Những điểm mạnh về năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hoá của

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 94 - 96)

- Khai thác và tận dụng tiềm năng diện tích đất, mặt nước đưa vào phát triển nông sản và thủy sản theo nhiều loại hình sản xuất khác nhau.

- Giá trị xuất khẩu nông sản chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh với các nông sản chủ lực như: gạo, trái cây, cá tra, …Chi phí sản xuất nguyên liệu hàng hoá thấp, nhiều nông sản có năng suất cao, sản lượng lớn có sức cạnh tranh cao so với các tỉnh ĐBSCL.

- Chất lượng nông sản được nâng cao đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhiều chương trình sản xuất trái cây theo hướng an toàn chất lượng được đưa vào áp dụng trên vườn cây ăn trái, trong đó khuyến khích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tạo lợi thế cạnh tranh cao, nhất là trên thị trường xuất khẩu.

- Sản xuất nông sản đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào trong sản xuất, thực hiện qui trình canh tác tập trung theo hướng công nghệ cao và đảm bảo an toàn nông sản. Đã hình thành được một số vùng chuyên canh lúa, khoai lang, bưởi, cam, nhãn, rau thực phẩm…có quy mô khá lớn, với chất lượng ngày càng được cải thiện. Tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Theo phân tích kinh tế các mô hình sản xuất đã mang lại lợi nhuận cho các hộ nuôi trồng nông sản thu nhập khá, cải thiện cuộc sống của người nông dân.

- Việc phát triển nông sản chủ lực của tỉnh đả góp phần giải quyết một lượng lao động có việc làm ổn định ở nông thôn với thu nhập tăng và góp phần duy trì bảo vệ trật tự an ninh.

- Đã xây dựng được thương hiệu cho một số nông sản chủ lực của tỉnh: Đến nay, Cục Sở Hữu trí tuệ, Bộ Khoa học-Công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho 3 đơn vị, với 2 loại trái cây đặc sản của Vĩnh Long gồm: cam sành Tam Bình, bưởi Năm Roi Hoàng Gia và bưởi Năm Roi Mỹ Hòa. Nhờ vậy, trái cây Vĩnh Long đã đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng toàn diện và bền vững.

- Thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, hiện có một số loại rau, quả của các hợp tác xã (HTX) : Tân Quới, Thành Lợi (Bình Tân), Phước Hậu (Long Hồ), Tân Ngãi (Vĩnh Long), HTX bưởi Năm roi Mỹ Hoà ( Bình Minh),... đã đưa sản phẩm vào được các hệ thống siêu thị vùng ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh.

Nhiều loại nông sản được thị trường nước ngoài chấp nhận: gạo xuất khẩu nhiều nhất đến thị trường các nước Châu Phi, Philippin, Trong Quốc; thuỷ sản được xuất khẩu đến các nước EU, Châu Á, trong đó nhiều nhất là Nga, Singapo, Tây Ban Nha, Anh, ..; bưởi Năm roi được ưa chuộng ở Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan,..

- Qua nhiều năm, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trên các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện, cơ giới hóa…và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: công tác khuyến nông, giống, bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp… về cơ bản đã và đang phát huy tác dụng.

- Cùng với phát huy năng lực mới tăng thêm của các dự án sản xuất trong khu công nghiệp Hòa Phú, khu công nghiệp Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các dự án vay vốn Quỹ đầu tư phát triển, vốn tín dụng, giúp doanh nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long kết hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại - đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, phát triển thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chủ lực của tỉnh.

- Các chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản đã tác động tích cực đến sự phát triển cho nông sản Vĩnh Long. Ví dụ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; hay chính sách cho các hộ nông dân và doanh nghiệp vay vốn để sản xuất và tiêu thụ nông sản; chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn , nông dân đến năm 2015 và định hướng đến 2020.

Dựa trên những thành tựu đã đạt được, với ưu thế cạnh tranh và những định hướng sẵn có, sản xuất nông nghiệp Vĩnh Long cần không ngừng phát huy tốt hơn về mọi mặt để thành công trong thời hội nhập WTO.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 2020 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)