II. Dư nợ cho vay cá nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
3.3.2. Nhóm giải pháp về quy trình tín dụng và điều kiện-thủ tục tín dụng dành cho khách hàng cá nhân:
3.3.2. Nhóm giải pháp về quy trình tín dụng và điều kiện-thủ tục tín dụng dành cho khách hàng cá nhân: khách hàng cá nhân:
3.3.2.1. Xây dựng quy trình cấp tín dụng mới cho khách hàng cá nhân:
Hiện tại, quy trình tín dụng cho khách hàng cá nhân là quy trình được xây dựng gần 15 năm khi mà hoạt động tín dụng của Vietcombank chủ yếu là mảng bán buôn chứ không chú trọng mảng bán lẻ. Mặc dù năm 2009, quy trình tín dụng có được tạm thời sửa lại cho phù hợp với mô hình tổ chức mới nhưng cũng chưa phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng cá nhân trong tình hình mới. Dưới đây là một sốđề xuất thay đổi trong quy trình hiện hành:
a. Thay đổi các phòng/bộ phận tham gia quy trình tín dụng để tiết kiệm thời gian, giấy tờ luân chuyển hồ sơ:
Thay vì di chuyển hồsơ qua 4 phòng/bộ phận (Phòng khởi tạo khoản vay, Phòng quản lý nợ tác nghiệp trên hệ thống công nghệ, Phòng kế toán hạch toán, Phòng ngân quỹ chi
tiền giải ngân và lưu hồ sơ TSBĐ), có thể giảm xuống còn 3 phòng thông qua việc thay đổi, bổ sung thêm nhiệm vụcho các phòng tham gia quy trình. Đó là giảm đi sự tham gia của Phòng Ngân quỹ và chuyển chức năng giải ngân của Phòng Kế toán sang cho Phòng Kinh doanh dịch vụ. Cụ thể, quy trình đề xuất như sau:
- Phòng khởi tạo khoản vay: vẫn là các phòng có nghiệp vụ cho vay cá nhân;
- Phòng quản lí nợ: vẫn thực hiện chứ năng tác nghiệp trên hệ thống là thực hiện thêm chức năng lưu giữ hồ sơ TSBĐ. Việc lưu giữ hồ sơ TSBĐ của Phòng Quản lý nợ đã được Vietcombank TW quy định tại quyết định số 158/QĐ.VCB-QLNQ nhưng đến nay Chi nhánh chưa thực hiện. Ngoài ra, hiện Phòng Quản lý nợ chính là phòng lưu giữ hồ sơ tín dụng nên việc lưu giữ giấy tờ TSBĐ cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của phòng được quy định tại quyết định số 958/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 15/8/2008. Như vậy, quy trình tín dụng sẽ giảm được bớt một phòng trung gian là Phòng Ngân quỹ trong quá trình luân chuyển hồ sơ vay vốn.
- Phòng hạch toán giải ngân: không giao cho Phòng kế toán hạch toán giải ngân như hiện nay vì phòng phận này có chức năng thiên về mảng nghiệp vụ bán buôn, hiện đang quá tải do phải phục vụ các nhu cầu vay vốn, trả nợ của khách hàng doanh nghiệp. Để phù hợp với mô hình tổ chức theo khối bán lẻ, việc hạch toán giải ngân nên được chuyển giao cho Phòng Kinh doanh dịch vụ vì đây là phòng chuyên phục vụ các nhu cầu của khách hàng cá nhân. Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, thanh toán, thẻ,… đều do Phòng kinh doanh dịch vụ đảm nhiệm nên việc thêm vào nhiệm vụ hạch toán tiền vay cũng không làm tăng công việc bao nhiêu mà lại được sự thống nhất về cơ cấu tổ chức măng bán lẻ. Ngoài ra, Phòng kinh doanh dịch vụ là phòng có nghiệp vụ thu chi tiền mặt nên sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với Phòng kế toán vì đối với các khoản giải ngân bằng tiền mặt cũng sẽ do chính giao dịch viên thực hiện bút toán giải ngân chi tiền cho khách hàng, giảm thiểu được sự tham gia của Phòng ngân quỹ trong trường hợp này đồng thời khách hàng cũng chỉ cần giao dịch tại cửa của giao dịch viên chứ không di chuyển qua quá nhiều phòng mới nhận được tiền vay. Mặt khác, như đã nói, Phòng kinh doanh
dịch vụ là nới quản lý mọi thông tin về khách hàng cá nhân và quản lý tài khoản tiền gửi các loại nên cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều tỏng việc thu hồi nợ sau này. b. Giảm tải công việc cho cán bộ khách hàng một cách quyết liệt hơn nữa:
Nhiệm vụ của cán bộ khách hàng là bán hàng, phát triển khách hàng, chăm sóc khách hàng,…Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát tại Phòng khách hàng thể nhân và PGD, một cán bộ tín dụng phải làm khá nhiều việc không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ trên mà chủ yếu là tác nghiệp liên quan đến việc soạn thảo Tờ trình thẩm định, các loại hợp đồng, văn bản, giấy tờđược quy định tại quy trình tín dụng. Thực tế, các công việc bàn giấy này tốn rất nhiều thời gian nhưng xét về bản chất lại không phục vụ nhiều cho mục đích phát triển tín dụng cá nhân mà chủ yếu là cho nhu cầu quản lý và pháp lý. Do vậy, với điều kiện hiện tại vềcơ cấu tổ chức, nhân sự và công nghệ, Vietcombank hoàn toàn có thể giảm tải mạnh mẽ công việc bàn giấy cho cán bộkhách hàng để họ có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tăng trưởng dư nợ, mở rộng khách hàng cá nhân. Một sốđề xuất giảm tải như sau:
- Giao Phòng quản lý nợ thực hiện công đoạn soạn thảo các loại hợp đồng, văn bản liên quan đến khoản vay gồm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, Giấy nhận nợ,…Do số lượng các loại văn bản này là khá nhiều (khoản trên 10 loại giấy tờ khác nhau) nên sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho Cán bộ khách hàng. Đồng thời, việc chuyên môn hóa trong việc soạn thảo hồ sơ tín dụng tại Phòng Quản lý nợ sẽ giúp kiểm soát được nội dunghồ sơ theo đúng Tờ trình cho vay đã được phê duyệt, hạn chế được những rủi ro pháp lý và tiết kiệm thời gian cho cán bộ Quản lí nợ trong việc kiểm tra sự khớp đúng giữa các loại hồ sơ với nhau khi cán bộ khách hàng là người lập Tờ trình và cũng là người soạn thảo như hiện nay. Trong thực tế hoạt động ngân hàng, mô hình với phòng hỗ trợ tín dụng này đã được các ngân hàng áp dụng phổ biến trong những năm gần đây.
- Giảm thời gian lập Tờ trình thẩm định cho Cán bộ khách hàng bằng cách mở rộng chức năng tạo Tờ trình cho vay trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này đã tích hợp khá nhiều chức năng trong cùng một phần mềm gồm: Chấm điểm xếp hạng tín dụng, lập tờ trình cho vay. Tuy nhiên, hiện nay, chức năng lập tờ trình tự động chỉ được dùng cho một số sản phẩm chuẩn như cho vay Cán bộ công nhân
viên, cho vay tiêu dùng bất động sản trong khi danh mục sản phẩm tiền vay cá nhân của Vietcombank là gần 20 sản phẩm. Việc ứng dụng sự ưu việt của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc lập Tờ trình sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian lập Tờ trình thẩm định cho cán bộ khách hàng vì đó là một trong những công việc chiếm nhiều thời gian và công sức nhất. Trong khi đó, đối với các sản phẩm tiền vay cá nhân, hầu hết không đòi hỏi nội dung thẩm định gì quá khó mà chỉ đơn thuần là về tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, lịch sử tín dụng,…và hầu hết đã được thể hiện trong Giấy đề nghị vay vốn nên nếu có lập một tờ trình riêng thì cũng là nêu lại những nội dung đã có. Hơn nữa, số lượng khách hàng vay cá nhân rất nhiều nên việc lập Tờ trình cho vay đối với từng khách hàng là rất tốn thời gian. Do vây, đối với những mục đích vay tiêu dùng, không đòi hỏi phải thẩm định kĩ lưỡng hư vay kinh doanh, việc lập Tờ trình cho vay nên được tích hợp vào chương trình xếp hạng tín dụngnội bộ.
3.3.2.2. Đơn giản hóa hồsơ thủ tục tín dụng dành cho khách hàng cá nhân:
Như đã đánh giá ởChương 2, một bộ hồsơ vay vốn theo yêu cầu của Vietcombank quá rườm rà, phức tạp, đặc biệt là hồsơ bảo đảm cho khoản vay. Đi kèm với nhiều loại hồ sơ, giấy tờ là rất nhiều chữ kí của khách hàng và cả ngân hàng trên các loại giấy tờ đó. Do vậy, cả khách hàng và ngân hàng đều tốn thời gian và nhiều khi gây khó chịu cho khách hàng khi phải kí quá nhiều. Việc giảm thiểu số lượng hồ sơ vay vốn là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu cắt giảm bớt các loại giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng cách tích hợp các loại giấy tờ đó lại với nhau để tiết kiệm được 4 loại giấy tờ không cần thiết. Ngoài ra, sự tiết giảm này cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực, tính pháp lý của việc bảo đảm tiền vay vì chỉ tiết giảm những văn bản nội bộ của quy trình tín dụng. Đi kèm với tiết giảm về hồsơ tín dụng là sựđơn giản hơn trong vấn đề kí chú, tiết kiệm thời gian, công sức của cả ngân hàng lẫn khách hàng. Cái được lớn hơn nữa là tránh được sự than phiền về thủ tục của Vietcombank khi so sánh với các ngân hàng khác. Một số loại hồsơ có thể tích hợp lại theo bảng sau:
Thể loại hồsơ hiện tại Đề xuất tích hợp Lí do
Hợp đồng bảo đảm (thế chấp/cầm cố)
Hợp đồng bảo đảm (thế chấp/cầm cố)
Đưa nội dung ủy quyền xứ lý TSBĐ vào trong Hợp đồng bảo đảm để đỡ tốn thêm giấy tờ, chữ kí và lệ phí công chứng hợp đồng ủy quyền cho khách hàng Hợp đồng ủy quyền xử lý TSBĐ Biên bản kiểm tra thực tế
TSBĐ; TSBĐ;Báo cáo thẩm định này không có sThức chất nội dung cự kahcs biủa 3 laoij văn bảệt lớn vì đều là n mô tả lại hiện trạng tài sản, nếu cơ sở thẩm định giá và xác định giá trị TSBĐ để làm căn cứ cho vay
Báo cáo thẩm định TSBĐ;
Chứng thư thẩm định giá TSBĐ (nếu có)
Biên bản định giá TSBĐ Biên bản định giá
TSBĐ Không thay đổi đểgiá lại tiện trong việc định Đơn yêu cầu đăng kí giao
dịch bảo đảm
Đơn yêu cầu đăng kí giao dịch bảo đảm
Không thay đổi do đây là yêu cầu pháp lý
Biên bản giao nhận bản
gốc giấy tờ TSBĐ bBiên bản gảốn giao nhc giấy tận ờ TSBĐ
Tích hợp phần đề nghị nhập kho vào bên dưới Biên bản giao nhận với khách hàng nhằm hai mục đích:
- Tiết kiệm thời gian lập thêm Giấy đề nghị nhập kho, tránh sai sót trong khâu lập Giấy đề nghị nhập; - Thể hiện con đường luân chuyển hồ
sơ từ khách hàngcán bộ khách hàngcán bộ quản lý nợcán bộ ngân quỹ.
Giấy đề nghị nhập kho quỹ ngân hàng