Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 73)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tổng

61

ty. Tỷ số này cho biết trong một kỳ kinh doanh thì tổng tài sản tạo ra được bao

nhiêu phần trăm là lợi nhuận.

Qua bảng 4.14 ta thấy, suất sinh lời của tổng tài sản tăng dần qua các năm.Năm 2012, suất sinh lời là 2,22% tức là cứ 100 đồng tài sản đem đầu tư

sẽ tạo ra 2,22 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2013, suất sinh lời là 3,57% tức là

tăng 1,35% so với năm 2012, điều này cho biết trong năm 2013 nhà máy thu

về 3,57 đồng lợi nhuận trong 100 đồng tài sản được đầu tư. Trong năm 2013,

tỷ số này tăng do tình hình tổng tài sản của nhà máy tăng 4,68% so với năm 2012, trong khi đó lợi nhuận ròng tăng 68,47%. Đến hết 6 tháng đầu năm 2014

tỷ số này là 2,93% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem đầu tư sẽ tạo ra 2,93 đồng

lợi nhuận ròng, tăng 0,13 đồng lợi nhuận ròng so với 6 tháng đầu năm 2013,

nguyên nhân là do lợi nhuận ròng tăng 10,66% còn tổng tài sản bình quân tăng

5,71% thấp hơn so với tỷ lệ tăng của lợi nhuân ròng.

Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của nhà máy còn tương đối thấp, nhưng cũng có thể thấy tỷ suất này đang có xu hướng tăng trưởng

tích cực qua các năm. Điều này đem lại một dự báo tích cực cho hiệu quả kinh

62

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG 5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

5.1.1 Kết quả đạt được

Thị trường tiêu thụ của nhà máy ngày càng mở rộng. Sản lượng sản

phẩm sản xuất ra và tiêu thụ ngày càng tăng.

Tạo lập được các mối liên hệ với các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu tốt

nhằm đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Có được sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn nhà máy. Đồng thời, trình độ

và kinh nghiệm của từng thành viên trong nhà máy thường xuyên được trau

dồi và nâng lên, tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy có sự quyết tâm trước những thử thách vì sự phát triển của nhà máy.

Từ những kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy phân tích ở trên, ta thấy rằng tổng doanh thu, lợi nhuận của nhà máy đều tăng lên qua các năm.

Các chỉ số hoạt động, chỉ số lợi nhuận của nhà máy đều tăng qua các năm thể hiện sự tăng trưởng của nhà máy trong tương lai.

5.1.2 Một số tồn tại, hạn chế

Trong quá trình hoạt động kinh doanh để nâng cao hoạt động kinh doanh

của công ty thì vấn đề đặt ra là phải nâng cao doanh thu và giảm thiểu chi phí để đạt lợi nhuận tối đa. Qua kết quả phân tích thì ta thấy chi phí của nhà máy vẫn còn cao và tăng qua các năm, giá vốn hàng bán của nhà máy khá cao do

đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Tình hình quản lý khoản phải thu của nhà máy chưa được hiệu quả cao

nên số vòng quay các khoản phải thu còn thấp, điều này cho thấy khách hàng chiếm dụng vốn của nhà máy khá nhiều.

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của nhà máy vẫn chưa cao do lợi

nhuận ròng tương đối thấp so với doanh thu. Để tỷ số này tăng lên cần có biện

pháp làm giảm chi phí, tăng doanh thu từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận

ròng.

Hiện tại nhà máy chưa có bộ phận Marketing. Bộ phận kinh doanh cùng

63

vì thế còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường, khách hàng, xu

hướng phát triển của nền kinh tế cũng như thông tin về đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay Nhà máy xi măng An Giang đang gặp những vấn đề hạn chế về môi trường, nồng độ bụi và khí thải tạm thời cao hơn so với tiêu chuẩn quy định, mặc dù nhà máy đã trồng rất nhiều cây xanh xung quanh và xử lý công nghiệp hàng ngày nhưng do có hạn chế về kỹ thuật xử lý khói bụi nên nhà máy cần có những biện pháp khắc phục.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

5.2.1 Giải pháp tăng doanh thu

Quá trình nhà máy xi măng An Giang có được doanh thu bán hàng là quá trình xuất giao hàng cho người mua, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Nhằm tăng doanh thu, trước hết phải đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ, đồng thời phải đảm bảo các sản phẩm phải đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn đã

được đề ra.

Phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị để làm tăng năng suất, tận

dụng hết tiềm năng sẵn có của nhà máy. Hiện nay với tốc độ đô thị hóa cao,

các công trình xây dựng nâng cấp của các tỉnh, thành phố đang được thực

hiện, nhu cầu sữa chữa, xây dựng nhà ở cũng tăng mạnh. Do đó, cùng với các

vật liệu xây dựng khác, nhu cầu xi măng là rất lớn. Nhà máy cần phát huy hơn

nữa năng lực sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra, từ đó phối hợp

với công tác tiếp thị để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

Thực hiện chính sách giá cả có chiết khấu, giảm giá cho các đại lý, nhà phân phối của nhà máy khuyến khích họ mua lượng hàng lớn và bán được

nhiều hàng, tích cực hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện chính sách giá cả theo thị trường. Tại mỗi khu vực, vùng khác nhau nên có những mức giá khác nhau với cùng một loại sản phẩm sao cho

phù hợp với từng thị trường.

Trong quá trình sản xuất, nhà máy cần luôn luôn áp dụng những tiến bộ

của khoa học kỹ thuật mới nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm

thiểu chi phí, tăng sản lượng để nhà máy có thể đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường. Bên cạnh chất lượng xi măng, nhà máy cũng nên chú trọng đến chất lượng bao bì. Bao bì phải có chất lượng tốt, bền, đẹp, mẫu mã

ấn tượng từ đó góp phần vào việc tăng chất lượng sản phẩm, quảng bá thương

64

5.2.2 Giải pháp giảm chi phí

Trong nền kinh tế có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp

luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh, muốn thắng lợi trong cạnh tranh thì vấn đề giảm một đồng chi phí làm tăng một đồng lợi nhuận là rất quan trọng, hơn

nữa các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tùy theo chi phí và giá bán hàng. Vì vậy, khi Nhà máy xi măng An Giang giảm được chi phí sản xuất kinh doanh xuống là đã đạt được mục tiêu hàng đầu của

các doanh nghiệp là phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

5.2.2.1 Giảm giá vốn hàng bán

Chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí chính là giá vốn hàng

bán. Do đó việc thực hiện tiết kiệm các chi phí có liên quan như chi phí

nguyên vật liệu, chi phí nhân công,… sẽ làm giảm giá vốn hàng bán giúp tăng

lợi nhuận cho nhà máy.

Để sản xuất xi măng, nguyên liệu chính gồm Clinker, thạch cao, đá puzơlan. Hỗn hợp nguyên liệu này được nghiền chung trong máy nghiền bi tạo thành xi măng. Xi măng thành phẩm được chứa trong silô và đóng bao với

trọng lượng +50 Kg. Nhà máy cần cải tiến kỹ thuật sản xuất sao cho giảm bớt lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, tận dụng phế liệu. Đồng thời chấp

hành nghiêm chỉnh các chế độ bảo quản, kiểm tra sữa chữa thường xuyên, tổ

chức sản xuất phù hợp với dây chuyền sản xuất.

Trước mỗi chu kỳ sản xuất nhà máy nên tính toán xác định nhu cầu

nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất tránh dư thừa, lãng phí. Đồng thời, tiến

hành xác lập các định mức dự trữ nguyên vật liệu phù hợp với kế hoạch hoạt động. Hạn chế việc dự trữ quá mức, nếu cung cấp quá mức nhu cầu sẽ gia tăng

chi phí bảo quản, vận chuyển, ngược lại nếu số lượng nguyên vật liệu không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ làm gián đoạn công việc, kéo dài thời gian sản xuất.

Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị hạn chế sự hao mòn vô hình.

Đồng thời có chế độ bảo quản tốt, máy móc thiết bị phải luôn được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ tránh hư hỏng nhằm nâng cao năng lực hoạt động và giảm

chi phí hao mòn của máy móc. Quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu để tránh

xuống cấp, hư hỏng, mất mác nguyên vật liệu, theo dõi việc thực hiện định

mức tiêu hao nguyên vật liệu ở từng phân xưởng, từng bộ phận.

Cần phát động nhiều phong trào tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, có chính sách thưởng phạt hợp lý đối với những bộ phận thực hiện tốt và những bộ phận vi phạm quy định.

65

5.2.2.2 Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng

Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng là nhiệm vụ mà nhà máy phải luôn hết sức cố gắng thực hiện, chỉ nên chi cho những khoản thật cần

thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý những khoản chi phí như văn phòng, tiếp

khách, giao dịch,…

Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như: Chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị,… khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho nhà máy. Những khoản chi phí này cần

thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Hiện nay, giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu tăng

kéo theo chi phí vận chuyển tăng. Vì vậy, nhà máy cần sử dụng tối đa công

suất phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí xe.

Nhà máy nên phát động việc thực hiện tiết kiệm bằng cách lập dự toán

chi phí cụ thể với một tỷ lệ phù hợp được tính toán dựa trên chức năng hoạt động của các phòng ban ở mỗi thời kỳ hoạt động. Khi đó phòng ban sẽ có ý

thức, trách nhiệm và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ về chi phí cho hoạt động được phân bổ có hiệu quả hơn.

Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài sản chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết

tâm của mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo.

5.2.3 Quản lý các khoản phải thu

Nhà máy có mạng lưới kinh doanh rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông

Cửu Long, một phần ở Campuchia và có nhiều đại lý chủ yếu là bán gối đầu. Do đó nhà máy phải đôn đốc khách hàng thanh toán đúng quy định, tránh để

quá lâu làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy. Ngoài ra, hiện nay nhà máy còn bán xi măng cho các công trình xây dựng nên nhà máy cần tổ chức tiến hành thu hồi nợ đối với các đơn vị thi công

công trình còn nợ.

Đối với thị trường Campuchia nhà máy nên kết hợp với ngân hàng để

thực hiện các thương vụ mua bán. Điều này sẽ giúp nhà máy giảm được những

rủi ro về vấn đề thu hồi đồng vốn kinh doanh.

Để quản lý tốt các khoản phải thu, nhà máy phải nắm bắt những thông tin liên quan đến khách hàng để có những chính sách thu hồi nợ hợp lý. Nên có những chương trình giảm giá, chiết khấu, thanh toán, tặng quà,… cho những khách hàng luôn thanh toán nhanh, đúng hay trước thời hạn.

66

5.2.4 Phát huy hiệu quả việc sử dụng nguồn lực lao động

Đối với mỗi công ty sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc phần lớn vào con người, lực lượng lao động luôn là lực lượng nồng cốt trong quá trình kinh doanh, là chủ thể tác động tạo ra sản phẩm, tạo ra kết quả kinh doanh. Vì vậy, giáo dục đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng

rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, của từng doanh

nghiệp, giúp các doanh nghiệp tạo ra khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Tiến hành tốt ngay từ khâu tiến hành công tác tuyển dụng: Việc tuyển

dụng phải được giao cho phòng nhân sự và phải được dựa trên tiêu chí cạnh

tranh, bình đẳng, công khai phải tuyển dụng được những người có tài thực sự

chứ không phải vì bằng cấp. Nhà máy nên có chính sách thu hút và đãi ngộ đối

với các tài năng trẻ, công nhân làm việc nhiệt tình và tích cực hơn.

Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động:

Đây là giải pháp mà các doanh nghiệp đều quan tâm, vì trình độ của nhân viên

ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. do

đó, cần thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân viên, tạo cơ hội

cho nhân viên học tập nâng cao năng lực làm việc. Đồng thời, ban lãnh đạo

cũng cần luôn cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên. Ngoài công

tác đào tạo, nhà máy nên tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan các nhà máy khác để học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt công tác phân công lao động: Việc phân công lao động vào những công việc phù hợp với chuyên môn sẽ giúp cho hoạt động của nhà máy

đạt hiệu quả cao, người lao động sẽ phát huy hết khả năng, năng lực vốn có đem lại hiệu quả lao động tối đa, nếu phân công không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, dư thừa. Ngoài ra, để bắt nhịp được sự cân đối giữa các khâu,

các bộ phận trong quá trình sản xuất, nhà máy cần phải có những phương án

nhằm liên kết các hoạt động của từng cá nhân, từng bộ phận nhằm phục vụ

mục tiêu quan trọng là tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời, tạo

thuận tiện cho thông tin nội bộ giữa người quản lý và người lao động.

Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất

cả cán bộ, công nhân viên về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề, trình

độ quản lý,… đặc biệt là những cán bộ trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển

của nhà máy trong tương lai.

Điều kiện lao động phải luôn được chú trọng, đảm bảo an toàn cho người lao động, môi trường lao động phải thông thoáng, thoải mái và người lao động

67

phải có đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe, tâm lý vì đây là doanh nghiệp sản

xuất xi măng với tính chất công việc nặng nhọc và độc hại.

5.2.5 Thành lập bộ phận chuyên trách công tác Marketing

Công tác tiêu thụ sản phẩm được coi trọng hàng đầu vì khi tiêu thụ được

sản phẩm thì nhà máy mới có doanh thu và lợi nhuận. Hiện nhà máy xi măng

An Giang vẫn chưa có phòng Marketing chuyên biệt để nghiên cứu và dự báo

thị trường, mà công việc này vẫn còn do phòng Kinh doanh của nhà máy đảm

nhiệm do đó hoạt động Marketing của nhà máy còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy, nhà máy nên thành lập một phòng Marketing để nâng cao chất lượng

nghiên cứu và dự báo thị trường nhằm giúp nhà máy nâng cao thương hiệu,

mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm của nhà máy với khách hàng nhiều hơn nữa.

Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch,

kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đề ra, duy trì mối quan hệ và trao

đổi với khách hàng trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Trong khuôn khổ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 73)