Tình hình nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi măng nội thương (Trang 52 - 54)

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì một yếu tố không thể thiếu là vốn. Không có vốn thì hoạt động kinh doanh sẽ không thể diễn ra liên tục mà sẽ bị gián đoạn đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất.

Bảng 3.2 cho ta thấy một cách khái quát về tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011 - 2013. Nhìn chung tổng nguồn vốn của Công ty qua các năm có sự biến động nhiều, cụ thể năm 2012 giảm 10,7% tương ứng với 16.887 triệu đồng, năm 2013 tăng 0,3% so với năm 2012 tương ứng với 457 triệu đồng. Mức độ phát triển bình quân chỉ ở mức 94,6% là do Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2010, 2011 và kéo dài cho đến thời điểm hiện tại.

Có thể thấy tỷ lệ vay nợ ngắn hạn và dài hạn của Công ty là rất cao so với nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này qua từ năm 2011 – 2013 đều nằm ở mức 90% là vốn vay còn 10% là vốn chủ sở hữu.Việc vay ngắn hạn và dài hạn ở mức cao tạo điều kiện cho Công ty có thêm vốn để đầu tư cho SXKD nhưng về lâu dài thì việc này khiến Công ty có thể gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán khi nợ đến hạn và bị phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, mất tự chủ. Chính vì vậy, Công ty cần phải lập kế hoạch trả nợ cụ thể, chi tiết để luôn chủ động với các khoản vay của mình. Đồng thời Công ty nên giảm tỷ trọng nợ vay, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu để giảm rủi ro tài chính.

Đối với các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, Công ty luôn duy trì ở một mức độ nhất định. Bình quân qua 3 năm quỹ đầu tư phát triển tăng 116,9%; quỹ dự phòng tài chính tăng 118,1%. Duy trì các quỹ này mục đích là để giảm thiểu rủi ro khi có biến động xảy ra.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty lại tăng đều qua các năm. Đặc biệt là năm 2012 tăng 90,3% so với năm 2011. Điều này cho thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn do bất ổn kinh tế nhưng hiệu quả SXKD của Công ty vẫn tăng trưởng ở mức cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2011 - 2013)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 12/11 13/12 BQ

A. Nợ phải trả 145.877 92,4 128.090 90,9 128.557 90,9 87,8 100,4 93,9 I. Nợ ngắn hạn 144.946 91,9 127.403 90,4 127.229 90 87,9 99,9 93,7 II. Nợ dài hạn 931 0,6 688 0,5 1.328 0,9 73,9 193 119,4 B. Nguồn vốn CSH 11.929 7,6 12.829 9,1 12.799 9,1 107,5 99,8 103,6 1. Vốn đầu tư của CSH 10.000 6,3 10.000 7,1 10.000 7,1 100 100 100 2. Vốn khác của CSH 899 0,6 1.147 0,8 1.189 0,8 127,6 103,7 115 3. Quỹđầu tư phát triển 177 0,1 230 0,2 242 0,2 129,9 105,2 116,9 4. Quỹ DPTC 205 0,1 258 0,2 286 0,2 125,9 110,9 118,1 5. LN sau thuế chưa PP 649 0,4 1.235 0,9 1.076 0,8 190,3 87,1 128,8 Tổng 157.806 100 140.919 100 141.356 100 89,3 100,3 94,6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi măng nội thương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)