6. Kết cấu luận văn
3.2.5. Các giải pháp nâng cao tính sẵn sàng
3.2.5.1 Nâng cao năng lực dự báo nhu cầu sản xuất và nguyên vật liệu
Từ hạn chế trong thực trạng chất lượng dịch vụ logistics ở FVSC về tính sẵn sàng, tác giả nhận thấy FVSC nên có thay đổi trong công tác dự báo, kiểm soát để chạy sẵn hàng tồn kho và nguyên vật liệu đầu vào. Thay vì chỉ dựa trên lịch sử mua hàng từ các khách hàng mua thường xuyên, FVSC nên áp dụng các phương pháp dự báo nhu cầu sản xuất và nguyên vật liệu.
a)Dự báo nhu cầu sản xuất:
FVSC có thể áp dụng phương pháp dự báo định lượng cho nhu cầu sản xuất theo các bước sau:
Bước 1:Chuẩn bị.
Xác định mục tiêu và lựa chọn sản phẩm cần dự báo là dây đai thun hay sợi bọc thun. Tiếp đó xác định loại dự báo mà công ty lựa chọn. Sau đó là thu thập số liệu, có thể thu thập bằng cách tổng hợp sản lượng 3 tháng quá khứ liền kề. Bộ phận dự báo tổng hợp sản lượng dây đai thun và sợi bọc thun đã sản xuất tại nhà máy của
70
3 tháng liền kề vừa qua và kiểm tra sản lượng bằng cách so sánh doanh thu tương ứng.
Bước 2: Tiến hành dự báo.
Phương pháp san bằng số mũ là phương pháp dự báo dễ sử dụng và rất thuận tiện sử dụng trên máy tính. Nó cũng là phương pháp tính số trung bình di động nhưng không đòi hỏi có nhiều số liệu trong quá khứ. Ta sử dụng phương pháp san bằng số mũ bậc 1 – giản đơn như sau:
- Gọi FDt là dự báo nhu cầu ở tháng t, FDt được tính theo công thức sau:
FDt = FDt-1 +α ( Dt-1 - FDt-1)
Trong đó: FDt là dự báo nhu cầu ở tháng t. FDt-1 là dự báo nhu cầu ở tháng t -1. Dt-1 là nhu cầu thực tế tháng t-1
α là hệ số san bằng số mũ bậc 1 ( 0 ≤ α ≤ 1)
- Việc xác định hệ số α là rất quan trọng vì α sẽ cho ta kết quả dự báo chính xác hay không chính xác. Việc xác định α thường căn cứ vào kinh nghiệm cũng như sự nhạy cảm của người làm công tác dự báo vì chúng ta không có công thức nào dự báo chúng [5]. Để đánh giá mức độ chính xác của dự báo, ta dùng chỉ tiêu độ lệch tuyệt đối bình quân MAD – Mean Absolute Deviation (dm).
MAD = ∑ | |
Trong đó: Di: Nhu cầu thực tế thời kỳ i FDi: Dự báo nhu cầu thời kỳ i n: số kỳ tính toán.
Tính kết quả dự báo theo bảng 3.1, sau đó chọn mức α mà hệ số MAD là bé nhất. Từ đó ta sẽ có dự báo nhu cầu sản xuất cần có, đưa thông tin này đến trên
71
mạng nội bộ để bộ phận mua hàng, bộ phận hỗ trợ sản xuất nắm được nhu cầu trong thời gian sắp tới.
Bảng 3.1: Biểu mẫu dự báo nhu cầu sản xuất theo phƣơng pháp san bằng số mũ giản đơn Tháng Nhu cầu thực tế Dự báo α = 0.1 α = 0.2 α = 0.3 α = 0.4 α = 0.5 α = 0.6 1 2 3 4 ... 12
( Nguồn: tác giả đề xuất)
b) Dự báo nhu cầu nguyên vật liệu.
Từ kết quả dự báo nhu cầu sản xuất trên, FVSC có thể căn cứ vào đó mà tiến hành dự báo nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để có kế hoạch đặt hàng và quản lý nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất.
3.2.5.2. Mối quan hệ với nhà cung cấp
Phòng mua hàng cần tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp để chọn các nhà cung cấp có năng lực đáp ứng cho công ty đảm bảo giao hàng đúng hạn, với số lượng và chất lượng đạt yêu cầu. Công ty có kế hoạch mua hàng dài hạn và cung cấp thông tin cho nhà cung cấp để nhà cung cấp ổn định giá và chuẩn bị đáp ứng nhu cần của công ty kịp thời. Ngoài ra, bộ phận mua hàng cũng cần liên kết với kế hoạch nguyên vật liệu chặt chẽ nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kịp thời, đồng thời bộ phận mua hàng cũng cần liên kết chặt chẽ với kế hoạch sản xuất, dự báo nhu cầu để toàn bộ hoạt động công ty hướng tới mục tiêu chung của công ty. Trong quá trình hợp tác với nhà cung cấp, công ty nên định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa và dịch vụ từ bên nhà cung cấp để dễ dang quản lý, kiểm soat nguồn đầu vào, phát hiện sai sót nếu cò và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
72
3.2.5.3. Sử dụng hệ thống ERP trong quản lý hàng tồn kho.
Phần mềm ERP cho phép công ty theo dõi hàng tồn kho chính xác và xác định được mức hàng tồn kho tối ưu, nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lưu động và đồng thời giúp tăng hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là ERP sẽ giúp FVSC: (1) Hỗ trợ phòng kho vận tổ chức kho hiệu quả: thực hiện việc khai báo và tổ chức hệ thống kho theo nhiêu cấp độ khác nhau từ tổng kho xuống đến các vị trí quầy, kệ trong các kho. (2) Quản lý vật tư hàng hóa chặt chẽ bằng các tiêu chí dùng để định nghĩa vật tư. Trong hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm vẫn phân biệt được hàng hóa nhờ hệ thống mã tạo tự động trong hệ thống, mỗi mã chưa đầy đủ thông tin vật tư. Đồng thời, quản lý được lỗi hỏng từng sản phẩm, giảm các chi phí kiểm định hàng hóa. (3) Chủ động lập kế hoạch đảm bảo các vấn đề kho bãi cho hoạt động nhập hàng cho công ty đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh và yêu cầu sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm giúp sản xuất hiệu quả. (4) Chủ động phân bổ nhân sự hợp lý thực hiện hoạt động nhập, xuất, kiểm kê kho tránh tình trạng tình trạng thừa, thiếu nhân sự ảnh hưởng kết quả hoạt động.