Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản dựa trên phát triển các lợ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 102)

Quá trình phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ 20 cho thấy trong khi nhiều nước khác tài nguyên dồi dào nhưng rất ít thành công trong cạnh tranh thị trường

(như một số nước Nam Á và châu Phi) thì có nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên nhưng lại có năng lực canh tranh cao (như Nhật Bản, Hàn Quốc) nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao.

Các chính sách công nghiệp hoá ở các nước Đông Á đã dẫn đến những thay đổi trong sản xuất công nghiệp, tạo ra những biến đổi về lợi thế so sánh, từ công nghiệp sử dụng nhiều lao động chuyển sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Song điều quan trọng hơn cả là những nước này đã dần dần nhận thức được rằng sức lao động rẻ đang mất dần tính sắc bén trong cạnh tranh. Con đường để cạnh tranh có hiệu quả là phải giảm hàm lượng lao động và tăng hàm lượng tư bản tương ứng trong giá thành sản phẩm và theo đó là việc nâng cao trình độ kỹ thuật và cải tiến chất lượng.

Đối với Việt Nam nói chung, Vĩnh Long nói riêng lợi thế về tài nguyên và sức lao động rẻ cũng đang giảm dần ý nghĩa trong cạnh tranh. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một số sản phẩm Việt Nam có lợi thế so sánh nhờ vào khối lượng xuất khẩu lớn, chi phí lao động thấp, nhưng khi tham gia vào thị trường thế giới thì năng lực cạnh tranh do những lợi thế ấy mang lại đang có xu hướng giảm dần. Trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam dựa trên các lợi thế so sánh với các sản phẩm nêu trên, xét về dài hạn, rất khó mang lại năng lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững cho Việt Nam. Đồng thời, lợi thế cạnh tranh dựa trên chi phí lao động rẻ cũng đang bị đe dọa bởi sự gia nhập ngày càng đông đảo của các nước có mức thu nhập thấp vào thị trường quốc tế. Vì vậy, cần hoàn thiện và bổ sung các yếu tố tạo ra lợi thế so sánh mới.

Quán triệt quan điểm này cần phải vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh để phân tích và tìm ra những nông sản có ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu phù hợp với từng vùng sinh thái, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có chi phí và giá thành thấp so với thế giới. Đặc biệt cần khai thác triệt để những lợi thế cạnh tranh để phát triển đặc sản của từng vùng, từng địa phương gắn với thị trường xuất khẩu. Chú trọng đầu tư cho các vùng sản xuất tập trung chuyên canh lớn tạo thành các

vùng nguyên liệu có chất lượng cao cho chế biến và xuất khẩu. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư công tác nghiên cứu khoa học, nâng cấp và đổi mới công nghệ chế biến, đầu tư công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại v.v… để dần từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.

3.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản dựa trên phát triển các lợi thế cạnh tranh mới (chiến lược, quy hoạch, chính sách)

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố tác động đến hoạt động của các cơ sở kinh doanh .Vì vậy một cơ sở kinh doanh hay một sản phẩm muốn phát triển tất yếu phải có một môi trường kinh doanh thụân lợi. Đối với một quốc gia, một vùng hay một địa phương như tỉnh, thành phố môi trường kinh doanh luôn hội đủ các yếu tố về Chính trị, chính sách và luật pháp, Kinh tế, Xã hội và Khoa học& Công nghệ. Ngoài bốn nhóm nhân tố trên các yếu tố khác cũng có thể được tính đến khi xem xét môi trường vĩ mô là các nguồn lực tự nhiên. Các yếu tố môi trường vĩ mô này tác động đến hầu hết các hoạt động đầu tư kinh doanh trong mọi lĩnh vực và mọi doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh là một yếu tố động thường xuyên thay đổi. Trong giai đoạn hiện nay xu thế toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại trên thế giới đang mở ra những triển vọng và cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế đồng thời cũng đưa lại những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, địa phương. Biết phát huy đặc điểm của thời đại với sức mạnh của dân tộc và địa phương để tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu đối với chính quyền. Bởi vậy, Chính phủ và các chính quyền địa phương đang ra sức hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với năng suất cao hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn.

Cũng như các địa phương khác trong cả nước,Vĩnh Long cũng luôn phải chịu những tác động ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên của một quốc gia. Vì vây tỉnh Vĩnh Long cũng như mọi tỉnh, thành phố khác đều nằm trong những tác động chi

phối hay ảnh hưởng chung của các chính sách hay điều kiện xã hội của cả nước. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là trong bối cảnh chung đó tỉnh Vĩnh Long phải hiểu và nhận biết một cách tốt nhất để “phản ứng”, để có đối sách phù hợp, tranh thủ các điều kiện có lợi, cơ hội và "né tránh" thách thức, để tạo được môi trường kinh doanh thông thoáng giúp các cơ sở kinh doanh, các ngành sản phẩm của địa phương phát triển.

3.1.4. Kết nối các chủ thể tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao sức cạnh tranh (nông dân, doanh nghiệp, Nhà nước, hiệp hội). tranh (nông dân, doanh nghiệp, Nhà nước, hiệp hội).

Phát triển sản xuất-xuất khẩu hàng nông sản phải dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu. Tạo hành lang pháp lý về chính sách, cơ chế quản lý và thủ tục hành chính thông thoáng, minh bạch để có đủ sức hấp dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng nông sản. Áp dụng chính sách bảo hộ nông nghiệp hợp lý để giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh. Gắn trách nhiệm của bộ máy lãnh đạo, bộ máy quản lý ở từng địa phương với các cộng đồng người hưởng lợi. Coi trọng sự tham gia của cộng đồng dân cư nông thôn trong việc đưa ra quyết định phát triển nông nghiệp-nông thôn trong hiện tại cũng như trong tương lai.

3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 Long đến năm 2020

3.2.1. Mục tiêu phát triển sản xuất nông sản hàng hoá của Vĩnh Long

Phát triển sản xuất nông sản theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh của tỉnh, đồng thời chú trọng phát triển các mặt hàng có giá trị tăng thêm cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô.

Giữ vững thị trường xuất - nhập khẩu hiện có, khai thác thị trường mới trên cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương, khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa thông qua các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu lớn.

Phấn đấu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt 460 triệu USD, năm 2020 là 925 triệu USD, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 11,24%/năm, 2016-2020 là 15 %/năm, cả giai đoạn 2011-2020 là 13,12%/năm.

Do yêu cầu tiêu dùng của dân cư trong tỉnh không lớn so với nhiều sản phẩm nông sản như lúa gạo, trái cây, thịt, trứng... và qui mô sản xuất hàng hóa của nhiều nhà máy không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong tỉnh mà còn tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến hàng hàng năm tỉnh Vĩnh Long có thể cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu sau đây:

Bảng 2.20: Dự báo khối lượng nông sản hàng hóa ra khỏi tỉnh Vĩnh Long

Hàng hóa Đơn vị tính Khối lượng xuất ra khỏi tỉnh Trong đó Cho TT trong nước Cho TT ngoài nước 1. Gạo 1000 tấn 350 - 400 350 - 400 2. Thịt các loại 1000 tấn 150 - 170 150-170

3. Trứng Triệu quả 260 - 350 260 - 350

4. Trái cây các loại 1000 tấn 650 - 700 450 - 500 200 - 250 5.Thủy sản đông lạnh 1000 tấn 50 - 70 50 - 70

Nguồn: Sở công thương tỉnh Vĩnh Long

3.2.2. Định hướng phát triển sản xuất nông sản hàng hoá của tỉnh Vĩnh Long Long

Phát triển nông nghiệp toàn diện (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên cơ sở sử dụng tài nguyên hiệu quả và hợp lý; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi lớn, tạo ra nông sản hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn đi đôi với xây dựng nông thôn mới tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí và thu nhập cho người lao động nông thôn.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 4,5 - 5,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020; Tỷ trọng GDP nông lâm ngư nghiệp so với GDP chung của tỉnh tương ứng theo từng giai đoạn là 21,93% năm 2015 và 13,89% năm 2020.

Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha nông nghiệp tính bằng giá so sánh năm 1994 là 74 triệu đồng năm 2015 và 97 triệu đồng/ha vào năm 2020. Tính theo giá thực tế tương ứng theo từng thời kì trên là 160 triệu đồng và 300 triệu đồng/năm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản đạt 320 triệu USD năm 2015 và 500 triệu USD năm 2020.

- Trồng trọt:

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất những loại nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định đem lại giá trị và sản lượng cao. Cụ thể: Chuyển đổi cơ cấu chuyên trồng 03 vụ lúa sang cây ăn trái, luân canh hai lúa- 1 màu; kết hợp trồng 02 lúa, nuôi tôm càng xanh, cá.

+ Dự kiến đến năm 2020 các sản phẩm chủ yếu từ trồng trọt là: Lúa 512 ngàn tấn; bắp 20 ngàn tấn; rau đậu các loại khoảng 550 ngàn tấn; trái cây các loại 800 ngàn tấn.

- Phát triển thủy sản:

+ Phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 của tỉnh thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, có hiệu quả cao. Trong đó chú trọng đến những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định.

+ Đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chăn nuôi có sản phẩm đáp ứng nhu cầu địa phương và tham gia tích cực vào thị trường xuất khẩu, đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hóa tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hoá, chủ động trong sân chơi hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Vĩnh Long cần đưa ra nhiều giải pháp mang tính chủ động và đột phá nhằm phát triển bền vững nền nông nghiệp tỉnh nhà .

3.3.1. Các giải pháp trực tiếp

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá

Như trên đã phân tích, nguyên nhân có tính bao trùm cản trở khả năng và hiệu quả xuất khẩu nông sản là do chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định, không đồng đều, khối lượng phân tán nhỏ bé. Để thúc đẩy xuất khẩu, cần áp dụng các biện pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mọi mặt và đa dạng của khách hàng. Do vậy giải pháp chất lượng sản phẩm là giải pháp có tính chiến lược trước mắt cũng như lâu dài.Vì vậy mà giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất cần thực hiện ngay đó là nâng cao chất lượng nông sản đồng thời góp phần nâng cao giá trị của hàng hoá nông sản. Đây là một vấn đề khó khăn và để thực hiện được cần phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp từ khâu sản xuất-chế biến- bảo quản-tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, chăm sóc, chế biến và bảo quản nông sản

Thứ nhất, giải pháp về giống

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu thì giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và có tính chất quyết định. Đối với các mặt hàng nông sản như gạo, trái cây, rau củ,... giống có ảnh hưởng đến năng suất chất lượng màu sắc, kích cỡ, độ thơm ngon của hạt, khả năng phòng chống sâu bệnh.

Ðể có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới thì điều cốt tử là tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy cần cải tạo, phát triển các loại giống có năng suất cao và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất để tạo sức mạnh cung cấp cho thị trường những nông sản có chất lượng tốt. Nhằm vượt qua rào cản về chất lượng, ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng chương trình giống

nông nghiệp, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lai tạo giống, thay thế các giống cũ có năng suất thấp…Với chương trình này, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã từng bước nâng cao chất lượng.

Tiếp tục thực hiện chương trình giống nông nghiệp, chương trình giống nông nghiệp đã có tác động tích cực đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng hàng hoá nông sản.

- Nâng cao tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp để phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, từng bước tạo tập đoàn giống nông nghiệp, thủy sản ngày càng đa dạng, phong phú và có nhiều đặc tính sinh học, kinh tế vượt trội so với các giống hiện có. Nâng cao năng lực chọn tạo giống, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra nhiều giống mới có đặc tính tốt, năng suất chất lượng cao; phục tráng giống đặc sản địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân, thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống nhằm hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung ứng, phù hợp với kinh tế thị trường (xã hội hoá công tác giống).

- Đầu tư nâng cao năng lực quản lý chất lượng giống, phổ biến các quy định pháp luật liên quan về công tác giống nông nghiệp đến từng hộ nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học đưa việc sản xuất kinh doanh giống phát triển, nâng cao chất lượng giống phục vụ tốt cho sản xuất. Tăng cường công tác quản lý Nhà Nước đối với các giống cây trồng, vật nuôi về chất lượng và dịch bệnh, bảo đảm có giống tốt phục vụ sản xuất.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất các cơ sở nhân giống, trung tâm giống của tỉnh, các trạm nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống thuộc trung tâm giống nông nghiệp, với hệ thống nhân giống đủ mạnh, cả về quy mô, công nghệ thiết bị và con người, ứng dụng công nghệ sinh học vào nhân giống.

- Đề xuất chính sách khuyến khích Trung tâm giống và các cơ sở nhân giống vệ tinh của Trung tâm, tạo điều kiện để nông dân có thể nhanh chóng tiếp cận các giống mới đưa vào sản xuất trên đồng ruộng của mình.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, liên kết với chương trình giống quốc gia (Viện, trường, công ty giống) để tạo đầu vào và đầu ra thuận lợi cho hoạt động nhân và kinh doanh giống nông nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)