II. Dư nợ cho vay cá nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNGBÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚIVÀ TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ từ lâu đã là xu hướng của rất nhiều NHTM trên thế giới và trong khu vực. Theo Tạp chí Business Insight bình chọn, top 10 ngân hàng bán lẻ hàng đầu thế giới gồm: Citigroup, Fortis, Crédit Agricole, HSBC, Deutsche Bank, BNP Paribas, Royal Bank of Scotland, Barclays Bank, Credit Suisse và Bank of America [13]. Đây cũng là những ngân hàng chủ chốt tham gia cuộc chơi bán lẻ toàn cầu. Đặc điểm chung của các ngân hàng này là sở hữu được một lượng khách hàng cá nhân to lớn và hệ thống mạng lưới giao dịch rộng khắp, cụ thể:
Bảng 3.1: Một số ngân hàng bán lẻhàng đầu thế giới Tên ngân hàng Sốlượng khách
hàng cá nhân
Sốlượng điểm phân phối
The Royal Bank of Scotland 20 triệu 2.287 chi nhánh tại Anh Lloyds TBS 15 triệu 2.200 chi nhánh tại Anh
Bank of America 38 triệu 5.800 chi nhánh và 17.000 ATM Citigroup 200 triệu - 7.237 chi nhánh và 6.920 ATM;
- 682 Automated Lending Machines JPMorgan Chase 160 triêu 2.600 chi nhánh và 280 văn phòng cho
vay thế chấp và hệ thống ATM đứng thứ2 toàn nước Mỹ
Nguồn: 42TUwww.chordiant.com/retailbankingU42T và www.investopedia.com
46T
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, ở Việt Nam, mặc dù bắt đầu muộn hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực, xu thế phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ trở nên rõ rệt và có sựtăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thị trường dịch vụ ngân hàngbán lẻ được đánh giá là một thị trường nhiều tiềm năng phát triển. Có thể nói, Việt Nam đang hội tụ những yếu tố cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của thịtrường dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
- Về quy mô dân số: Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 4 trong khu vực Châu Á (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia). Ngoài quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ là là chủ yếu. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng của các ngân hàng vì có đặc điểm năng động, có học vấn, có thu nhập, thích tiêu dùng, dễ đón nhận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới,…
- Về tốc độ phát triển của nền kinh tế: Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (giai đoạn đỉnh cao đạt 7-8%/năm liên tục trong nhiều năm hay giai đoạn trầm lắng cũng đạt 5-6%/năm), từ một nền kinh tế kém phát triển trở thành một nền kinh tế trung bình. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người của người dân cũng tăng lên đáng kể. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng trong tiêu dùng, tạo tiền đề cho cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm tiền vay nói riêng để đáp ứng nhu cầu tiêu dụng đó. - Về chính sách, môi trường pháp luật: Chính sách hội nhập kinh tế đầy đủ, sâu rộng
của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các ngân hàng thâm nhập thị trường Việt Nam. Điều này tạo ra hai tác dụng tích cực: mở rộng sự lựa chọn cho khách hàng và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Đồng thời, môi trường pháp lý cũng dần hoàn thiện, khuyến khích các ngân hàng hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế.
Chính vì những thuận lợi đó, Việt Nam hiện có 5 trong số 10 ngân hàng thuộc top các ngân hàng bán lẻ hàng đầu thế giới đang hoạt động là Citibank, HSBC, Deutsche Bank, BNP Paribas, Fortis. Ngoài ra, thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam còn có sự tham gia của 46T4 Ngân hàng liên doanh 46Tvà 62 46TNgân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài46TP5F
6
P46T
. 46TLà một thị trường trẻ, năng động và đang trên đà phát triển cũng sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam tuy còn non trẻ so với ngành ngân hàng thế nhưng cũng tích cực nắm bắt xu thế chung. Điển hình là từ đầu những năm 2000 đến nay, hầu hết các NHTM cổ phần tư nhân như ACB, Techcombank, Sacombank,… đã định hướng phát triển mảng ngân hàng bán lẻ. Đến nay, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ không chỉ còn là của riêng các ngân hàng 6Wikipedia.gov.vn ngày 07.12.2014
65
cổ phần tư nhân mà có sự tham gia tích cực và quyết liệt của 4 NHTM nhà nước là BIDV, Agribank, Vietinbank và Vietcombank. Mặt khác, sự khốc liệt của thị trường bán lẻ không chỉ dừng lại ở sự cạnh tranh của các ngân hàng nội địa với nhau mà còn là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với các ngân hàng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài/có yếu tốnước ngoài.
Cụ thể hóa định hướng của mình trong các báo cáo thường niên, các ngân hàng đều nhấn mạnh định hướng phát triển bán lẻ song song với bán buôn và đều có chiến lược trở thành ngân hàn bán lẻ dẫn đầu thị trường Việt Nam đến năm 2020, trong đó hoạt động tín dụng cho khách hàng cá nhân là mảng hoạt động lõi quyết định vị thế của ngân hàng.