có thể cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu sau đây:
Bảng 2.20: Dự báo khối lượng nông sản hàng hóa ra khỏi tỉnh Vĩnh Long
Hàng hóa Đơn vị tính Khối lượng xuất ra khỏi tỉnh Trong đó Cho TT trong nước Cho TT ngoài nước 1. Gạo 1000 tấn 350 - 400 350 - 400 2. Thịt các loại 1000 tấn 150 - 170 150-170
3. Trứng Triệu quả 260 - 350 260 - 350
4. Trái cây các loại 1000 tấn 650 - 700 450 - 500 200 - 250 5.Thủy sản đông lạnh 1000 tấn 50 - 70 50 - 70
Nguồn: Sở công thương tỉnh Vĩnh Long
3.2.2. Định hướng phát triển sản xuất nông sản hàng hoá của tỉnh Vĩnh Long Long
Phát triển nông nghiệp toàn diện (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên cơ sở sử dụng tài nguyên hiệu quả và hợp lý; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi lớn, tạo ra nông sản hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn đi đôi với xây dựng nông thôn mới tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí và thu nhập cho người lao động nông thôn.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 4,5 - 5,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020; Tỷ trọng GDP nông lâm ngư nghiệp so với GDP chung của tỉnh tương ứng theo từng giai đoạn là 21,93% năm 2015 và 13,89% năm 2020.
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha nông nghiệp tính bằng giá so sánh năm 1994 là 74 triệu đồng năm 2015 và 97 triệu đồng/ha vào năm 2020. Tính theo giá thực tế tương ứng theo từng thời kì trên là 160 triệu đồng và 300 triệu đồng/năm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản đạt 320 triệu USD năm 2015 và 500 triệu USD năm 2020.
- Trồng trọt:
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất những loại nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định đem lại giá trị và sản lượng cao. Cụ thể: Chuyển đổi cơ cấu chuyên trồng 03 vụ lúa sang cây ăn trái, luân canh hai lúa- 1 màu; kết hợp trồng 02 lúa, nuôi tôm càng xanh, cá.
+ Dự kiến đến năm 2020 các sản phẩm chủ yếu từ trồng trọt là: Lúa 512 ngàn tấn; bắp 20 ngàn tấn; rau đậu các loại khoảng 550 ngàn tấn; trái cây các loại 800 ngàn tấn.
- Phát triển thủy sản:
+ Phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 của tỉnh thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, có hiệu quả cao. Trong đó chú trọng đến những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định.
+ Đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chăn nuôi có sản phẩm đáp ứng nhu cầu địa phương và tham gia tích cực vào thị trường xuất khẩu, đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hóa tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hoá, chủ động trong sân chơi hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Vĩnh Long cần đưa ra nhiều giải pháp mang tính chủ động và đột phá nhằm phát triển bền vững nền nông nghiệp tỉnh nhà .