Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi măng nội thương (Trang 33)

2.1.6.1 Nhân tố bên ngoài a. Môi trường văn hoá - xã hội

Yếu tố văn hoá - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin về môi trường này cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau, từ khái quát đến cụ thể về đối tượng phục của mình. Qua đó có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Những nội dung cần quan tâm khi nghiên cứu môi trường văn hoá - xã hội cùng những ảnh hưởng của nó đối với thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp bao gồm:

+ Dân số (quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 + Hộ gia đình và xu hướng vận động (chất lượng và quy cách sản phẩm khi thoả mãn nhu cầu của gia đình)

+ Sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động. + Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng.

+ Nghề nghiệp, tầng lớp xã hôi, dân tộc, chủng tôc, sắc tôc, tôn giáo, nền văn hóa... của người tiêu dùng.

b. Môi trường chính trị - luật pháp

Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và luật pháp chi phối mạnh mẽ đến, thị trường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố nằm ngoài sự điều kiển, tác động của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ để tuân theo và thích ứng. Sự ổn định của môi trường chính trị -luât pháp là một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh trên thị trường của các doanh nghiệp. Mức độ hoàn thiện và hiệu lực thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị- luật pháp thường xuyên ảnh hưởng tới thị trường của doanh nghiệp bao gồm:

+ Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của Đảng. + Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của chính phủ và khả năng điều hành của chính phủ.

+ Mức độ ổn định chính trị - xã hội.

c. Môi trường kinh tế - công nghệ

Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế sử dụng tiền năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động hay bất cứ thay đổi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 nào của các yếu tố này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh ở những mức độ khác nhau, thậm chí có thể dẫn tới yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trọng của môi trường này có tác động tới thị trường của doanh nghiệp bao gôm:

+ Tiềm năng của nền kinh tế.

+ Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Lạm phát và khả năng điều kiển lạm phát.

+ Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia. + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế.

+ Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế.

d. Môi trường cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác động trực tiếp tới khả năng duy trì vị thế của doanh nghiệp. Đó là lực lượng đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mỗi quyết định hành động của đối thủ đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để làm chủ những chiến lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Đó là các đối thủ mới xuất hiện tham gia vào thị trường, các doanh nghiệp cần có dự đoán chính xác để có chiến lược phù hợp.

Đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên: Đó là xự xuất hiện các sản phẩm mới có tính năng thay thế từ các ngành nghề khác do thành tựu khoa học công nghệ đem lại. Đây là đối thủ bất ngờ và rất khó đối phó mà doanh nghiệp cần phải lường trước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì yếu tố về văn hóa xã hội cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như tập quán tieu dùng, truyền thống dân tộc, chuẩn mực đạo đức... các quan niệm về chất lượng cuộc sống, các trào lưu xã hội, sự ảnh hửng của các nền văn hóa, những vấn đề này tác động mạnh mẽ đến nhu cầu sử dụng và tiêu dùng sản phẩm của người dân.

2.1.6.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp a. Năng lực tài chính (vốn)

Năng lực tài chính hay quy mô vốn là một nguồn lực quan trọng quyết định đối với bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào. Nó thể hiện quy mô tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả... Trước hết năng lực tài chính gắn với vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản, là một đầu vào của doanh nghiệp và là một trong những điều kiện để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do đó, việc sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rất to lớn trong việc giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê công nhân, mua sắm thiết bị máy móc... Do vậy, khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên.

Ngoài ra, yếu tố vốn còn quyết định đến khả năng cạnh tranh về các chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nó phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

b. Tổ chức, quản lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện ở năng lực lãnh đạo trong các công việc đối nội, đối ngoại của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trình độ học vấn và còn thể hiện những kiến thức sâu rộng, phức tạp trên hiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực tổ chức quản lý tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua việc hoạch định, thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực cho doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề đó không chỉ tạo ra không gian sinh tồn và phân tích của sản phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lượng, giá thành, uy tín của doanh nghiệp.

c. Nguồn nhân lực

Đối với mỗi doanh nghiệp thì nguồn lao động đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ là L. Thurow cho rằng vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỹ XXI là giáo dục và kỹ năng của người lao động. Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào, vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng máy móc để sản xuất tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Lao động còn là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa các quy trình sản xuất, cải tiến sáng chế, phát minh ra các ý tưởng tiến bộ vào sản xuát của doanh nghiệp. Vì vậy, trình độ lao động sẽ tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hưởng đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cần chú trọng đảm bảo chất lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao động. Doanh nhiệp cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao tay nghề dưới mọi hình thức đầu tư kinh phí thỏa đáng, khuyến khích người lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 động tham gia vào quá trình quản lý, sáng chế, cải tiến... Đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp.

d. Trang thiết bị, máy móc - công nghệ

Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng nói riêng. Công nghệ phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao tạo nên những lợi thế nhất định của sản phẩm trên thị trường. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ co khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp. Để có công nghệ phù hợp doanh nghiệp cần có thông tin công nghệ, chuyển giao công nghệ, tăng cường nghiên cứu cải tiến công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư đổi mới công nghệ. Đồng thời doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại.

Công nghệ lựa chọn phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh. Trong điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai công nghệ đó phát huy như thế nào phải làm cho doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ trên thị trường.

e. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả một trặng đường của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chiến lược phải xây dựng dựa trên lợi thế cạnh tranh, phát huy tốt sở trường của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh với các đối thủ để giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Chiến lược kinh doanh là: Tập hợp những quyết định và hành động hướng tới mục tiêu để các năng lực và nguồn lược tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Đứng trước một đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần có những chiến lược về vốn, chiến lược về khoa học công nghệ, chiến lược sản phẩm... Để có được những chiến lược phù hợp ta cần phân tích kỹ đối thủ:

Thứ nhất, xác định đối thủ hiện tại và tương lai. Khi đó ta sẽ tiến hành phân loại đối thủ, qua đó tìm cách đối phó với từng loại đối thủ cụ thể để đảm bảo tính thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, tìm ra được những lợi thế và những bất lợi của đối thủ khi tiếp cận cạnh tranh với doanh nghiệp của mình trên thị trường. Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh ở trong từng thời gian và không gian nhất định của doanh nghiệp đó. Nếu như doanh nghiệp phân tích kỹ điểm này thì sẽ là điều kiện để doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình trong cạnh tranh.

Thứ ba, khi xác định được chiến lược kinh doanh của đối thủ như: chất lượng sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối... thì doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh mới phù hợp với điều kiện cạnh tranh có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình.

Như vậy chiến lược là điều kiện do doanh nghiệp tạo dựng dựa trên các điều kiện đã có, doanh nghiệp cần phải xây dựng, lựa chọn và thực hiện hiệu quả các chiến lược một cách thích hợp mới có thể khai thác tốt các điều kiện môi trường kinh doanh từ bên ngoài và trong nội bộ ngành.

2.2 Cơ sở thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm xi măng

2.2.1 Tiêu th sn phm xi măng trên thế gii

Nền kinh tế thế giới trong những năm qua bước vào giai đoạn phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu dùng xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và là động lực quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số nước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia...

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các nước có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc về Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàng năm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực trên thế giới trong đó nhu cầu các nước đang phát triển 4,3% năm, riêng châu Á bình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngoài ra tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam Á (Thái Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ).

Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin, Iran, Mehicô, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức... Như vậy, ta thấy rằng quy mô sản xuất xi măng và sản lượng tiêu thụ trên thế giới phát triển rất mạnh đặc biệt là ở các nước phát triển.

2.2.2 Tiêu th sn phm xi măng Vit Nam

Ngành công nghiệp xi măng của Việt Nam đã có lịch sử phát triển trên 100 năm, bắt đầu từ Nhà máy xi măng Hải Phòng được thành lập năm 1899. Từ năm 1991 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngành xi măng Việt Nam. Sau 19 năm, tổng công suất thiết kế đã gấp 13 lần và Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng xi măng. Năm 2012, tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đạt 68,5 triệu tấn, năng lực sản xuất 63 triệu tấn, về cơ bản cung đã vượt cầu.

Theo thống kê của Hiệp hội xi măng Việt Nam hiện nay nước ta có 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong ngành xi măng trong đó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 gồm có: 68 dây chuyền lò quay với tổng công suất thiết kế 67.32 triệu tấn/năm và 13 dây chuyền xi măng lò đứng với tổng công suất thiết kế 1.18 triệu tấn/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ trong nước liên tục bị sụt giảm. Năm 2012 toàn ngành công nghiệp xi măng tiêu thụ 53.61 triệu tấn xi măng và clinker. Trong đó xi măng tiêu thụ nội địa đạt 45.5 triệu tấn giảm 8% so

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi măng nội thương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)