II. Dư nợ cho vay cá nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
3.2.1. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:
Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, hầu hết các ngân hàng chú trọng đặc biệt đến việc phát triển hoạt động cho vay cá nhân-một mảng lớn nhất của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Xu hướng này ắt hẳn phải có nguyên nhân của nó và sau đây là hai lí do cơ bản nhất:
3.2.1.1. Xuất phát từ nhu cầu của thịtrường:
Ngân hàng là đơn vị hoạt động kinh doanh dựa vào thị trường. Với các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, khu vực kinh tếtư nhân, trong đó có các cá nhân, hộgia đình đã tham gia làm kinh tế rất đông đảo và quy mô ngày càng lớn. Với tình hình đó, nhu cầu của khách hàng về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng khác là rất lớn. Ngân hàng trởthành địa chỉ khổng thể thiếu cho sự phát triển và lớn mạnh của các cá nhân, hộ gia đình tham gia vào hoạt động kinh tế. Mặt khác, đời sống xã hội ngày càng cao, nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng tang mạnh nên các khách hàng là cá nhân, hộgia đình cũng có những nhu cầu nhất định nên phải cần đến sự trợ giúp của ngân hàng để được đáp ứng các nhu cầu chính đáng đó. Trước những đòi hỏi và nhu cầu của thị trường như thế, các ngân hàng không thểđứng ngoài cuộc mà phải
trở thành một động lực để phát triển kinh tế xã hội và có chiến lược mở rộng hoạt động tín dụng của mình đến đối tượng đang cần ngân hàng, đó là các cá nhân và hộgia đình.
3.2.1.2. Xuất phát từ yêu cầu nội tại của Ngân hàng thương mại:
Ngoài những yêu cầu từ thị trường, việc mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân còn xuất phát từ yêu cầu phát triển nội tại của các NHTM. Nhận thấy vai trò to lớn của hoạt động tín dụng cá nhân như đã phân tích ở trên, các NHTM cũng không thể tiếp tục giữ vững thái độ kinh doanh của mình như cũ, tức chỉ quan tâm hoạt động tín dụng bán buôn, phát triển khối khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Việc mở rộng đối tượng cấp tín dụng đến các cá nhân, hộgia đình là cơ sởđể ngân hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác đến khách hàng. Có thể nói, bức tranh về một ngân hàng có đa sắc màu, có sinh động và sôi nổi hay không chính là nhờ vào mảng nghiệp vụ bán lẻ, trong đó có hoạt động tín dụng cá nhân. Việc mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân còn tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ đó nâng cao lợi nhuận và phân tán rủi ro ngân hàng. Do vậy, việc mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân có nguyên nhân xuất phát từ chính yêu cầu tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng đó.
Yêu cầu phát triển ổn định và bền vững: cơ cấu dư nợ phân theo khách hàng của Vietcombank Quảng Ngãi hiện đang qua chênh lệch giữa dư nợ của Doanh nghiệp và dư nợ của cá nhân. Hiện tại, sau 5 năm định hướng bán lẻthì đến cuối 2013, tỷ trọng nợ của cá nhân chỉ mới chiếm 8,8% tổng dư nợ. Nó cho thấy quy mô đứng 3 trong hệ thống Vietcombank, vị thế dẫn dầu về dư nợ tại địa bàn của Vietcombank Quảng Ngãi phụ thuộc hoàn toàn vào một vài khách hàng lớn có dư nợ ngàn tỷnhư Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn hoặc có dư nợ trăm tỷnhư Doosan Vina, Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi. Sự phụ thuộc quá lớn vào một số ít khách hàng dẫn đến nhiều hệ lụy như thế đàm phán của Vietcombank Quảng Ngãi yếu hơn, chay đua về lãi suất và phí với các ngân hàng khác để giữ thị phần, tỉ suất lợi nhuận không đáng kể,…Ngoài ra, một hệ lụy khác nguy hiểm hơn là sự phát triển thiếu ổn định và bền vững khi dư nợ dễ dàng tăng lên gần10.000 tỷ những cũng dễ dàng giảm xuống chỉ còn trên 7.000 tỷ trong vòng vài ngày. Sự bấp bênh là điều không ngân hàng nào mong muốn. Do vậy, Vietcombank Quảng Ngãi cần phát triển hoạt động cho vay cá nhân như là một biện pháp đểtăng trưởng ổn định và bền vững.