, tạo ra sản phẩm hàng hoá đủ số lượng, chất lượng cao, chủ động cạnh tranh trên thị trường.
- Khuyến khích các hộ nông dân sản xuất giỏi thành lập trang trại trồng trọt, chăn nuôi hoặc kết hợp vườn với thuỷ sản, trang trại trồng cây ăn trái, nuôi thuỷ sản và mô hình kinh doanh tổng hợp vườn-thuỷ sản-du lịch sinh thái…nhằm phát huy mặt tích cực của kinh tế trang trại là tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, đầu tư công nghệ mới để nâng cao năng suất, kết hợp giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm việc làm cho người lao động, huy động vốn nội lực của cộng động, tạo nền tảng di lên sản xuất hàng hoá lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Các cấp chính quyền địa phương cần chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng chế biến nông sản và ký kết hợp đồng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; kiểm tra, phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và nông hộ, những trường hợp vi phạm hợp đồng. Hướng dẫn nông dân dùng giá trị quyền sử dụng đất để liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp chế biến nông sản, hoặc góp vốn cổ phần khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Chính quyền cấp huyện, nhất là cấp xã cần tích cực chỉ đạo, hỗ trợ nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa; bố trí sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên liệu; giải quyết kịp thời các tranh chấp giữa người sản xuất.
- Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước để gắn kết mối quan hệ nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu thông qua việc: tạo thuận lợi về hành lang pháp lý,
cung ứng tín dụng, xây dựng các quỹ bảo hiểm rủi ro, quỹ hỗ trợ xuất khẩu; xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường; phát triển sự nghiệp khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế,...
Chính sách giải quyết vấn đề về vốn:
- Có chính sách tín dụng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn (nhất là vốn trong dân) để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nhất là đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, song phải nhanh chóng đầu tư cho khoa học- công nghệ, cho các lĩnh vực giống, cơ giới hoá, bảo quản và chế biến sản phẩm.
- Ngoài việc huy động vốn tự có và sức dân, phía Nhà nước trung ương, tỉnh, huyện cần lồng ghép các chương trình để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho nông dân có điều kiện phát triển sản xuất. Ngân hàng nông nghiệp và PTNT mở rộng hình thức cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, tránh tình trạng để dân phải vay nặng lãi, tăng vốn vay trung và dài hạn cho lĩnh vực nông nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo luật đầu tư và các chính sách của tỉnh. Kết hợp với Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, trang trại xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hóa có sức cạnh tranh cao, với qui mô lớn, tập trung, tạo những vùng nguyên liệu trọng điểm và gắn kết với doanh nghiệp có đầu ra ổn định.
- Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp theo hướng công nghệ cao dưới các hình thức DNTN, công ty Cổ phần,... để có thể tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh tập trung để nâng cao giá trị nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng cao.
- Cần có chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp gắn với vùng nguyên liêu thông qua việc hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, miễn giảm thuế và các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đủ mạnh đầu tư cho nông dân.
Chính sách đầu tư:
- Nhà nước cần đặc biệt quan tâm về đầu tư đồng bộ tới quá trình sản xuất - chế biến - xuất khẩu, cụ thể đầu tư cho các yêu cầu sau:
- Đầu tư cho vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi).
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong đó chú ý đầu tư nghiên cứu cải tạo giống, ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ gắn liền với chính sách khuyến nông từ trung ương đến cơ sở.
- Đầu tư cho nâng cấp và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vi mô và vĩ mô, nhằm xây dựng chiến lược thị trường.
Chính sách thuế:
- Điều chỉnh thời gian thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý hơn tránh mùa vụ để nông dân có thời gian lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi.
- Điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phương theo hướng tăng dần để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
- Miễn giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết đối với những sản phẩm cần phát triển mở rộng qui mô nhất là thị trường mới.
- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu tại các vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn.
- Để hỗ trợ đổi mới công nghệ cần giảm thuế nhập khẩu đối với những trang thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất - chế biến các nông sản.
- Nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho các loại cây trồng, hình thành quỹ bảo hiểm từng ngành sản phẩm. Trước mắt cần thành lập các quỹ bảo hiểm các nông sản: lúa gạo, cá tra, trái cây…Quỹ này dùng để can thiệp thị trường khi giá thị trường đột biến xuống dưới giá sàn, định hướng và giúp đỡ sản xuất trong những trường hợp đặc biệt khó khăn do thiên tai. Quỹ được trích từ phần thuế xuất khẩu và các khoản thu và đóng góp khác đối với với từng loại nông sản.
Chính sách khoa học công nghệ
Chính sách khoa học công nghệ chẳng những định hướng cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi phương thức, cách thức, phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng số lượng và chất lượng nông sản hàng hoá và dịch vụ nông nghiệp, hạ giá thành sản phẩm, tạo cho hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường
Cần nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật mới vào thực tế sản xuất. Cần có định hướng bảo hiểm và tài trợ cho cây trồng và vật nuôi mới. Tổ chức thực hiện hoàn chỉnh hơn, trên quy mô ngày càng rộng các chương trình khoa học mới IPM, INM…
Đẩy mạnh chính sách khuyến côngnhất là chế biến hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu; liên kết với các trường đại học, viện khoa học trong ngoài nước nhằm ứng dụng khoa học vào sản xuất công nghiệp, nâng cao tay nghề trình độ người lao động, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật cao; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp mở rộng hợp tác với nước ngoài.
3.3.1.2. Nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp và nông thôn
Tập trung đào tạo kỹ năng về sản xuất, quản lý và thị trường cho các hộ sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, trang trại.
Tiếp tục đầu tư nâng cao dân trí, dạy nghề, chuyên môn kỹ thuật và quản lý sản xuất, quản lý kinh tế cho 55% tổng số lao động nông nghiệp. Đồng thời, cơ cấu lại lao động theo trình độ đào tạo sơ cấp kỹ thuật, quản lý, từ trung học, cao đẳng, đại học và trên đại học cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Cần áp dụng phương pháp đạo tạo theo hình thức cử tuyển để lao động sau khi đào tạo sẽ trở về địa phương yên tâm công tác.
Tăng cường hơn nữa hoạt động khuyến nông để chuyển giao kỹ thuật cơ bản cho khoảng 90% lao động chính của các hộ nông nghiệp.
Triển khai các chương trình đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực giao dịch trong quan hệ ngoại thương, quán triệt các quy định, thông lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp không lúng túng trong quá trình hội nhập.
3.3.2.3. Đầu tư phát triển cở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhất là giao thông và thủy lợi phục vụ sản xuất thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng. Ngoài ra, theo sản xuất công nghệ cao cũng cần có những cơ sở vật chất hiện đại phục vụ sản xuất có liên quan đến các ngành khác như điện, giao thông cũng cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay việc xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp cần chú ý đến yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng để xây dựng cho phù hợp và sử dụng được lâu dài.
Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi
Đây là vấn đề rất quan trọng vì đa số công trình thủy lợi trước đây chủ yếu là phục vụ cho sản xuất lúa, nay chuyển sang phục vụ cho sản xuất rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi thủy sản cho nên cần có đầu tư mới hoặc bổ sung mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất.
Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng khép kín diện tích trồng cây hàng năm, chủ động tưới tiêu, nhanh chóng nâng cấp hệ thống công trình bờ bao ở các xã cù lao và các khu vực trồng cây ăn trái tập trung ở ven sông cũng như nội đồng, nhằm chủ đông tưới tiêu phục vụ thâm canh, đa dạng hoá cây trồng và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
Đầu tư xây dựng thuỷ lợi công trình thuỷ lợi cần phải chú trọng đề phòng và ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống.
Nâng cấp hoàn thiện giao thông nông thôn
Đảm bảo 100% số xã đều có đường ô tô tới trung tâm xã, thuận lợi cả mùa mưa và mùa khô, thông suốt liên hoàn và hoà được với mạng lưới đường Quốc lộ, tỉnh lộ; đồng thời xây dựng đường bộ (đan, bê tong, nhựa) đến tận ấp, giao thông thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, trong đó có tác động tích cực đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững, góp phần đổi mới kinh tế-xã
hội nông thôn, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Giao thông nông thôn là huyết mạch của giao lưu kinh tế, góp phần phát triển kinh tế hàng hoá, tạo mối liên kết trong lưu thông hàng hoá nông sản vốn dễ hư hỏng và không để được lâu, lại có tính chất mùa vụ. Do đó, phải tập trung mọi nguồn lực để xây dựng giao thông đi trước một bước, tạo động lực cho kinh tế-xã hội nông thôn phát triển.
Tóm lại, Vĩnh Long là tỉnh có lợi thế về nông nghiệp, sản phẩm đa dạng như lúa gạo, rau màu, khoai lang, cây ăn trái, gia súc, gia cầm và thủy sản. Tuy nhiên, để đột phá trong phát triển nông nghiệp cần chọn sản phẩm chủ lực để có hướng đầu tư và tiêu thụ. Vì vậy, Nhà nước cần có những giải pháp chỉ đạo, phục vụ sản xuất, đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo người nông dân yên tâm phát triển sản xuất, cũng là tiền đề cho việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
KẾT LUẬN
Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hoá tỉnh Vĩnh Long, tác giả rút ra được các kết luận sau:
Vĩnh Long có tài nguyên thiên nhiên hội đủ các điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hóa theo hướng thâm canh, tăng năng suất phù hợp cho phát triển nông nghiệp hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Đây chính là lợi thế vượt trội so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cũng như các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên phần lớn các mặt hàng nông sản của tỉnh Vĩnh Long (lúa gạo, trái cây, thủy sản, khoai lang, rau sạch,…) đều là sản phẩm thô vì nông dân còn đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng nguyên liệu tập trung, chưa chú trọng đúng mức đến sản xuất các mặt hàng này theo tiêu chuẩn GAP.Trong đó, có nhiều loại trái cây đặc sản ngon có tiếng, được người tiêu dùng trong ngoài nước biết đến và thời gian qua Vĩnh Long đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu cho bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình,… Tuy nhiên, số lượng sản phẩm thương hiệu mạnh còn ít. Hiện các mặt hàng nông sản của Vĩnh Long thiếu sự liên kết cả hệ thống từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu. Công nghệ sau thu hoạch ở tỉnh chưa theo kịp tốc độ phát triển của khu vực. Mặt khác, tỉnh cũng chưa có vùng nguyên liệu lớn nên cũng không có khả năng cung ứng theo hợp đồng với số lượng lớn, trừ mặt hàng gạo, nên lợi thế cạnh tranh còn rất yếu.
Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường thì xu hướng giảm lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm dựa trên tài nguyên đất nông nghiệp và nguồn lao động giản đơn rẻ. Do vậy, nếu không có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì hàng hóa Vĩnh Long sẽ gặp khó khăn trong xuất khẩu cũng như tiêu thụ tại sân nhà. Vĩnh Long phải xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, phát triển bền vững trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá, tận dụng lợi thế tạo ra nông sản hàng hoá có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Mục tiêu hướng đến của
nông nghiệp Vĩnh Long là sản xuất nông sản chất lượng cao với thương hiệu mạnh, xây dựng nền sản xuất nông nghiệp toàn diện gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, trong đó chú trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trong giai đoạn mới, tỉnh cần nắm bắt các cơ hội và hạn chế các thử thách đặt ra thì nông sản hàng hoá của Vĩnh Long sẽ ngày càng phát triển một cách bền vững hơn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà cũng như của cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp & PTNT(2012) - Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo