Cơ chế kiểm soát thanh toán các khoản NSNN qua KBNN:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước quận 3 (Trang 56 - 65)

8. Bố cục của nghiên cứu

2.2.2.2Cơ chế kiểm soát thanh toán các khoản NSNN qua KBNN:

Sau gần 10 năm thực hiện Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Nhiều thủ tục hành chính, phương thức, hình thức kiểm soát các khoản cấp phát, thanh toán NSNN qua KBNN đã bộc lộ nhiều bất cập, gây không ít khó khăn ảnh hưởng đến các ĐVSNCL trong việc đảm bảo hoạt động chuyên môn cũng như cơ quan thực hiện nhiệm vụ, KBNN. Việc ra đời Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, có hiệu lực thi hành ngày 15/11/2012, thay thế Thông tư 79/2003/TT-BTC

49

ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính là một bước quan trọng trong cơ chế quản lý chi NSNN.

Căn cứ vào Thông tư 161/2012/TT-BTC, KBNN Quận 3 xây dựng Quy trình KSC ngân sách thường xuyên đối với các ĐVSNCL thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP như sau:

a. Thủ tục hồ sơ KSC: Đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN: ĐVSNCL gửi đến KBNN các tài liệu, chứng từ dưới đây:

Hồ sơ gửi đầu năm: Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực

hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Dự toán chi NSNN của cấp có thẩm quyền; Bảng đăng ký biên chế, quỹ tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Quy chế chi tiêu nội bộ.

Hồ sơ gửi khi tạm ứng:

+ Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt: Giấy rút dự toán, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán. Các khoản chi tạm ứng tiền mặt phải đúng nội dung được phép chi bằng tiền mặt quy định tại Điều 5 Thông tư số 164/2011/TT-BTC.

+ Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản:

. Chi mua hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp tạm ứng tiền mặt nêu trên): đơn vị gửi KBNN các chứng từ sau: Giấy rút dự toán, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát và bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợp đồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải có hợp đồng).

. Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ: đơn vị gửi KBNN các chứng từ sau: Giấy rút dự toán, tùy theo hình thức lựa chọn nhà thầu, đơn vị gửi Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

Hồ sơ gửi khi thanh toán trực tiếp: Giấy rút dự toán; Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ:

50

• Đối với các khoản chi tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí, các khoản đóng góp: danh sách những người hưởng lương, học bổng, sinh hoạt phí; danh sách những người hưởng tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng.

• Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức thực hiện theo Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ KSC đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ KSC đối với các ĐVSNCL thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

• Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: danh sách theo từng lần thanh toán. • Đối với thanh toán cá nhân thuê ngoài: hợp đồng thuê khoán, thanh lý hợp đồng.

+ Chi mua hàng hóa, dịch vụ:

• Chi thanh toán dịch vụ công cộng; thông tin, tuyên truyền liên lạc: Bảng kê chứng từ thanh toán.

• Chi mua vật tư văn phòng: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng).

• Trường hợp ĐVSNCL thực hiện việc khoán phương tiện theo chế độ, khoán văn phòng phẩm, khoán điện thoại: văn bản quy định về mức chi, danh sách những người hưởng chế độ khoán (gửi một lần vào đầu năm và gửi khi có phát sinh thay đổi).

+ Chi hội nghị: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng).

+ Chi công tác phí: Bảng kê chứng từ thanh toán.

+ Chi phí thuê mướn: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng).

51

+ Chi đoàn ra, đoàn vào: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi không có hợp đồng), hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng).

+ Chi mua sắm tài sản: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng). Để cải cách thủ tục hành chính, tăng trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVSDNS nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng giảm thiểu hồ sơ thanh toán đối với một số khoản chi mua sắm sau: Trường hợp mua sắm chi thường xuyên hoặc gói thầu mua sắm chi thường xuyên có giá trị dưới 20.000.000 đồng: đơn vị lập và gửi KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (không phải gửi hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến khoản mua sắm cho KBNN). KBNN thực hiện chi theo đề nghị của ĐVSNCL; Thủ trưởng cơ quan ĐVSNCL chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.

+ Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành: hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn. Đối với các khoản chi phải lựa chọn nhà thầu, đơn vị phải gửi Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền.

+ Các khoản chi khác: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng) .

Hồ sơ gửi khi thanh toán tạm ứng: Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị gửi KBNN

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng. Tùy theo từng nội dung chi, gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thanh toán tạm ứng các khoản chi tiền mặt:

. Đối với các khoản chi có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư số 164/2011/TT-BTC thì đơn vị lập Bảng kê chứng từ thanh toán do Thủ trưởng đơn vị ký duyệt để gửi KBNN.

52

. Thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi tiền mặt còn lại: các tài liệu, chứng từ thanh toán đơn vị gửi KBNN thực hiện tương tự như thanh toán tạm ứng các khoản chi chuyển khoản.

+ Thanh toán tạm ứng các khoản chi chuyển khoản: Các tài liệu, chứng từ kèm theo đối với từng nội dung chi như trường hợp thanh toán trực tiếp.

b. Kiểm soát chi: Khi nhận được Giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ do ĐVSNCL gửi đến, cán bộ KSC thực hiện: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy rút dự toán ngân sách của đơn vị; Kiểm tra, đối chiếu khoản chi có trong dự toán kinh phí.

- KBNN căn cứ vào quyết định phân loại ĐVSNCL của cơ quan có thẩm quyền, kết quả tài chính trong năm, chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý (đối với trường hợp tạm chi thu nhập tăng thêm), phương án chi trả tiền lương và thu nhập tăng thêm của đơn vị cho từng người lao động quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức thu nhập tăng thêm đối với từng loại đơn vị sự nghiệp quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày25/4/2006 của Chính phủ, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính.

- Xử lý sau khi kiểm tra: Nếu đủ điều kiện cấp phát thanh toán, cán bộ KSC thực hiện thanh toán cho đơn vị. Nếu phát hiện việc chi tiêu không đúng chế độ, hoặc tồn quỹ ngân sách không đủ cấp phát, thanh toán thì từ chối thanh toán; thông báo và trả lại hồ sơ cho đơn vị, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính đồng cấp (đối với khoản chi thuộc ngân sách cấp đó) hoặc KBNN cấp trên trực tiếp (đối với khoản chi thuộc ngân sách cấp trên) biết để xử lý. Nếu chưa đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Kết quả KSC qua KBNN Quận 3 đối với các ĐVSNCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2010 – 2014 được thể hiện qua Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.2.

53

Biểu đồ 2.2 Tình hình chi NSNN của ĐVSNCL tại KBNN Quận 3 giai đoạn 2010-2014

54

Bảng 2.2 Báo cáo chi NSNN ĐVSNCL tại KBNN Quận 3 giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

S T T

NỘI DUNG CHI NĂM

2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 SO SÁNH 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

% Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối

1 Thanh toán cá nhân 246.653 284.468 381.556 498.673 546.838 115 37.815 134 97.088 131 117.117 110 48.165

2 Nghiệp vụ chuyên môn 174.892 165.019 215.217 282.422 474.076 94 -9.873 130 50.198 131 67.205 168 191.654

3 Mua sắm tài sản, sửa chữa 13.883 12.548 18.464 22.769 16.797 90 -1.335 147 5.916 123 4.305 74 -5.972

4 Chi khác 3.561 3.666 8.347 7.644 12.173 103 105 228 4.681 92 -703 159 4.529

Tổng cộng 438.989 465.701 623.584 811.508 1.049.884 106 26.712 134 157.883 130 187.924 129 238.376

55 Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, ta thấy:

- Nội dung chi thanh toán cá nhân: số chi NSNN cho nội dung này không ngừng được tăng lên qua các năm do Chính Phủ tăng lương cơ bản theo lộ trình cải cách tiền lương, và do các ĐVSNCL đã thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của mình tạo ra khoản chênh lệch thu lớn hơn chi của đơn vị nhiều dùng để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức. Từ đó tạo tâm lý tốt để cán bộ viên chức an tâm công tác ổn định nhân sự, đồng thời cán bộ viên chức quan tâm hơn đến chất lượng, hiệu quả công việc của mình. Tuy nhiên, còn một số ĐVSNCL phân phối thu nhập tăng thêm theo hình thức bình quân, chưa quan tâm cao việc phân phối thu nhập theo hiệu quả công việc nên không tạo sự kích thích, động viên, khuyến khích cán bộ viên chức nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

- Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán chi thường xuyên bao gồm các mục chi: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền; hội nghị; công tác phí; chi thuê mướn; chi đoàn ra, đoàn vào; chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn; chi nghiệp vụ chuyên môn theo đặc điểm của từng ngành. Để kiểm soát nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn cán bộ KSC thực hiện đối chiếu các điều kiện chi trả, các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cho từng nội dung chi, mức chi để kiểm soát và thanh toán cho đơn vị, song mức tối đa không được phép vượt quá tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, các khoản chi đảm bảo có trong dự toán được giao. Số chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2011 so với năm 2010 đạt 94% giảm 9.873 triệu đồng do các ĐVSNCL và KBNN Quận 3 đã chấp hành theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ĐVSNCL cắt giảm các khoản chi không cần thiết, KBNN kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng theo NQ11/NQ-CP. Đối với các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của các ĐVSNCL thời gian qua đã được KBNN Quận 3 kiểm soát chặt chẽ đảm bảo các khoản chi có trong dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với hoạt động chuyên môn của từng ngành. Việc chi trả cho các khoản chi này tương đối phức tạp do hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn của các cấp ngân sách trong giai đoạn hiện nay là rất nhiều....các hoạt

56

động chuyên môn của từng ngành là khác nhau, vì vậy để kiểm soát được chặt chẽ cán bộ KSC phải nắm vững và hiểu rõ lĩnh vực hoạt động của từng ngành. Quá trình kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của các ĐVSNCL cho thấy, đối với các khoản chi hội nghị, công tác phí việc chi sai chủ yếu là do chi sai chế độ tiền ăn, ở, sai trong việc tính ngày được hưởng công tác phí,...

- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn: Khi nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ của ĐVSNCL gửi đến KBNN, cán bộ KSC kiểm soát, đối chiếu với các điều kiện chi theo quy định, kiểm tra theo các quy định của Nhà nước về các hình thức mua sắm (đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu), và các hồ sơ chứng từ khác có liên quan để đảm bảo kiểm soát việc chấp hành chế độ chi tiêu tài chính, kiểm tra hóa đơn bán hàng theo mẫu của Bộ Tài chính phát hành. Trường hợp đủ điều kiện thanh toán, cán bộ KSC thực hiện chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo chứng từ của ĐVSNCL. Trường hợp hồ sơ, chứng từ còn thiếu hoặc không đúng quy định thì KBNN Quận 3 hướng dẫn ĐVSNCL bổ sung, hoàn thiện đúng theo quy định để thanh toán. KBNN Quận 3 tạm đình chỉ từ chối cấp phát trong các trường hợp sau: chi mua sắm không đúng chế độ, không tuân thủ theo định mức chi tiêu được cơ quan nhà nước quy định, không đảm bảo đầy đủ hồ sơ, thủ tục và điều kiện cần thiết trong thực hiện mua sắm, sửa chữa. Để thanh toán được các khoản chi này, ĐVSNCL phải có rất nhiều loại hồ sơ, chứng từ thanh toán tùy theo nội dung của từng khoản chi gửi cho KBNN Quận 3 để kiểm soát, thanh toán như: dự toán chi tiết mua sắm, sửa chữa tài sản, quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu,.... Qua thực tế thấy chủ yếu các ĐVSNCL còn sai sót nhiều về trình tự ngày tháng không hợp lý, sai về hình thức chọn nhà thầu... Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, việc bố trí dự toán để mua sắm cũng như sửa chữa tài sản của các ĐVSNCL rất được quan tâm, năm sau cao hơn năm trước, riêng số chi năm 2011 12.548 triệu đồng thấp hơn năm 2010 1.335 triệu đồng do các ĐVSNCL thực hiện theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát nên nhóm mục chi này giảm hơn so với năm 2010. Tương tự năm 2014 số chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản của ĐVSNCL đạt 74% so với năm 2013 do các ĐVSNCL thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính-NSNN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước quận 3 (Trang 56 - 65)