Trong quá trình sản xuất kinh doanh căn cứ vào tốc độ luân chuyển của vốn (vòng quay của vốn) thì vốn của đơn vị được chia thành TS ngắn hạn và TS dài hạn. Một đặc điểm nổi bật của Công ty là trong tổng TS của Công ty thì TS ngắn hạn lớn hơn nhiều so với TS dài hạn thể hiện qua bảng 3.1. Cụ thể năm 2011 TS ngắn hạn của Công ty chiếm 89% tương ứng với 140.417 triệu đồng trong khi TS dài hạn chiếm 11% tương ứng với 17.389 triệu đồng. Năm 2012 TS ngắn hạn chiếm 85% tương ứng với 119.819 triệu đồng, TS dài hạn chiếm 15% tương ứng với 21.100 triệu đồng. Đến năm 2013 thì TS ngắn hạn giảm so với năm 2012 chỉ chiếm tới 84,7% tổng TS tương ứng với 119.798 triệu đồng trong khi TS dài hạn chiếm 15,3% tương ứng với 21.558 triệu đồng. Ta thấy TS ngắn hạn nhiều hơn TS dài hạn là do tính chất sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất xi măng, gạch, gang, do vậy Công ty phải có tài sản lưu động lớn để dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Tốc độ phát triển bình quân của TS ngắn hạn qua 3 năm chỉ đạt mức 92,4%. Nguyên nhân là do trong năm 2011, 2012 chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên việc kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng của Công ty gặp nhiều khó khăn.
TSCĐ hữu hình của Công ty tăng qua 3 năm là do Công ty đầu tư mua sắm thêm máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải. Mức tăng bình quân là 112,4% cho thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 ngừng đổi mới và thay thế các TSCĐ nhằm đạt được hiệu quả cao trong SXKD. Công ty có chi phí XDCB dở dang tăng qua 3 năm đặc biệt là năm 2012 tăng 421,5% tương ứng với 5.388 triệu đồng so với năm 2011 là do Công ty tiến hành xây dựng mở rộng và hoàn thiện thêm nhiều nhà kho để dự trữ nguyên vật liệu nhằm giảm thiểu rủi ro về giá cả nguyên vật liệu xây dựng bất ổn trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, Công ty cũng xây dựng nhiều văn phòng để cho thuê nên tốc độ phát triển bình quân chi phí XDCB qua 3 năm đạt mức 231,4%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
Bảng 3.1. Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2011 - 2013)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 12/11 13/12 BQ
A. Tài sản ngắn hạn 140.417 89,0 119.819 85,0 119.798 84,7 85,3 99,9 92,4 1. Tiền 7.998 5,1 6.786 4,8 3.940 2,8 84,8 58,1 70,2 2. Các khoản PT ngắn hạn 50.392 31,9 38.943 27,6 44.094 31,2 77,3 113,2 93,5 3. Hàng tồn kho 76.654 48,6 67.198 47,7 64.332 45,5 87,7 95,7 91,6 4. Tài sản ngắn hạn khác 5.372 3,4 6.892 4,9 7.432 5,3 128,3 107,8 117,6 B. Tài sản dài hạn 17.389 11,0 21.100 15,0 21.558 15,3 121,3 102,2 111,3 1. TSCĐ 16.171 10,2 19.593 13,9 20.446 14,5 121,2 104,4 112,4 - Nguyên giá 29.507 18,7 28.952 20,5 29.174 20,6 98,1 100,8 99,4 - Giá trị hao mòn lũy kế 13.336 8,5 9.359 6,6 8.728 6,2 70,2 93,3 80,9 2. Chi phí XDCBDD 1.676 1,1 7.064 5,0 8.978 6,4 421,5 127,1 231,4 3. Tài sản dài hạn khác 1.162 0,7 1.503 1,1 1.114 0,8 129,3 74,1 97,9 Tổng 157.806 100,0 140.919 100,0 141.356 100,0 89,3 100,3 94,6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41