Tạm cấp, điều chỉnh dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước quận 3 (Trang 48 - 51)

8. Bố cục của nghiên cứu

2.2.1.2Tạm cấp, điều chỉnh dự toán

a. Tạm cấp dự toán

Theo quy định của Luật NSNN, đầu năm ngân sách trường hợp các ĐVSNCL chưa được giao dự toán thì được tạm cấp 01 tháng. Mức tạm cấp bằng 01/12 tổng chi thường xuyên năm trước trừ khoản mua sắm, sửa chữa lớn tài sản. Từ tháng thứ 02 trở đi nếu muốn tạm cấp dự toán phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Khi có nhu cầu tạm cấp dự toán ĐVSNCL gửi đến KBNN giấy đề tạm cấp kinh phí. Căn cứ giấy đề nghị tạm cấp kinh phí cán bộ KSC thực hiện nhập dự toán tạm cấp vào hệ thống cho các ĐVSNCL theo quy định của Luật NSNN.

Trong thực tế có một số đơn vị đã phải tạm cấp đến tháng thứ 02, thứ 03. Khi có dự toán chính thức, KBNN thực hiện nhập dự toán, thu hồi tạm cấp (trong trường hợp KBNN nhập dự toán); KBNN thực hiện đảo (hủy) dự toán tạm cấp trong hệ thống TABMIS theo đúng quy định (trong trường hợp các Bộ, ngành đồng bộ dự toán) .

b. Điều chỉnh dự toán

Điều chỉnh dự toán bao gồm điều chỉnh bổ sung dự toán, điều chỉnh giảm do thu hồi, cắt giảm tiết kiệm theo điều hành của Chính phủ, điều chỉnh do nhập, đồng bộ sai dự toán, điều chỉnh nội dụng chi: tăng nhiệm vụ này, giảm nhiệm vụ khác nhưng không làm thay đổi tổng số.

Thực tế qua các năm, việc bổ sung dự toán cho các ĐVSNCL trên địa bàn Quận 3 phát sinh rất phổ biến, có đơn vị trong năm được bổ sung nhiều lần, thường là được bổ sung, điều chỉnh vào thời gian cuối năm. Từ đó cho thấy, việc xây dựng và giao dự toán đầu năm cho các đơn vị chưa sát với thực tế, không đảm bảo chất lượng.

41

Những hạn chế, bất cập ở khâu dự toán:

Thứ nhất, về thời gian phân bổ và giao dự toán. Theo quy định của Luật NSNN,

việc phân bổ và giao dự toán NSNN cho các đơn vị là phải trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Nhưng trong thực tế thì hầu hết các Bộ, cơ quan Tài chính chưa thực hiện đúng thời gian phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, có ĐVSNCL đến tháng 03, 04 mới nhận được Quyết định giao dự toán. Mặc dù đã giao quyền tự chủ cho các ĐVSNCL nhưng các đơn vị vẫn không được phân bổ hết dự toán ngay từ đầu năm, còn để lại bổ sung vào cuối năm nên chưa tạo được tính chủ động cho đơn vị, dẫn đến tình trạng chi không phân bổ đều trong năm, còn để dồn vào cuối năm; đôi khi không đủ dự toán để thực hiện cam kết chi. Đồng thời trong điều kiện áp dụng TABMIS, sau khi dự toán được phê duyệt, đơn vị phải thực hiện phân khai dự toán, các Bộ, ngành và cơ quan Tài chính đồng bộ dự toán. Cho thấy, thời gian cho khâu phân bổ, đồng bộ dự toán quá dài.

Thứ hai, chất lượng dự toán chưa cao và cách thức quản lý còn đơn giản. Bởi

vì: thời gian quy định lập dự toán NSNN vào giữa năm trước nên các đơn vị chưa đánh giá được tình hình thực hiện dự toán năm trước để có cơ sở xây dựng cho dự toán năm sau, nhất là các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; Khi xây dựng dự toán các ĐVSNCL thường không có căn cứ khoa học và năng lực lập dự toán của một số đơn vị còn hạn chế; chưa thật sự căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ để lập dự toán, đồng thời, do định mức chi tiêu thường không đầy đủ và lạc hậu với thực tế nên các ĐVSNCL luôn tìm mọi cách để nâng cao dự toán chi, không quan tâm đúng nhiệm vụ chi được giao dẫn đến lãng phí trong khâu chấp hành dự toán; Mặt khác, do quản lý nhiều đơn vị nên các cơ quan chủ quản thường không kiểm tra, kiểm soát kịp, chủ yếu là chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp là chủ yếu, chưa thật sự kiểm soát được tất cả nhu cầu của các đơn vị.

Thứ ba, việc tạm cấp dự toán, điều chỉnh dự toán vẫn còn diễn ra khá phổ biến,

làm cho khâu lập dự toán đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Cụ thể:

- Khoảng thời gian cho khâu lập dự toán là 06 tháng, nhưng trong thực tế mặc dù các ĐVSNCL đã tiến hành từ rất sớm, song thời gian dự toán được cấp thẩm quyền (là cơ quan Trung ương và HĐND cấp tỉnh) phê duyệt lại quá chậm (tháng 12 hàng năm),

42

vì thế, không còn đủ thời gian cho các đơn vị dự toán cấp I giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc. Kết quả là đến khi ĐVSNCL có dự toán để sử dụng thì khoảng thời gian không phải là 06 tháng mà có thể là 07,08 thậm chí có khi còn lâu hơn 08 tháng kể từ khi bắt đầu xây dựng dự toán. Theo quy định chỉ được tạm cấp 01 tháng và mức tạm cấp thì chỉ được 01/12 tổng chi hành chính của năm trước, nhưng có trường hợp mức tạm cấp 01 tháng không đủ cho nhu cầu chi cho con người trong 01 tháng, hoặc sau khi tạm cấp 01 tháng đơn vị vẫn chưa được giao dự toán chính thức vì thế, các đơn vị lại có văn bản đề nghị cơ quan tài chính hay cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết tạm cấp tháng thứ 02, thứ 03, cho đến khi có dự toán chính thức, hoặc là phải tạm dừng chi tiêu để chờ dự toán.

- Nhìn chung khâu lập dự toán của các ĐVSNCL ngày càng nâng cao, dự toán NSNN ngày càng chất lượng nhưng cũng còn một số đơn vị còn hạn chế, như dự toán lập có thể thừa hoặc thiếu, thậm chí vừa thừa vừa thiếu (thừa nội dung này nhưng thiếu nội dung khác). Dẫn đến, trong quá chấp hành dự toán chi, đơn vị phải xin bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán nhiều lần làm tăng khối lượng công việc của cơ quan Kho bạc, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, gây lãng phí thời gian và công sức.

Thứ tư, tại KBNN Quận 3, nhiệm vụ nhập dự toán NSNN cho các đơn vị dự toán

từ năm ngân sách 2012 trở về trước do KBNN thực hiện. Đến niên độ ngân sách 2013 trách nhiệm đồng bộ (nhập) dự toán vào hệ thống TABMIS cho các đơn vị do các Bộ, ngành ở trung ương đã tham gia vào hệ thống TABMIS và ở địa phương là cơ quan tài chính. Qua hai năm thực hiện công tác này đã có những hạn chế sau:

- Dự toán NSNN được đồng bộ chậm vào hệ thống (do đơn vị đã gửi Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền ra KBNN Quận 3 để đối chiếu, khi cán bộ của KBNN Quận 3 vào hệ thống TABMIS kiểm tra, đối chiếu giữa Quyết định bảng giấy và số liệu trên hệ thống, nhưng lúc đó chưa thấy số liệu trên hệ thống) đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến khâu chấp hành dự toán chi của đơn vị, đôi khi các hoạt động của đơn vị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, mặt khác các đơn vị còn cho rằng cán bộ của KBNN Quận 3 sách nhiễu (vì họ chưa hiểu nghiệp vụ mới). Để đảm bảo việc nhập dự toán ngân sách năm 2013 được kịp thời, KBNN đã ban hành Công văn số 21/KBNN- KTNN ngày 5/01/2013 về việc một số nội dung hướng dẫn hạch toán đầu năm 2013, “Về việc nhập dự toán tạm cấp NSTW trong trường hợp ĐVSDNS thuộc đối tượng

43

đồng bộ hóa, đã được giao dự toán nhưng chưa được đồng bộ hóa”. Việc đồng bộ dự toán của các đơn vị vào hệ thống TABMIS làm cơ sở để KBNN Quận 3 KSC, nên khi đồng bộ dự toán chậm, KBNN Quận 3 nhập dự toán tạm cấp để xử lý tình huống, sau đó các cơ quan Bộ, ngành có trách nhiệm phải đồng bộ dự toán vào hệ thống TABMIS việc này cho thấy một công việc mà hai cơ quan thực hiện (trùng lắp) không hiệu quả, và còn làm mất thời gian cho cán bộ phải xử lý nghiệp vụ “đảo dự toán tạm cấp”.

- Việc đồng bộ dự toán vào hệ thống do thao tác kỷ thuật của cán bộ cho nên đôi khi vẫn còn tình trạng đồng bộ sai số tiền, mã nguồn, mã chương, mã ngành kinh tế của dự toán đơn vị. Việc này đã ảnh hưởng rất nhiều, vì khi phát hiện sai cán bộ KBNN Quận 3 thông báo đến đơn vị biết để đơn vị báo với cơ quan Bộ, ngành đối với các đơn vị thuộc ngân sách trung ương, Sở Tài chính (ngân sách thành phố), phòng Tài chính - kế hoạch (ngân sách Quận) để điều chỉnh nên sẽ mất một thời gian khá dài.

Nguyên nhân của những hạn chế trên: do các cơ quan này chưa quen với công việc mới, chưa thấy được tầm quan trọng việc đồng bộ dự toán ngân sách, cán bộ trực tiếp chưa có kinh nghiệm, đôi khi do chủ quan của những cán bộ này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước quận 3 (Trang 48 - 51)