8. Bố cục của nghiên cứu
1.2.4.5 Kiểm soát thanh toán trực tiếp chi thường xuyên của NSNN đối với ĐVSNCL
với các khoản chi tạm ứng bằng chuyển khoản: các khoản không có hợp đồng đã hoàn thành và đủ hồ sơ chứng từ thanh toán, các ĐVSNCL phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng tiếp theo. Đối với những khoản chi có hợp đồng, cùng lúc khi thanh toán lần cuối giá trị của hợp đồng các ĐVSNCL phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng với KBNN.
Trường hợp đủ điều kiện quy định, thì KBNN thực hiện thanh toán tạm ứng cho ĐVSNCL.
Tất cả các khoản chi NSNN đã tạm ứng đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm chưa đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán được xử lý theo quy định.
1.2.4.5 Kiểm soát thanh toán trực tiếp chi thường xuyên của NSNN đối với ĐVSNCL ĐVSNCL
Thanh toán trực tiếp là việc chi trả ngân sách khi các khoản chi ngân sách đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định.
Khi có nhu cầu thanh toán, ngoài các hồ sơ gửi một lần vào đầu năm (dự toán chi NSNN; Quy chế chi tiêu nội bộ; ), ĐVSNCL gửi KBNN nơi giao dịch các hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan đến từng lần thanh toán bao gồm: Giấy rút dự toán NSNN của đơn vị phải ghi rõ nội dung chi, nguồn kinh phí chi thường xuyên và chi tiết mục lục NSNN làm căn cứ để KBNN kiểm soát và hạch toán chi NSNN; các hồ sơ, chứng từ khác phù hợp với tính chất của từng khoản chi theo quy định như: danh sách, quyết định lựa chọn nhà thầu, hợp đồng kinh tế, bảng kê chứng từ thanh toán...
KBNN kiểm soát hồ sơ thanh toán của đơn vị, bao gồm: Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và các hồ sơ thanh toán theo quy định đối với từng khoản chi; Kiểm tra, kiểm soát các điều kiện cấp phát các khoản chi.
Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện thì KBNN thực hiện thanh toán cho ĐVSNCL. Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán, nhưng thuộc đối tượng tạm ứng thì KBNN làm thủ tục tạm ứng cho ĐVSNCL. Trong trường hợp không đủ điều kiện
26
chi theo quy định, KBNN được phép từ chối thanh toán và làm thông báo từ chối thanh toán gửi đơn vị ghi rõ lý do để ĐVSNCL biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định từ chối thanh toán của mình. Các ĐVSNCL có thể hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện chi như bổ sung dự toán, bổ sung chứng từ, xem xét lại tiêu chuẩn, định mức phù hợp sau đó gửi lại KBNN để kiểm soát, thanh toán.
1.3 YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN:
Một là, dự toán chi NSNN. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để KBNN
thực hiện KSC NSNN. Dự toán chi NSNN phải bảo đảm tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của ĐVSNCL.
Hai là, yếu tố thể chế pháp lý:
- Hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về chi thường xuyên NSNN. Trong nhóm yếu tố này, Luật NSNN được xem là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ yếu để kiểm soát NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN nói riêng. Luật NSNN qui định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lý quỹ NSNN, kiểm soát và kế toán các khoản chi NSNN. Ngoài ra, cơ chế KSC thường xuyên NSNN cũng cần phải thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NSNN. Đồng thời, phải có sự phối hợp thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSNCL.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán và là cơ sở để KBNN thực hiện KSC NSNN. Vì thế, nó cần phải bảo đảm tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; có sự thống nhất giữa các ngành, các địa phương, các ĐVSNCL; tính đầy đủ nghĩa là phải bao quát hết các nội dung chi phát sinh trong thực tế.
- Quy trình, cơ chế KSC cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đối với các ĐVSNCL. Vì khi thực hiện KSC đòi hỏi Quy trình đơn giản nhưng phải rõ ràng và bảo đảm tính chặt
27
chẽ trong quản lý chi NSNN, không tạo kẻ hở cho kẻ xấu lợi dụng gây lãng phí, thất thoát NSNN.
Ba là, ý thức chấp hành của các ĐVSNCL. Cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của các ĐVSNCL, để họ thấy rõ KSC là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân có liên quan đến quỹ NSNN chứ không phải là công cụ của riêng ngành Tài chính, KBNN.
Bốn là, Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác KSC, cũng như
đội ngũ kế toán của ĐVSNCL là yếu tố quyết định chất lượng công tác KSC NSNN. Đòi hỏi cán bộ KSC phải nắm rõ cơ chế về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác KSC vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ sách nhiễu đơn vị trong quá trình KSC.
Năm là, cơ sở vật chất kỷ thuật. Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc
sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về dữ liệu, tạo tiền đề cho quy trình cải cách nghiệp vụ. Vì thế, công nghệ tin học là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi NSNN.