Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi măng nội thương (Trang 44 - 48)

Công ty đang áp dụng quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Chia làm 3 cấp quản lý:

- Cấp 1 gồm: Hội đồng quản trị Công ty và các ủy viên trong Hội đồng quản trị (Ban kiểm soát).

- Cấp 2 gồm: Giám đốc Công ty và các Phó giám đốc Công ty và các trưởng phó phòng ban nghiệp vụ với chức năng là giúp việc cho Ban giám đốc trong Công ty.

- Cấp 3: Là quản đốc, các phó quản đốc phân xưởng của Công ty có chức năng quản lý trực tiếp về mọi hoạt động liên quan đến nhiệm vụ sản xuất tại các phân xưởng của Công ty.

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:

* Hội đồng quản trị :

Thông qua đề nghị của Giám đốc Công ty để trình đại hội cổ đông phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm, quý, Công ty.

Chỉ đạo và lập báo cáo hàng năm với đại hội cổ đông để phê duyệt, quyết định các chỉ tiêu hàng năm của Công ty.

Phê duyệt phương án tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty, các phương án phối hợp kinh doanh, các giải pháp, cơ chế, chính sách có liên quan đến kế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 hoạch sản xuất kinh doanh do Giám đốc trình.

Chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Giám đốc, bộ máy quản lý và các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc, các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty.

Sơđồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xi măng Nội Thương

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

* Trách nhiệm quyền hạn ban giám đốc

Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm, hàng quý, hàng tháng của Công ty, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trình hội đồng quản trị xem xét quyết định.

Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng công nghệ KCS Phòng cung ứng vật tư và kho Ban bảo vệ Trạm y tế Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng Mar keting Phòng kinh doanh Phân xưởng cơ điện Phân xưởng sản xuất Đội sửa chữa kiến trúc Bộ phận phục vụ sản xuất Cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 quý, hàng tháng cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở đã được hội đồng quản trị phê duyệt.

Chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, các biện pháp tổ chức thực hiện, các cân đối chủ yếu nhằm đảo bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc. Điều chỉnh các hoạt động sản xuất và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị giao.

* Các phòng ban nghiệp vụ

- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp ban giám đốc về quản lý nhân lực, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, khen thưởng và kỷ luật, tuyển dụng, đào tạo và công tác hành chính.

- Phòng cung ứng vật tư và kho:

+ Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho Công ty theo tháng, quý, năm...

+ Tổng hợp số liệu về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong toàn Công ty.

+ Báo cáo sơ kết tổng kết phân tích so sánh giữa kế hoạch và thực hiện theo tháng, quý, năm.

+ Cung ứng kịp thời vật tư cho sản xuất.

+ Quản lý toàn bộ hệ thống kho vật tư, kho sản phẩm. - Phòng tài chính kế toán:

+ Thực hiện chức năng quản lý tài chính, kiểm soát quá trình luân chuyển đồng vốn thông qua việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, thiết bị, tài sản tiền vốn của Công ty.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 + Mở sổ sách ghi chép, tính toán quá trình sử dụng tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng, 1 năm lên bảng cân đối kế toán.

+ Giúp Giám đốc kiểm tra, thực hiện các chế độ thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong Công ty.

+ Lưu trữ, bảo quản hoá đơn, chứng từ, tài liệu.

+ Kết hợp các phòng ban chức năng xây dựng các phương án SXKD. - Phòng Marketing:

+ Có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên các thị trường. Nắm bắt thông tin kịp thời xây dựng các phương án tiêu thụ chiến lược theo từng thời điểm.

+ Trình Giám đốc phê duyệt và trực tiếp thực hiện các công tác quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi tổ chức tham gia các hội chợ bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty….

+ Tổ chức thực hiện trực tiếp công tác bán hàng.

+ Xây dựng kế hoạch tiêu thụ theo tháng, quý năm thông qua nghiên cứu và tìm hiểu thị trường đề xuất ý kiến định hướng phát triển sản phẩm cả về chất lượng và số lượng.

- Phòng kinh doanh: Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh ngắn cũng như dài hạn đồng thời theo dõi việc thực hiện kế hoạch. Đồng thời tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác và chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ số thực hiện kế hoạch sản lượng, giá trị tổng sản lượng, giá thành cho các phòng ban.

- Phòng công nghệ KCS: Là bộ phận giúp Giám đốc quản lý chất lượng từ khâu đầu vào đến quá trình sản xuất và sản phẩm xuất xưởng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 - Phòng kỹ thuật cơ điện: Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về kỹ thuật cơ khí, chịu trách nhiệm về lĩnh vực kỹ thuật của toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty.

- Ban bảo vệ: Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn về mọi mặt trong Công ty. - Trạm y tế: Chịu trách nhiệm theo dõi, bảo đảm sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên đồng thời chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh môi trường.

- Đội sửa chữa kiến trúc: Chịu trách nhiệm sửa chữa nhà xưởng và xây dựng những công trình nhỏ trong công ty.

- Các phân xưởng:

+ Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, thực hiện đúng các chức năng theo quy chế của Công ty.

+ Có nhiệm vụ quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản thất bại, vật tư, tiền vốn và con người. Được Công ty giao khoán theo cơ chế khoán chi phí sản xuất.

+ Được quyền quyết định nghiệm thu nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất phải chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình sản xuất ra.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi măng nội thương (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)