Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, sản xuất nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng. Năm 2009, tổng sản phẩm (GDP) nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 51,87%; năm 2010 đạt 50,58% tổng GDP toàn tỉnh (theo giá hiện hành).Tốc độ tăng (GDP) nông lâm ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2001-2010 là 5,96%/năm. Trong nông nghiệp hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng có diện tích lớn, đạt năng suất và chất lượng cao, điển hình là cây đặc sản truyền thống như: Bưởi Năm roi ở Bình Minh, cam sành Tam Bình, khoai lang Bình Tân,...v.v.
Bảng 2.4: Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
(Giá thực tế) ĐVT: %
Cơ cấu GTSX 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trồng trọt 72.89 77.80 73.45 69.76 69.36 69.85 68.41
Chăn nuôi 24.01 18.62 22.75 26.97 26.86 25.85 27.38
Dịch vụ NN 3.10 3.58 3.81 3.28 3.77 4.30 4.21
- Trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong nông nghiệp, giá trị sản xuất năm 2005 là 72,89%, năm 2010 giảm xuống còn 69,85% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt giảm 4,48% từ năm 2005-2011.
- Chăn nuôi chưa thật sự là ngành sản xuất chính, tỷ trọng giá trị sản xuất năm 2005 là 24,01%, đến năm 2011 tăng lên 27,38%. Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tăng vụ đã tới ” ngưỡng” thì sự mất cân đối kéo dài giữa trồng trọt và chăn nuôi được xem là nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp.
- Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3.10% năm 2005, đến năm 2010 tăng lên 4.30%, năm 2011giảm xuống 4,21%. Dịch vụ nông nghiệp có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng cho thấy nông nghiệp Vĩnh Long đang mất dần lợi thế và thời cơ được thiên nhiên ưu đãi.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, hình thành nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao.Trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 50% giá trị sản xuất nông nghiệp, nhưng đã có xu hướng giảm.Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm và còn nhiều yếu tố chưa bền vững, trong đó nổi lên vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản, thiên tai, dịch bệnh cần phải được dự báo và giải quyết kịp thời tạo bước đi vững chắc cho nền nông nghiệp hàng hoá; đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Giá HH)
Năm 2005 2006 2008 2009 2010 2011 Tổng số(%) 100 100 100 100 100 100
Lúa 49.30 44.8 52.24 48.91 46.58 47.08 Bắp 0.06 0.061 0.062 0.07 0.07 0.074
Cây chất bột có củ 3,89 4.17 4.44 4.77 5.75 9.59 Cây công nghiệp 4.39 4.56 4.16 4.26 4.51 6.43
Cây ăn quả 33.86 34.39 25.80 27.05 28.14 21.47 Rau, đậu, gia vị 7.32 10.60 11.39 12.94 14.25 13.68 Cây lâu năm khác 0.02 0.23 1.04 1.20 1.24 1.0
Sản phẩm phụ
trồng trọt 1.16 1.18 0.86 0.81 0.74 0.68
Khai thác tổng hợp tài nguyên thiên nhiên trong kinh tế thị trường thì Vĩnh Long có ưu thế nhất so với các tỉnh ĐBSCL về đa dạng hoá cây trồng. Song, trên thực tế lúa nước luôn chiếm vị trí số một, năm 2000 chiếm 58,43% GTSX ngành trồng trọt, đến năm 2005 còn 49,3%, năm 2009 là 48,91%, năm 2010 là 45,32%. Tuy nhiên, từ năm 2006 khi khả năng xuất khẩu được khơi dậy thì giá lúa đã tăng lên, hiện naytrên 5000 đồng/kg, người nông dân đã phần nào yên tâm hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao quá trình giảm diện tích lúa vụ 3(Thu Đông), thực hiện luân canh tăng diện tích rau màu bị chậm lại.
Sau lúa phải kể đến cây ăn trái, chiếm tỷ trọng đáng kể trong trồng trọt, nếu năm 2000 chiếm 27,70%và năm 2005 tăng lên 33,86%, năm 2009 chỉ còn 27,1%, năm 2010 đạt 28,14%. Tổng giá trị sản xuất cây ăn quả năm 2010 đạt 2.611.036 triệu đồng, tăng 3 lần so với năm 2000. Sản lượng các loại cây ăn trái chủ yếu năm 2005 đạt 306 ngàn tấn, năm 2009 là 355 ngàn tấn, năm 2010 tăng lên 412 ngàn tấn.
Cây rau, đậu thực phẩm đã có sự phát triển, giá trị sản xuất năm 2010 chiếm 14,3%, cao hơn năm 2000 là 9,6%, cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,3%).
Tiềm năng luân canh cây màu trên đất lúa là khá lớn, song những năm qua chưa thực hiện được nhiều, đặc biệt là có tiến bộ kỹ thuật về giống đậu nành, đậu đỗ, rau các loại. Nguyên nhân chính do thiếu thị trường nên phát triển không ổn định, cần sớm có tác đồng bộ từ xây dựng cơ bản (thuỷ lợi) đến giống và kỹ thuật canh tác cũng như bảo quản, chế biến đối với các loại cây như: rau, khoai lang, bắp, đậu nành,... đưa tỷ trọng cây màu lên khoảng 16-17% trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Tóm lại, giá trị sản xuất nông nghiệp, đều có xu thế tăng về giá trị; trong đó tốc độ tăng cao là trái cây, rau đậu, thực phẩm. Song, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp còn mất cân đối và chậm chuyển đổi, chưa tận dụng tốt các cơ hội và khai thác tối ưu các tiềm năng, trong trồng trọt chỉ có cây ăn trái và lúa đang hoán đổi diện tích và tỷ trọng sản xuất cho nhau. Do vậy, chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải được xem là việc làm cấp thiết và không thể thiếu trong phát
triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhưng thiếu tính bền vững, thị trường tiêu thụ khó khăn, nông dân chưa yên tâm đầu tư. Doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, kho trử nông sản, cơ hội cho người nông dân bán nông sản theo giá có lợi còn thấp. Việc thực hiện Quyết định 80 của Chính phủ chưa mạnh và đều khắp, hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân về tiêu thụ nông sản chưa nhiều. Thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Vĩnh Long chưa nhiều, thiếu liên kết. Lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản còn bỏ ngõ.