Vĩnh Long nằm kẹp giữa sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên, nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL; đồng thời có quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch nối ĐBSCL với ĐNB chạy qua huyện Bình Minh, Tam Bình, Long Hồ và thành phố Vĩnh Long dài 46 km, với cầu Mỹ Thuận kết nối với Tiền Giang; cầu Cần Thơ kết nối với thành phố Cần Thơ và các tỉnh phía Tây tạo cho Vĩnh Long có điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Ngoài ra còn có các tuyến quốc lộ 53, 54, 57, 80 góp phần đưa Vĩnh Long đến gần với Trà Vinh, Đồng Tháp…Đặc biệt Vĩnh Long có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi cả trong nước và quốc tế thong ra biển Đông và ngược lên Campuchia.
Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường, thì vị trí địa lý đã tạo cho Vĩnh Long lợi thế vượt trội so với các tỉnh khác của ĐBSCL là có thể chủ động sản xuất ra nông, thuỷ sản gần như quanh năm (có nước ngọt quanh năm, chịu ảnh hưởng của lũ nhẹ hơn vùng Đồng Tháp Mười). Hàng hoá nông sản (kể cả giống cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản) từ Vĩnh Long toả đi toàn vùng rất thuận lợi và Vĩnh Long rất có cơ hội trở thành một trung tâm bảo quản-chế biến và giao dịch nông sản hàng hoá lớn của ĐBSCL, nhất là các loại rau, trái cây đặc sản,…
Tuy nhiên, Vĩnh Long lại Nằm kế cận thành phố Cần Thơ (thành phố trực thuộc Trung ương), một cực tăng trưởng của Nam Bộ và cách thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 135 km)-một đô thị lớn, là trung tâm công nghiệp-dịch vụ- khoa học công nghệ lớn của cả nước, nên khă năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đến với Vĩnh Long bị phân cực. Mặt khác, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống khu vực nông thôn thiếu đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu những doanh nghiệp đủ điều kiện làm đối tác liên doanh, khó thu hút vốn đầu tư về với Vĩnh Long.
Gắn vị trí địa lý với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi thì tỉnh Vĩnh Long có thế mạnh hình thành nền nông nghiệp toàn diện, đa canh, thâm canh có hiệu quả cao với các nông sản chiến lược là: trái cây đặc sản, lúa, rau màu-thực phẩm, cá tôm nước ngọt, thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bảng 2.1: Đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Long Địa Phương Diện tích (km2) Dân số (người) Đơn vị hành chính Thi trấn Phường Xã Toàn tỉnh 1.504,90 1.028.550 6 7 94 1.TP. Vĩnh Long 48,01 138.299 7 4 2.Long Hồ 193,17 161.270 1 - 14 3.Mang Thít 159,85 99.378 1 - 12 4.Vũng Liêm 294,43 159.453 1 - 19 5.Tam Bình 290,60 153.985 1 - 16 6.Bình Minh 96,63 87.807 1 - 5 7.Trà Ôn 267,14 134.951 1 - 13 8.Bình Tân 158,07 97.407 - - 11
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vinh Long 2011