Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hoá

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 27)

hoá

 Các yếu tố tác động trực tiếp: - Điều kiện sản xuất:

Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên(đất, nước, chế độ thuỷ văn, khí hậu, sinh vật,…) là nhân tố quyết định trực tiếp đến sản xuất nông sản. Việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của từng vùng, miền khác nhau sẽ góp phần tạo ra những nông sản đặc trưng có lợi thế cạnh tranh cao.

- Giống, phương thức canh tác

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu thì giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và có tính chất quyết định. Đối với các mặt hàng nông sản như gạo, trái cây, rau củ,... giống có ảnh hưởng đến năng suất chất lượng màu sắc, kích cỡ, độ thơm ngon của hạt, hạt nguyên hay hạt vỡ, khả năng phòng chống sâu bệnh. Để có giống tốt cần phải đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu lai tạo ra và áp dụng những giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao phù hợp với các vùng, có cơ chế phù hợp, giải quyết thỏa đáng các quan hệ lợi ích giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp, hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình cụ thể.

Phương thức canh tác có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản, việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ canh tác mới hoặc phương thức canh tác hữu cơ bền vững với một quy trình khép kín từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, quản lý các dư lượng có hại đối với sản phẩm đến khâu thu hoạch, bảo quản sẽ góp phần tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn, với chi phí thấp và chất lượng cao.

- Năng suất, sản lượng: Trong cơ chế thị trường khi có một cây trồng có năng suất, chất lượng cao, sản lượng lớn và nếu có giá thành thấp thì sản phẩm ấy có sức cạnh tranh cao có khả năng kiểm soát cung- cầu trên thị trường.

- Giá nông sản: Chi phí sản xuất (giá thành) nông sản là chỉ tiêu quyết định năng lực cạnh tranh nhờ giá cả. Cạnh tranh bằng giá cả là chiến lược hiệu quả của DN, được áp dụng rộng rãi trong việc giành thị phần và tăng doanh thu sản phẩm.

- Chất lượng: Yêu cầu về chất lượng nông sản ngày càng nâng cao, bên cạnh tiêu chuẩn về phẩm chất, hương vị thì tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng. Ở các nước phát triển, các chính phủ và các hội nghề nghiệp, hội bảo vệ người tiêu dùng đều rất quan tâm đến tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn nông sản. Vì thế, tiêu chuẩn về chất lượng - nhất là tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành bộ phận cấu thành sức cạnh tranh của hàng nông sản.Từ đó đòi hỏi việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản phải gắn liền với yêu cầu nâng cao chất lượng, sản xuất sạch từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, lưu thông nông sản.

- Công nghệ bảo quản sau thu hoạch: Nông sản là sản phẩm tươi sống. Đặc điểm nổi bật của sản xuất nông nghiệp là quá trình diễn ra các biến đổi về sinh học gắn với sự tác động của tự nhiên. Trong nhiều trường hợp, khi kết thúc quá trình sản xuất nông nghiệp, do những tác nhân bên ngoài có thể làm biến đổi nhanh chóng phẩm chất của nông sản. Vì thế, hiện nay việc tiêu dùng nông sản của con người thường diễn ra dưới hai dạng: dạng nông sản tươi sống và nông sản được chế biến. Dù theo dạng nào cũng phải giữ được chất lượng nông sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến tay người tiêu dùng là yêu cầu cấp bách. Do đó sức cạnh tranh của hàng nông sản không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của sản xuất nông nghiệp mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, hiệu quả của công nghệ sau thu hoạch, chế biến bảo quản nông sản.

 Các nhân tố gián tiếp

- Tính hợp lý của viêc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước và địa phương trong từng thời kỳ:

Kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ đi lên từ nông nghiệp ở châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc ... cho thấy, việc xác định đúng vai trò của nông nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ có vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở xác định đúng vai trò của nông nghiệp từng thời kỳ,

Nhà nước hoạch định hệ thống chính sách tương thích để phát triển nông nghiệp và nền kinh tế như chính sách đầu tư, chính sách đất đai, chính sách thương mại nông sản,...

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống giao thông vận tải:

Ảnh hưởng của hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống giao thông vận tải đến sức cạnh tranh của hàng nông sản. Hệ thống kết cấu hạ tầng không chỉ tạo điều kiện cho sự vận động của hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng mà còn trực tiếp tham gia cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, trình độ phát triển của hệ thống giao thông, hệ thống điện, thuỷ lợi,... và phí sử dụng của chúng đã chi phối rõ rệt đến sức cạnh tranh của hàng nông sản. Không những thế, trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng và khoa học công nghệ còn có khả năng mở rộng không gian của sản xuất nông nghiệp.

- Hệ thống luật pháp và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân:

Hệ thống luật pháp và chính sách có vai trò ngày càng tăng đối với sản xuất nông nghiệp. Luật pháp và chính sách của Nhà nước, như: chính sách đầu tư, chính sách đất đai, chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần... có tác động rõ rệt đến việc nâng cao sức cạnh tranh của nước ta. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các chính sách của Nhà nước, như: chính sách thuế, chính sách kiểm dịch động thực vật, chính sách cạnh tranh, chính sách bảo hộ hợp lý nông nghiệp trong nước... có tác động rất to lớn đến sức cạnh tranh của hàng nông sản.

- Trình độ và hiệu quả của các ngành kinh tế liên quan đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa:

Trước đây vào những năm 60,70 của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã tính toán rằng, trong 100% giá trị cuối cùng của nông sản đưa ra thị trường thì phần của nông nghiệp đóng góp khoảng 70%, phần của công nghiệp và dịch vụ liên quan chỉ đóng góp khoảng 30%. Ngày nay, trong nhiều mặt hàng nông sản, phần đóng góp của nông nghiệp chỉ khoảng 22-30%, còn lại là phần của công nghiệp và dịch vụ có

liên quan. Đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện hiện tại là sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ nông sản.

- Trình độ khoa học, công nghệ của sản xuất nông nghiệp và của công nghiệp, dịch vụ có liên quan:

Trình độ khoa học, công nghệ nông nghiệp là “khâu có tính đột phá” trong việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Khoa học, công nghệ ở đây được xem xét theo nghĩa rộng bao gồm cả khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn. Ngoài việc hoạch định luật pháp, chính sách như ở trên đã phân tích, trình độ khoa học, công nghệ còn được thể hiện ở việc xác định cơ cấu, chiến lược kinh doanh của các đơn vị kinh doanh nông nghiệp và các nội dung quản trị khác.

1.2. Khái niệm về nông sản hàng hóa, nông sản chủ lực 1.2.1. Khái niệm về nông sản hàng hóa

Trong hoạt động của kinh tế nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải để thoã mãn nhu cầu cá nhân của người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường thì được gọi là sản hàng hoá (hay nông sản hàng hoá). Nông sản hàng hoá là tế bào kinh tế của nền nông nghiệp hàng hoá. (Theo TS. Trần Xuân Châu, Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam thực trạng và giải pháp)

Nông sản hàng hóa là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đánh giá thông qua các tiêu chí: chất lượng, giá cả, thương hiệu, thị trường và sự khác biệt của sản phẩm…và nó là nhân tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp về cơ bản được xây dựng trên năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp và nó là điều kiện để duy trì, củng cố và phát triển năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá bởi các nhân tố như: Tiềm lực của doanh nghiệp (vốn, hạ tầng, trình độ công nghệ, nhân lực); năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung ứng; thị trường và thương hiệu của doanh nghiệp…Các yếu tố

trên đều có vai trò cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chúng thể hiện những vai trò khác nhau trong đó con người (nhân lực) đóng vai trò quyết định.

1.2.2. Khái niệm nông sản chủ lực

 Khái niệm về sản phẩm chủ lực

Theo QĐ số 712/QĐ/TTg ngày 21.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia “ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và Thông tư của Bộ Khoa học- Công nghệ số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29.12.2010. Định nghĩa sản phẩm chủ lực như sau: “Sản phẩm, hàng hóa chủ lực là sản phẩm, hàng hóa đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, ngành kinh tế địa phương được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học và công nghệ cao; kim ngạch xuất khẩu cao; có tiềm năng xuất khẩu lớn; sản phẩm, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước”.

Xác định sản phẩm chủ lực thường dựa vào các tiêu chí sau: - Tỉ trọng của sản phẩm trong GDP phải cao;

- Đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách;

- Phải gây được hiệu quả tốt theo phản ứng dây chuyển đến sự phát triển các ngành khác hoặc có tác động lôi kéo các ngành khác phát triển theo; - Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu;

- Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; - Khả năng cạnh tranh cao;

- Tiềm năng thị trường tương đối lớn; - Hiệu quả kinh tế cao

Nông sản chủ lực là sản phẩm của ngành nông- lâm-ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, ngành kinh tế địa phương được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học và công nghệ cao; kim ngạch xuất khẩu cao; có tiềm năng xuất khẩu lớn; sản phẩm, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc địa phương.

 Sản phẩm có khả năng cạnh tranh

Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khi có mức giá thấp hơn các sản phẩm tương tự với chất lượng ngang bằng hay cao hơn.

Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động.

Theo M.Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáo của mình để tạo ra sản phẩm có giá thành thấp và sụ dị biệt của sản phẩm.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là những thế mạnh mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để chiến thắng trong cạnh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:

+ Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.

+ Lợi thế về sự khác biệt hóa: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.

Thông thường việc xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào 4 tiêu chí:

- Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. - Tính cạnh tranh về giá cả.

- Khả năng thâm nhập thị trường mới.

- Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh. Nhìn chung đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phải xem xét các mặt:

phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng cung cấp ổn đinh, giá cả sản phẩm và công tác tiếp cận thị trường của sản phẩm.

 Tiêu chí chọn lựa các sản phẩm chủ lực

Để hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh một cách cơ bản các sản phẩm này phải đạt được những tiêu chí đặt ra:

- Sử dụng tốt nhất những lợi thế hiện có;

- Có chỉ số giá thành thấp, chi phí sản xuất thấp; - Chất lượng sản phẩm cao;

- Năng lực sản xuất lớn;

- Góp phần quan trọng trong việc phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế; - Có khả năng góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác;

- Gia tăng doanh số cho xuất khẩu; - Tạo thêm việc làm.

Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực của tỉnh Vĩnh Long

* Năng lực sản xuất:

- Sản phẩm đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, chế biến, xuất khẩu;, có khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu an toàn cho công nghiệp chế biến và tiêu thụ tươi, sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh. Quy trình sản xuất, công nghệ hiện đại, tiên tiến.Ưu tiên sản phẩm mang tính đặc thù, đặc sản của tỉnh.

* Thị trường tiêu thụ :

- Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng trưởng nhanh, ổn định.

- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm còn cao. - Thương hiệu có uy tín trong và ngoài nước.

- Sản phẩm có tham gia vào thị trường xuất khẩu từ 15% sản lượng trở lên (hoặc doanh thu).

- Sản phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, khu vực. - Sản phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

- Sản phẩm tự công bố tiêu chuẩn cơ sở, hài hoà tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

* Chiến lược phát triển sản phẩm

- Doanh nghiệp sản xuất phải có chiến lược phát triển sản phẩm.

- Các cơ quan quản lý địa phương tỉnh, huyện có chiến lược phát triển ngành, sản phẩm của địa phương.

* Hiệu quả kinh tế xã hội

- Sản phẩm có giá thành bằng hoặc thấp hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường. - Thu nhập của người lao động phải bằng hoặc cao hơn thu nhập trung bình của vùng hay của tỉnh.

- Sản phẩm thu hút được nhiều lao động

- Sản phẩm áp dụng qui trình sản xuất sạch hoặc có biện pháp bảo vệ môi trường. - Đóng góp cho ngân sách đia phương.

 Các nông sản chủ lực của tỉnh Vĩnh Long được xác định bao gồm:

Căn cứ vào các tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực của tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long đã xác định các nông sản chủ lực dựa mức độ đóng góp trong GDP

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)