Các giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 108 - 126)

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá

Như trên đã phân tích, nguyên nhân có tính bao trùm cản trở khả năng và hiệu quả xuất khẩu nông sản là do chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định, không đồng đều, khối lượng phân tán nhỏ bé. Để thúc đẩy xuất khẩu, cần áp dụng các biện pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mọi mặt và đa dạng của khách hàng. Do vậy giải pháp chất lượng sản phẩm là giải pháp có tính chiến lược trước mắt cũng như lâu dài.Vì vậy mà giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất cần thực hiện ngay đó là nâng cao chất lượng nông sản đồng thời góp phần nâng cao giá trị của hàng hoá nông sản. Đây là một vấn đề khó khăn và để thực hiện được cần phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp từ khâu sản xuất-chế biến- bảo quản-tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, chăm sóc, chế biến và bảo quản nông sản

Thứ nhất, giải pháp về giống

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu thì giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và có tính chất quyết định. Đối với các mặt hàng nông sản như gạo, trái cây, rau củ,... giống có ảnh hưởng đến năng suất chất lượng màu sắc, kích cỡ, độ thơm ngon của hạt, khả năng phòng chống sâu bệnh.

Ðể có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới thì điều cốt tử là tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy cần cải tạo, phát triển các loại giống có năng suất cao và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất để tạo sức mạnh cung cấp cho thị trường những nông sản có chất lượng tốt. Nhằm vượt qua rào cản về chất lượng, ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng chương trình giống

nông nghiệp, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lai tạo giống, thay thế các giống cũ có năng suất thấp…Với chương trình này, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã từng bước nâng cao chất lượng.

Tiếp tục thực hiện chương trình giống nông nghiệp, chương trình giống nông nghiệp đã có tác động tích cực đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng hàng hoá nông sản.

- Nâng cao tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp để phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, từng bước tạo tập đoàn giống nông nghiệp, thủy sản ngày càng đa dạng, phong phú và có nhiều đặc tính sinh học, kinh tế vượt trội so với các giống hiện có. Nâng cao năng lực chọn tạo giống, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra nhiều giống mới có đặc tính tốt, năng suất chất lượng cao; phục tráng giống đặc sản địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân, thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống nhằm hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung ứng, phù hợp với kinh tế thị trường (xã hội hoá công tác giống).

- Đầu tư nâng cao năng lực quản lý chất lượng giống, phổ biến các quy định pháp luật liên quan về công tác giống nông nghiệp đến từng hộ nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học đưa việc sản xuất kinh doanh giống phát triển, nâng cao chất lượng giống phục vụ tốt cho sản xuất. Tăng cường công tác quản lý Nhà Nước đối với các giống cây trồng, vật nuôi về chất lượng và dịch bệnh, bảo đảm có giống tốt phục vụ sản xuất.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất các cơ sở nhân giống, trung tâm giống của tỉnh, các trạm nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống thuộc trung tâm giống nông nghiệp, với hệ thống nhân giống đủ mạnh, cả về quy mô, công nghệ thiết bị và con người, ứng dụng công nghệ sinh học vào nhân giống.

- Đề xuất chính sách khuyến khích Trung tâm giống và các cơ sở nhân giống vệ tinh của Trung tâm, tạo điều kiện để nông dân có thể nhanh chóng tiếp cận các giống mới đưa vào sản xuất trên đồng ruộng của mình.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, liên kết với chương trình giống quốc gia (Viện, trường, công ty giống) để tạo đầu vào và đầu ra thuận lợi cho hoạt động nhân và kinh doanh giống nông nghiệp.

+ Giống lúa: nâng cao chất lượng lúa giống, hình thành và hoàn thiện hệ thống mạng lưới sản xuất lúa giống nguyên chủng cung ứng cho nhân giống xác nhận, nâng cao năng suất, chất lượng lúa hàng hóa trong tỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa thị trường trong và ngoài nước. Sử dụng các giống lúa đặc sản có chất lượng cao: Jasmine 85, MTL 250, OMCS 2000 và một số giống tốt được tuyển chọn trong quá trình sản xuất.

Quy hoạch vùng sản xuất ổn định từ 1 đến 2 giống lúa có các đặc tính tương đồng, đảm bảo chất lượng gạo ổn định, xây dựng vùng nguyên liệu lúa trên cơ sở liên kết 4 nhà và sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để giảm giá thành, tăng chất lượng để chủ động cạnh tranh, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Vĩnh Long.

+ Giống cây ăn trái, rau màu: ứng dụng có chọn lọc các thành tựu công nghệ sinh học, chọn lọc các giống cây có giá trị kinh tế, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Sử dụng các giống đặc sản, giống thuần, không sâu bệnh (bưởi Năm roi, cam sành, quýt đường, sầu riêng...

+ Phát triển những giống cây ăn quả có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng cao cấp để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nghiên cứu các giống cây trồng vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thời vụ thay đổi.

Thứ hai, giải pháp về khâu chăm sóc

Đầu tư nghiên cứu khoa học, đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá. Đầu tư vào khoa học-công nghệ và ứng dụng kỹ thuật là gia tăng chất và lượng của lực lượng sản xuất vào nông nghiệp, đây chính là hướng đầu tư kinh tế và đem lại hiệu quả nhanh nhất.

Trong đó, ưu tiên trước hết cho lĩnh vực chọn nhập nội, nhân giống cây con có đặc tính tốt, tạo ra bước đột phá về năng suất cũng như về chất lượng. Đây là tiền đề làm tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá ở thị trường trong nước và quốc tế.

- Cùng với công tác giống, việc chuyển giao khoa học kĩ thuật tiến bộ cho nông dân ứng dụng vào trong sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm và tăng thêm lợi nhuận cho nhà nông.

Tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ (nhất là công nghệ sinh học) phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đưa công tác khuyến nông tới tận cơ sở, các xã-ấp thuộc vùng sâu, vùng xa. Cải tiến trình độ và phương pháp khuyến nông, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng của cán bộ khuyến nông. Hoàn chỉnh mô hình mẫu và tăng cường tập huấn cho nông dân về những biện pháp, kỹ thuật canh tác, tập trung vào những cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: lúa, bưởi Năm roi, khoai lang và một số loại rau thực phẩm có giá trị cao,...v.v.

+ Đối với lúa: ứng dụng chương trình thâm canh lúa tổng hợp, thực hiện mô hình cộng đồng sản xuất lúa theo hướng bền vững: 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm...tại hầu hết các huyện trong tỉnh. Tổ chức chứng nhận VietGAP trên lúa.

+ Đối với cây ăn trái: chăm sóc đúng kỹ thuật để đạt năng suất cao và điều chỉnh ra quả trái vụ để tăng lợi thế cạnh tranh.

+ Đối với rau màu luân canh với lúa (bắp, khoai lang, đậu nành...) Tích cực thâm canh để tăng năng suất, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

+ Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh cá tra và đa dạng hoá các thủy đặc sản khác như: cá Điêu hồng, lươn, ếch,.. Phát triển hợp lý diện tích nuôi cá tra ao công nghiệp theo hướng cân đối môi trường nước cho ao nuôi và nước sinh hoạt của dân. Tăng diên tích nuôi cá trên ruộng lúa ở những nơi có điều kiện, đặc biệt trong vụ Thu Đông (lúa vụ 3). Nhân rộng phương pháp nuôi theo hướng GAP. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát giống thuỷ sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và nguồn giống nhập về tỉnh.

- Bảo vệ môi trường hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Tiến hành rộng khắp phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) tạo điều kiện cho thiên địch phát triển, nhất là cho lúa, rau và cây ăn trái để tạo ra sản phẩm sạch và sử dụng phân bón theo phương pháp INM, tránh ô nhiễm môi trường, đồng thời tránh tồn trữ chất độc hại trên sản phẩm.

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa có số lượng lớn và chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tập trung nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và cây ăn trái. Áp dụng các qui trình sản xuất tiên tiến và tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGap vào sản xuất các nông sản chủ lực của tỉnh như: lúa, cây có múi, cá tra, khoai lang và một số loại rau.

Tiếp tục đầu tư cho chương trình cơ giới hoá nông nghiệp, tập trung vào các khâu: làm đất, gặt đập, sấy và bảo quản sản phẩm, vận chuyển. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa chương trình tín dụng cho vay đầu tư mua máy gặt, máy sấy, máy làm đất và vận chuyển theo lộ trình trả chậm. Đối với Vĩnh Long, do bình quân ruộng đất/hộ thấp, cần tổ chức tốt các tổ hợp tác, HTX, trang trại nhằm lien kết sản xuất tạo điều kiện cho cơ giới hoá phát triển, có như vậy mới phát huy công suất máy móc, thiết bị.

Cơ giới hoá, giải phóng lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động là tiền đề cho một nền nông nghiệp sản xuất lớn, góp phần tăng chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản của tỉnh.

Thứ ba, giải pháp về công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch

Đặc điểm của nông sản là tươi sống, chịu sự tác động của tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Các doanh nghiệp chế biến cần có hướng dẫn tỉ mỉ cho hộ nông dân về quy trình, công nghệ, phương pháp bảo quản, các yêu cầu về chất lượng, thời hạn bảo quản, phương tiện phơi sấy, phân loại xử lý. Công nghệ chế biến và khâu bảo quản tốt sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, từ đó tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường.

-Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch vào công đoạn sơ chế, bảo quản, chế biến. Nâng cao giá trị gia tăng trong chế biến lương thực, thực phẩm và nuôi trồng thủy sản.

+ Đầu tư mạnh công nghệ sau thu hoạch vào quá trình sản xuất, đặc biệt là bảo quản lúa gạo, trái cây.Vì nông sản là sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, là các sản phẩm dễ hỏng vì vậy mà khâu bảo quản đóng vai trò quan trọng không chỉ đảm bảo đủ số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng của nông sản.

+ Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng; áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại trái cây, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực.

+ Đối với lúa: cần có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng và nâng cấp hệ thống kho chứa, sấy lúa quy mô lớn, hiện đại. Từ đó các doanh nghiệp có điều kiện mua lúa cho nông dân, chất lượng đảm bảo, chủ động nguồn hàng xuất khẩu, tăng giá trị và lợi thế cạnh tranh.

+ Công nghệ sau thu hoạch rau quả còn “thô sơ” vì vậy muốn đạt hiệu quả cao, tăng thu nhập, nông dân nên liên kết lại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã; đầu tư xây nhà đóng gói, kho lạnh bảo quản đạt tiêu chuẩn theo quy mô vùng sản xuất.

Đầu tư công nghệ sau thu hoạch một cách hợp lý đòi hỏi phải có vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp. Mặt khác, cần đẩy mạnh việc xã hội hóa trong ứng dụng công nghệ sau thu hoạch. Nếu nông dân được tiếp cận một cách bài bản thì sẽ giải quyết được bài toán về nâng cao giá trị của nông sản hàng hoá Vĩnh Long nói riêng và của vùng ĐBSCL nói chung.

- Tiếp đến là khâu chế biến, chúng ta cần cải tiến và đổi mới công nghệ chế biến. Bởi lẽ, công nghệ chế biến nông sản của tỉnh rất lạc hậu chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới. Chính vì vậy, xuất khẩu chủ yếu là nông sản thô hoặc sơ chế, sản phẩm còn đơn điệu, bao bì, mẫu mã chưa đa dạng làm giảm đi rất nhiều giá trị của chúng.

+ Để phát triển công nghệ chế biến, một mặt, nhà nước cần phải có các giải pháp hỗ trợ tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, kết hợp nhập khẩu các công nghệ cao, nhằm đổi mới quy trình sản xuất, thiết bị theo hướng tiến tiến, hiện đại. Ưu tiên cho những công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng công nghệ đem lại giá trị gia tăng cao.

+ Mặt khác, nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, cần tăng cường hỗ trợ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản chế biến.

+ Có chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp chế biến, nhất là bảo quản, chế biến trái cây, rau, thịt, thuỷ sản đông lạnh phục vụ xuất khẩu, để thời gian tới các mặt hàng trên được chế biến với giá trị tăng cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số mặt hàng xuất khẩu của tỉnh.

Chế biến gạo: Cần tập trung đầu tư phát triển các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao theo công nghệ liên hoàn từ khâu sấy khô, bảo quản đến xay xát chế biến, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá trị cao đồng thời hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chương trình khuyến công tiếp tục hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất xây dựng dự án vay vốn tín dụng đổi mới công nghệ chế biến.

Chế biến rau quả: Tập trung xây dựng và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm rau quả giúp nhà vườn tiêu thụ được sản phẩm vừa nâng cao giá trị của rau quả. Xâydựng các vùng sản xuất trái cây hàng hóa tập trung, đủ điều kiện cung ứng nguyên liệu chế biến dồi dào, không hạn chế cho các nhà máy.

Chế biến thuỷ sản: Tận dụng triệt để công suất chế biến hiện có, đồng thời nâng cấp điều kiện nhà xưởng hiện đại hoá trang thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, chuyển dần từ chế biến thô sang chế biến tinh, tăng tỷ trọng sản phẩm làm sẵn, ăn liền để có thể đưa sản phẩm vào các siêu thị.

+ Cần thực hiện nghiêm chỉnh khâu kiểm tra chất lượng hàng trước khi giao,

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 108 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)