Phân tích yếu tố trình độ cán bộ tác động đến công tác KSC thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước quận 3 (Trang 82 - 86)

8. Bố cục của nghiên cứu

2.2.4 Phân tích yếu tố trình độ cán bộ tác động đến công tác KSC thường xuyên NSNN

xuyên NSNN qua KBNN Quận 3 đối với các ĐVSNCL:

KBNN là cơ quan quản lý tiền, tài sản của nhà nước và quản lý hoạt động thu- chi NSNN. Theo đó, cán bộ công chức KBNN đòi hỏi phải có đạo đức nghề nghiệp tốt và tính trung thực. Là cơ quan có tính tiếp xúc với các Bộ, ngành, địa phương cũng như dân chúng trong hoạt động thu-chi, đòi hỏi cán bộ Kho bạc phải luôn trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, cách ứng xử để đảm bảo uy tín công chức Nhà nước và ngành Kho bạc. Đặc biệt, trong thời đại Công nghệ Thông tin hiện nay, khi KBNN ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ cũng như công tác quản lý đòi hỏi cán bộ Kho bạc luôn luôn thích ứng, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào hoạt động của mình để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Để xây dựng đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn vừa có đạo đức nghề nghiệp vừa giỏi chuyên môn ngiệp vụ đáp ứng tốt mọi yêu cầu nhiệm vụ của ngành, ngay từ khi mới thành lập đến nay lãnh đạo KBNN luôn chú trọng đến công tác cán bộ, coi đây là yếu tố then chốt, quyết định chất lượng, sự thành công của KBNN. Vì vậy, ngay từ khâu

75

tuyển chọn cán bộ, chất lượng cán bộ đã được lãnh đạo KBNN luôn quan tâm, chú trọng. Bên cạnh đó, công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như tập huấn chế độ, chính sách mới của Nhà nước cũng được thường xuyên quan tâm.

Tính đến tháng 12 năm 2014, số cán bộ công chức phòng kế toán KBNN Quận 3 có trình độ đại học trở lên 13 người chiếm 81,25%; trong khi đó trình độ cao đẳng, trung cấp đã giảm khá nhiều so với những đầu mới thành lập, chỉ chiếm 18,75%, 3 người. Từ đó cho thấy chất lượng nhân lực phòng kế toán KBNN Quận 3 ngày càng tăng cao thể hiện ở việc nâng cao trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ công chức.

Biểu đồ 2.6:Trình độ đội ngũ KSC của KBNN Quận 3 tại thời điểm tháng 12/2014

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2014 của KBNN Quận 3)

Đối với đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác kế toán tại các ĐVSNCL trên địa bàn Quận 3, tính đến cuối năm 2014 như sau:

- Về giới tính: Nam 11 người (9,5%); Nữ 105 người (90,5%).

- Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 02 người (1,7%); Đại học 81 người (69,8%), Cao đẳng 33 người (28,5%).

- Về thời gian công tác: Dưới 01 năm 02 người (1.7%); Từ 01 đến 05 năm 47 người (40,5%); Từ 05 đến 10 năm 09 người (7,8%); Từ 10 đến 15 năm 27 người (23,3%); Từ 15 đến 20 năm 19 người (16,4%); Trên 20 năm 12 người (10,3%).

- Về độ tuổi: Từ dưới 35 tuổi 60 người (51,7%); Từ 35 đến 45 tuổi 34 người (29,3%); Trên 45 tuổi 22 người (19%).

76

(Nguồn số liệu: Phiếu khảo sát)

Qua khảo sát thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại đơn vị đa số có trình độ đúng chuyên ngành công tác (chiếm 85% số cán bộ kế toán được đào tạo chuyên ngành kế toán), đây là thuận lợi trong việc thực hiện quản lý tài chính tại các ĐVSNCL. Về tuổi đời, đội ngũ kế toán có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm 51,7%, cho thấy lực lượng trẻ chiếm đa số, cũng là lợi thế trong công tác kế toán. Vì cán bộ trẻ thường nhanh nhạy hơn với việc xử lý công việc về số liệu, và nhất là trong điều kiện hiện nay việc sử dụng chương trình kế toán trên máy vi tính. Về những cán bộ có độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi là đội ngũ cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính chiếm 29,3%. Về năng lực trình độ chuyên môn đã được các ĐVSNCL quan tâm, tạo điều kiện nên hiện nay đội ngũ cán bộ kế toán ĐVSNCL từ trình độ Cao đẳng trở lên.

Đội ngũ cán bộ kế toán cũng được cơ quan cấp trên, Sở tài chính, Phòng tài chính quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ mới.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại, hạn chế như sau:

Thứ nhất, năng lực KSC NSNN, trình độ cán bộ KBNN Quận 3 nói chung, cán

bộ trực tiếp làm công tác KSC NSNN nói riêng vẫn bị hạn chế bởi kiến thức, tư duy, lề lối làm việc cũ, chưa theo kịp yêu cầu cải cách và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Về trình độ ngoại ngữ còn khá yếu đối với công chức có độ tuổi cao. Một số cán bộ trẻ mới được tuyển dụng kinh nghiệm thực sự chưa cao nhưng ít chịu học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, ngại nghiên cứu.

77

được yêu cầu trong công tác KSC, còn hạn chế về năng lực, trình độ, đặc biệt là trình độ tin học chưa có khả năng tiếp cận các công nghệ ứng dụng hỗ trợ triển khai các quy trình nghiệp vụ; nhiều cán bộ hiểu biết chưa sâu nghiệp vụ KSC NSNN nên lúng túng trong quá trình thực hiện KSC các khoản chi NSNN, dẫn đến quá trình kiểm soát hồ sơ của các ĐVSNCL vẫn còn tình trạng hồ sơ chi lưu thừa như: biên bản thương thảo hợp đồng, danh sách lĩnh tiền, danh sách ký nhận khen thưởng, bảng chấm công, bảng báo giá, tờ trình phê duyệt kinh phí của đơn vị giao dịch .hoặc lưu thiếu: quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; phụ lục hợp đồng; bảng kê chứng từ thanh toán, hoặc thiếu các yếu tố: quyết định chỉ định thầu không ghi giá trị thực hiện; hợp đồng kinh tế không ghi tài khoản của ĐVSNCL hoặc không ghi giá trị, ; không lô gích về thời gian: hợp đồng kinh tế ký trước quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; ngày tháng ghi trên thanh lý hợp đồng trước ngày ghi trên hợp đồng kinh tế; số tiền bằng số và chữ trên chứng từ kế toán không khớp Đôi khi còn một số cán bộ KSC chưa chấp hành đúng các quy trình KSC, như không dựa vào những chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc quy chế chi tiêu nội bộ của ĐVSNCL gửi mà chỉ dựa vào số thực tế trên chứng từ mà ĐVSNCL đề nghị thanh toán.

Thứ ba, các ĐVSNCL là những đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công,

nên thường Thủ trưởng của các ĐVSNCL chỉ nắm vững nghiệp vụ chuyên môn của mình, chưa hiểu sâu về nghiệp vụ tài chính; chủ yếu làm sao tạo nguồn thu, chưa quan tâm đúng mức tới việc chuẩn chi dẫn tới các hiện tượng lạm chi, thanh toán khống,.... Nên đa số về nghiệp vụ tài chính của đơn vị giao hết cho Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tham mưu, thực hiện. Trong thực tế hiện nay cũng còn một số Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của ĐVSNCL còn trẻ, mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý tài chính, chưa được đào tạo bài bản, chưa nắm vững các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đôi khi những hồ sơ, chứng từ sai, không thanh toán Kho bạc trả về không biết xử lý, có khi chỉ làm theo hướng dẫn của cán bộ Kho bạc; hay thay đổi không hiểu đúng chính sách, chế độ và nghiệp vụ. Còn một số Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của ĐVSNCL lớn tuổi nên đôi khi không theo kịp với những thay đổi về cơ chế, chính sách, quy định nhất là sự thay đổi về công nghệ thông tin.

78

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước quận 3 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)