Từ phía các cơ quan địa phương có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 103 - 105)

II. Dư nợ cho vay cá nhân

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

3.4.3. Từ phía các cơ quan địa phương có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng:

Một hoạt động luôn gắn liền với hoạt động cho vay là hoạt động xử lý nợ sau cho vay. Sẽ vô cùng đơn giản cho ngân hàng nếu tất cả cá khoản nợ đều được khách hàng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, như một thuộc tính tất yếu, hoạt động tín dụng luôn đi kèm với nợ xấu và rủi ro tín dụng, tức là Ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn như đã thỏa thuận với Khách hàng. Đến lúc này, quá trình thu hồi nợ của ngân hàng thường phải liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến một số cơ quan liên quan ở địa phương như cơ quan Thuế, Tòa Àn và Thi hành án. Hoạt động xử lý nợ xấu chiếm rất nhiều thời gian, công sức của ngân hàng và do đó nguồn lực cho phát triển tín dụng bị hạn chếđi ít nhiều. Do vậy, muốn có đầy đủ nguồn lực cho việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay cá nhân nói riêng, hoạt động xử lý nợ xấu được xử lý

càng nhanh càng tốt. Để đạt được tiến độ xử lý nợ nhanh chóng, không thể không có sự hỗ trợ từ phía một sốcơ quan ởđịa phương như sau:

3.4.3.1. Cơ quan Thuế:

Thông thường, các khoản vay có TSBĐ khi bị nợ xấu, các bên thường có xu hướng bán TSBĐ để xử lý nợ. Nếu khách hàng tựbán TSBĐ thì không có vấn đề gì nhưng nếu Ngân hàng là bên bán TSBĐ thì lại phát sinh mấy vấn đề sau:

- Ai là người xuất hóa đơn bán TSBĐ? (chủ sở hữu-Bên bảo đảm hay Ngân hàng- Bên nhận bảo đảm)

- Có phải chịu thuế VAT hoặc thu nhập không? Nếu có, ai là người chịu thuế? (chủ sở hữu-Bên bảo đảm hay Ngân hàng-Bên nhận bảo đảm)

Đây là những câu hỏi rất thường gặp trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay nhưng cơ quan Thuế của Quảng Ngãi khá lúng túng và chưa trả lời thỏa đáng nên Chi nhánh rất khó có thể thực hiện. Có thể nói chỉ vì quy định chưa rõ ràng của cơ quan thuế mà ngân hàng hầu như không thể bán TSBĐ để thu nợ trong trường hợp khách hàng bất hợp tác. Do vậy, đểđẩy nhanh tiến độ thu nợ bằng cách xửlý TSBĐ, rất cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể của cơ quan thuếđịa phương về trình tự thủ tục xuất hóa đơn và thuế. 3.4.3.2. Cơ quan Tòa án:

Đây là nơi thụ lý các đơn khởi kiện của ngân hàng đối khách hàng chây ì, không trả nợ. Có thể nói, hoạt động cho vay luôn xuất phát từ việc đáp ứng đề nghị vay vốn của khách hàng. Khi gặp rủi ro tín dụng, sau khi bằng nhiều con đường thu nợ nhưng không thành, Ngân hàng mới phải nhờ đến cơ quan pháp luật là Tòa án các cấp. Tuy nhiên, để khởi kiện một khách hàng vay không đơn giản khi mà Tòa án luôn yêu cầu rất nhiều thủ tục hồsơ ngay lúc tiếp nhận hồ sơ khởi kiện (như xác nhận nơi cư trú của khách hàng có xác thực của địa phương-dù khách hàng đang có hộ khẩu và sinh sống tại địa chỉ xác định, các giấy tờ về nhân thân của khách hàng như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu phải sao y bản chính có chứng thực-lúc vay vốn ngân hàng chỉ yêu cầu bản sao và cán bộ tự đối chiếu với bản gốc,…). Ngoài ra, đối với những trường hợp khách hàng đi khỏi địa phương là hầu như Ngân hàng không khởi kiện được vì Ngân hàng phải tiến hành công bố thông tin theo quy định thì Tòa mới xử vắng mặt,….Do đó, để hoạt động cho vay của

ngân hàng an toàn, thu được nợ khi có rủi ro do khách hàng chây ỳ, sự hỗ trợ tích cực của Tòa án trong việc tiếp nhận, thụlý đơn khởi kiện là rất cần thiết.

3.4.3.3. Cơ quan Thi hành án:

Các khoản nợ sau khi có bản án của Tòa sẽđược chuyển sang cơ quan Thi hành án để thực hiện. Việc ngân hàng có thu nợ được hay không phụ thuộc rất lớn vào cơ quan này. Trong thực tế, việc thi hành án diễn ra khá chậm chạp, vô tình dẫn tới tình trạng khách hàng tẩu tán tài sản hoặc kéo dài thời gian thu hồi nợ của ngân hàng. Hệ quả là làm trì trệ quá trình phát triển của hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tóm lại, các cơ quan nói trên không trực tiếp tác động đến việc phát triển hoạt động cho vay của một ngân hàng nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động này bởi nguồn lực của một ngân hàng là có hạn. Nếu việc thu hồi nợ xấu được các cơ quan này hỗ trợ thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật thì sẽ tiến triển nhanh hơn nhiều. Do đó, với góc độlà người cho vay, ngân hàng luôn mong muốn sự hỗ trợ tối đa và tốt nhất từcác cơ quan này để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển lành mạnh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)