Dự báo nhu cầu thị trường tín dụng cá nhân tại Quảng Ngãi đến năm 2020:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 77 - 79)

II. Dư nợ cho vay cá nhân

3.2.2.Dự báo nhu cầu thị trường tín dụng cá nhân tại Quảng Ngãi đến năm 2020:

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

3.2.2.Dự báo nhu cầu thị trường tín dụng cá nhân tại Quảng Ngãi đến năm 2020:

Theo quy luật của đời sống xã hội, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên theo thời gian. Đểđáp ứng nhu cầu đó, vốn tín dụng dành cho khách hàng cá nhân là một điều kiện tiên quyết. Với địa bàn Quảng Ngãi, dự báo tốc độ tăng trưởng dư nợ cá nhân trung bình sẽ đạt được mức tối thiểu là 20%/năm. Đây là mức tăng trưởng có thể đạt được dựa trên một sốcơ sở của dựbáo sau đây:

 Theo số liệu báo cáo từ NHNN tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010-2013, dư nợ cho vay cá nhân toàn địa bàn tăng trưởng bình quân đạt mức 16%/năm, cụ thể năm 2010 tăng 6%, năm 2011 tăng 22% và năm 2013 tăng 20%. Đà tăng trưởng dư nợ cá nhân được kì vọng sẽ tiếp tục giữ vững hoặc tăng lên khi nhu cầu vay vốn tiêu dùng cải thiện đời sống, tăng vốn cho hoạt động kinh doanh, sẽ ngày càng lớn.

 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua khá khả quan: Trong 4-5 năm qua, nền kinh tế Việt Nam không còn duy trì đà tăng trưởng cao như giai đoạn nhiều năm trước đó, GDP từ chỗluôn đạt mức trên 7%/năm thì giảm xuống chỉ còn duy trì ở mức trên 5,2%. Sở dĩ mức độ tăng trưởng có phần chậm lại là vì Việt Nam chịu sựtác động của tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào trạng thái bất ổn mà biểu hiện là nhiều nền kinh tế lớn đạt mức tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng không như mong đợi. Dù chịu sự tác động từ tình hình chung của nền kinh tế, Quảng Ngãi vẫn là một địa phương có mức tăng trưởng GDP cao hơn mức bình quân chung của cảnước.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2014 (%)

Năm 2010 2011 2012 2013 GDPViệt Nam (P * P ) 6,7 5,8 5,25 5,3 GRDPQuảng Ngãi (P ** P) 35,9 6,3 7% 11,3

Nguồn: (*) Trang web Tổng cục Thống kê;

(**) Báo cáo Kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi các năm 2010, 2011, 2012, 2013

Đến nay tỉnh Quảng Ngãi có nhiều nhà máy tại KKT Dung Quất như Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất, nhà máy Bio Ethanol, hạt nhựa Polypropylen, 5 nhà máy của Doosan Vina, nhà máy đóng tàu Dung Quất…; hàng chục nhà máy, xí nghiệp tại 2 khu công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Phú, với hơn 300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và gần 14.500 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Riêng công tác thu hút vốn đầu tư nước

ngoài (FDI), đến nay tỉnh Quảng Ngãi đã thu hút 28 dự án với tổng vốn đăng ký trên4 tỷ USD, trong đó tại KKT Dung Quất có 19 dự án với vốn đầu tư 3 tỷ 940 triệu USD. Hiện nay đã có 11/28 dự án đi vào hoạt động, 16 dự án đang triển khai, chỉ có 1 dự án chưa triển khai. Đặc biệt, môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh không ngừng được cải thiện và được sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp nên năm 2013 tỉnh Quảng Ngãi đã vươn lên vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đối với các ngành thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu phát triển khá với sự tham gia của các ngành kinh tế, chất lượng các dịch vụ được nâng cao, hàng hóa cung ứng trên thị trường đa dạng, phong phú, mạng lưới phân phối được mở rộng đến tất cả các vùng trong tỉnh; từ chỗ chưa có siêu thị, đến nay trên địa bàn tỉnh có 7 siêu thị chuyên doanh và tổng hợp. Riêng tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2013 đạt trên 508,8 triệu USD. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng như: Sản phẩm cơ khí, sản phẩm lọc hóa dầu, linh kiện điện tử, nguyên liệu giấy, đồ gỗ, tinh bột sắn, thủy sản chế biến, các loại bánh kẹo… đến trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đặc biệt, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả vượt bậc, nhất là từ khi đưa NMLD Dung Quất vào hoạt động. Năm 2013 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 30.199 tỷ đồng, đứng thứ 4 cả nước. Cùng với phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư, dịch vụ, xuất nhập khẩu, lĩnh vực nông - lâm nghiệp- thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Là địa phương có nhiều lợi thếvề ngư trường đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; từ chỗ sản lượng đánh bắt đạt gần 17.000 tấn năm 1990, đến nay đã tăng lên trên 140.000 tấn. Số lượng tàu thuyền không ngừng tăng lên, nhất là tàu có công suất lớn từ 90 CV đến 600 CV phục vụ đánh bắt xa bờ, đến nay toàn tỉnh đã phát triển trên 5.400 chiếc với tổng công suất hơn 870.000 CV, sản xuất thủy sản đã và đang góp phần lớn xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nông, ngư dân vùng nông thôn, ven biển, hải đảo của tỉnh, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc... Năm 1989 trên địa bàn tỉnh chỉ có 3 NHTM Nhà nước, đến năm 2014 toàn tỉnh có 18 chi nhánh NHTM cấp tỉnh, 14 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện. Năm 2013 huy động 26.640 tỷ đồng và dư nợ cho vay 30.628 tỷ đồng.

 Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng theo thời gian, năm 2010 là 1.228 USD, năm 2011 là 1.434 USD, năm 2013 là 1.726 USD và năm 2013 là 2.040 USD. Với

các chính sách thu hút đầu tư khá tốt của tỉnh, việc làm tăng thêm do có nhiều doanh nghiệp đặt nhà máy tại Quảng Ngãi. Điều này là sẽ gia tăng lượng lao động hưởng lương-là đối tượng khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ để đáp ứng nhu của đời sống, trong đó có nhu cầu rất lớn về chỗở, đi lại nên phát sinh nhu cầu vay vốn cao.

 Các chính sách tín dụng ưu tiên hướng về khối khách hàng cá nhân được triển khai quyết liệt từ phía Nhà nước và các NHTM. Về phía Nhà nước, hiện đang có hàng loạt chính sách hướng đến khách hàng trong khu vực nông nghiệp nông thôn như Nghị 41/2010 ngày 12/4/2010 về Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về chính sách phát triển thủy sản,… Về phía các NHTM, các chính sách tín dụng ưu đãi lãi suất cũng được đồng loạt các ngân hàng triển khai cho khách hàng cá nhân có nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống như mua sắm/sửa chữa bất động sản, mua xe ô tô,... Với các chỉ số kinh tếvĩ mô và đặc điểm thịtrường, dự báo tình hình nhu cầu tín dụng khu vực khách hàng cá nhân sẽ tăng trưởng ổn định và đây sẽ tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

3.2.3. Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank Quảng Ngãi:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 77 - 79)