Tăng trưởng kinh tế:

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam (Trang 25 - 27)

Là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của khách hàng. Bảo hiểm phát triển là dựa vào tăng trưởng kinh tế. K h i k i n h tế tăng trưởng thì GDP tăng dẫn đến t h u nhập của các doanh nghiệp cũng như thu nhập trên đầu người cũng tăng theo. K h i đó, người dân sẽ quan tâm n h i ề u hơn đến chất lượng cuộc sống, đến tương lai của mình và của con cháu. Ngoài r a . k h i

7

k i n h t ế phát triển sẽ tạo điều kiện cho một số ngành phát triển mạnh như: xuất nhập khẩu, xây dựng hay vận tải sẽ nảy sinh nhu cầu được bảo h i ế m

của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này. Chính vì vậy m à dịch vụ bảo hiểm ngày càng phát triển một cách nhanh chóng. Các doanh nghiệp bảo hiểm k h i đó sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, khả năng tích tụ tư bản tăng sẽ dờn tới năng lực cạnh tranh cũng tăng. M ặ t khác. tăng trường kinh tế làm tăng cầu trên thị trường bảo hiểm sẽ tạo sức hấp dờn cho các doanh nghiệp báo hiểm đang và sẽ tham g i a thị trường, do đó môi trường cạnh tranh trong ngành bảo hiểm sẽ ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Khi đó, nếu các doanh nghiệp không tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình sẽ bị tụt lại phía sau, thậm chí bị mất thị phần cho những doanh nghiệp khác có sức cạnh tranh cao hơn hoặc là các doanh nghiệp mới tham gia thị trường.'

• Tài chính- tín dụng:

Bảo hiểm là một ngành dịch vụ nên tình hình tài chính - tín dụng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trước

hết, tài chính - tín dụng có ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng kinh tế, từ đó cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bào hiểm. Tăng trưởng của các doanh nghiệp bảo h i ế m nhanh hay không phụ thuộc vào khu vực tài chính có huy động và phân bổ tín dụng vào ngành bảo hiểm có hiệu quả hay không. N ế u lãi suất tín dụng thay đổi cũng ảnh hưởng đến

khả năng vay m ượ n c ủ a cấc doanh nghiệp bảo hiểm. N ế u tý lệ lãi suất cao, chí phí của doanh nghiệp tăng lên do phải trả t i ề n lãi lớn hơn tức là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm. M ặ t khấc, nếu lãi suất tín dụng tăng, thì người dân sẽ chọn cách gửi tiết kiệm vào ngân hàng để lấy lãi hơn là mua những sản phẩm bảo hiểm mang tính tiết k i ệ m và đầu tư. Điều này sẽ làm các doanh nghiệp bảo hiểm mất một lượng khách hàng từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm bán bảo hiểm cho các cá nhân và công ty nước ngoài như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay các doanh nghiệp môi giới. K h i đó, đổng tiền trong hợp đồng bảo hiểm có thể là ngoại tệ. Tý giá hối đoái tăng hay giảm đều ảnh hưởng trằc tiếp đến' doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp bảo h i ế m này. Ví dụ: k h i tỷ giá hối đoái giảm m à khách hàng lại trả phí bảo h i ế m bằng đồng ngoại tệ thì rõ ràng là khi doanh thu của doanh nghiệp tính bằng đổng nội tệsẽ thấp hơn dẫn tới năng lằc cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm lúc này sẽ giảm.

Đầ u tư: mang lại động lằc chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầ u tư của nền k i n h tế vào ngành bảo hiểm tăng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp bào hiểm phát triển nhanh chóng và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)