Khái niệm nông sản chủ lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 31 - 34)

 Khái niệm về sản phẩm chủ lực

Theo QĐ số 712/QĐ/TTg ngày 21.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia “ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và Thông tư của Bộ Khoa học- Công nghệ số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29.12.2010. Định nghĩa sản phẩm chủ lực như sau: “Sản phẩm, hàng hóa chủ lực là sản phẩm, hàng hóa đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, ngành kinh tế địa phương được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học và công nghệ cao; kim ngạch xuất khẩu cao; có tiềm năng xuất khẩu lớn; sản phẩm, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước”.

Xác định sản phẩm chủ lực thường dựa vào các tiêu chí sau: - Tỉ trọng của sản phẩm trong GDP phải cao;

- Đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách;

- Phải gây được hiệu quả tốt theo phản ứng dây chuyển đến sự phát triển các ngành khác hoặc có tác động lôi kéo các ngành khác phát triển theo; - Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu;

- Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; - Khả năng cạnh tranh cao;

- Tiềm năng thị trường tương đối lớn; - Hiệu quả kinh tế cao

Nông sản chủ lực là sản phẩm của ngành nông- lâm-ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, ngành kinh tế địa phương được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học và công nghệ cao; kim ngạch xuất khẩu cao; có tiềm năng xuất khẩu lớn; sản phẩm, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc địa phương.

 Sản phẩm có khả năng cạnh tranh

Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khi có mức giá thấp hơn các sản phẩm tương tự với chất lượng ngang bằng hay cao hơn.

Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động.

Theo M.Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáo của mình để tạo ra sản phẩm có giá thành thấp và sụ dị biệt của sản phẩm.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là những thế mạnh mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để chiến thắng trong cạnh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:

+ Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.

+ Lợi thế về sự khác biệt hóa: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.

Thông thường việc xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào 4 tiêu chí:

- Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. - Tính cạnh tranh về giá cả.

- Khả năng thâm nhập thị trường mới.

- Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh. Nhìn chung đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phải xem xét các mặt:

phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng cung cấp ổn đinh, giá cả sản phẩm và công tác tiếp cận thị trường của sản phẩm.

 Tiêu chí chọn lựa các sản phẩm chủ lực

Để hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh một cách cơ bản các sản phẩm này phải đạt được những tiêu chí đặt ra:

- Sử dụng tốt nhất những lợi thế hiện có;

- Có chỉ số giá thành thấp, chi phí sản xuất thấp; - Chất lượng sản phẩm cao;

- Năng lực sản xuất lớn;

- Góp phần quan trọng trong việc phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế; - Có khả năng góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác;

- Gia tăng doanh số cho xuất khẩu; - Tạo thêm việc làm.

Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực của tỉnh Vĩnh Long

* Năng lực sản xuất:

- Sản phẩm đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, chế biến, xuất khẩu;, có khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu an toàn cho công nghiệp chế biến và tiêu thụ tươi, sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh. Quy trình sản xuất, công nghệ hiện đại, tiên tiến.Ưu tiên sản phẩm mang tính đặc thù, đặc sản của tỉnh.

* Thị trường tiêu thụ :

- Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng trưởng nhanh, ổn định.

- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm còn cao. - Thương hiệu có uy tín trong và ngoài nước.

- Sản phẩm có tham gia vào thị trường xuất khẩu từ 15% sản lượng trở lên (hoặc doanh thu).

- Sản phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, khu vực. - Sản phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

- Sản phẩm tự công bố tiêu chuẩn cơ sở, hài hoà tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

* Chiến lược phát triển sản phẩm

- Doanh nghiệp sản xuất phải có chiến lược phát triển sản phẩm.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)