Những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Qu ảng Ngãi:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 53 - 54)

II. Dư nợ cho vay cá nhân

2.3.1.Những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Qu ảng Ngãi:

nhiều.

Ngoài ra, cơ cấu khách hàng vay không có TSBĐ chiếm đến 70% lượng khách hàng (mang lại 170 tỷ đồng dư nợ trong năm 2013). Mặt khác, chỉ khoảng 30% lượng khách hàng là vay theo diện có TSBĐ (mang lại 661 tỷđồng dư nợtrong năm 2013). Đây là một cơ cấu ngược so phần lớn các ngân hàng trên địa bàn nhưng lại khá hợp lý với đặc thù của Vietcombank Quảng Ngãi là ngân hàng dẫn đầu trong việc triển khai dịch vụ trả lương hộ cho các đơn vị nên người lao động nhận lương được vay vốn để tiêu dùng mà không cần TSBĐ. Như vậy, chưa kể đến yêu tố tiềm năng của địa bàn với những phân khách hàng mới, Vietcombank Quảng Ngãi cũng đang có một lượng lớn khách hàng tiềm năng đang có quan hệ giao dịch với chính mình mà tỷ lệ khai thác trong hoạt động cho vay cá nhân còn khiêm tốn. Đây sẽđiều kiện để phát triển hoạt động cho vay cá nhân, đặc biệt là những khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản.

2.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK QUẢNG NGÃI:

2.3.1. Những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Quảng Ngãi: Quảng Ngãi:

Qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Quảng Ngãi, có thể thấy hoạt động này còn một số hạn chếcăn bản như sau:

- Dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của Vietcombank Quảng Ngãi nên dễ dẫn đến tình trạng dư nợ tăng giảm mạnh do phụ thuộc vào một vài khách hàng có dư nợ lớn;

- Tỷ trọng dư nợ cá nhân trong tổng dư nợ còn thấp hơn so với mặt bằng chung của các ngân hàng trên địa bàn. Trong khi tỷ trọng này của Vietcombank Quảng Ngãi chỉ xoay quanh mức 8-9% thì một số ngân hàng tỷ trọng này lên 50-60%;

- Thị phần dư nợ cá nhân có nguy cơ bị sụt giảm do sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số ngân hàng đối thủ, điển hình là từ chiếm thị phần lớn thứ 2 về dư nợ cá

nhân thì hai năm 2012 và 2013 Vietcombank Quảng Ngãi đã bị tụt xuống vị trí thứ 3;

- Dư nợ cho vay cá nhân theo các sản phẩm chuẩn còn thấp, dẫn đến việc thời giải quyết hồ sơ vay theo các quy định thông thường chiếm nhiều thời gian hơn do không được sự hỗ trợ từ phần mềm xếp hạng tín dụng;

- Dư nợ cho vay cá nhân tại các địa bàn Vietcombank Quảng Ngãi có phòng giao dịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn và chưa dành được vị thế tương xứng như ngân hàng đối thủ là Agribank tại địa bàn đó;

- Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tại Vietcombank Quảng Ngãi còn thấp so với tiềm năng thị trường và so với chính cơ số khách hàng cá nhân mà Vietcombank Quảng Ngãi đang phục vụ cho các nhu cầu khác;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 53 - 54)