CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 32)

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay hoạt động khá tốt, tổ chức theo cơ

cấu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng là tham gia tư vấn và đề xuất những giải pháp để Ban giám đốc lựa chọn.

Quyền quyết định thuộc về người lãnh đạo cao nhất là Ban giám đốc nhà máy và mệnh lệnh được thực hiện theo đường thẳng từ trên xuống dưới hay trực

tiếp Ban giám đốc ra quyết định cho các bộ phận, phòng ban.

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của Nhà máy xi măng An Giang

Ban giám đốc: Gồm một Giám đốc phụ trách chung và hai Phó Giám

đốc phụ trách kinh doanh và sản xuất - kỹ thuật.

GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phó Giám Đốc Sản Xuất Phòng Kinh Doanh Bộ Phận Vật Tư Phòng Kế Toán Phòng Kỹ Thuật - KCS Phòng Tổ Chức Phân Xưởng Sản Xuất

20

Phòng/Phân xưởng sản xuất: Nhà máy hiện có bốn phòng chuyên môn, một bộ phận và một phân xưởng sản xuất. Mỗi phòng, bộ phận, phân xưởng

sản xuất đều có trưởng và phó phụ trách trực tiếp. Những người này có nhiệm

vụ báo cáo cho ban Giám đốc biết tình hình hoạt động của bộ phận trong tuần

qua và đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới tại cuộc họp giao ban vào chiều thứ hai hàng tuần, đồng thời báo cáo đột xuất khi cần thiết cho Giám đốc

nhà máy xem xét xử lý công việc kịp thời không phải chờ đến họp giao ban đầu tuần.

3.2.2 Hệ thống điều hành

Nhà máy là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Xây lắp An Giang, nên định kỳ nữa tháng họp với Ban Tổng Giám Đốc công ty và các đơn vị

trong toàn công ty nhằm báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của

nhà máy và tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Ban Tổng Giám Đốc công ty sau đó về triển khai lại cho cán bộ các bộ phận có liên quan thực hiện.

Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp điều hành Phòng tổ chức hành chánh, Phòng Kế toán tài vụ, Phòng Kỹ thuật – KCS, Bộ phận kế hoạch.

Phó Giám đốc kinh doanh: Phụ trách kinh doanh, trực tiếp điều hành phòng kinh doanh.

Phó Giám đốc sản xuất, kỹ thuật: Phụ trách sản xuất, trực tiếp điều

hành Phân xưởng sản xuất, kiêm nhiệm chức danh đại diện lãnh đạo trong hệ

thống ISO được áp dụng tại nhà máy.

Kế toán trưởng: Trực tiếp điều hành phòng kế toán tài vụ, kiêm nhiệm trưởng phòng tài vụ.

Trưởng phòng kinh doanh: Trực tiếp điều hành công việc bán hàng của

nhà máy thông qua ý kiến cân đối thu chi của trưởng phòng tài vụ.

Trưởng phòng tổ chức hành chánh: Điều hành các công tác thủ tục

hành chính của nhà máy, quản lý phong trào, tổ chức đoàn, Đảng ở nhà máy,

các chính sách cho lao động tại nhà máy.

Trưởng phòng kiểm soát chất lượng: Điều hành phân công và kiểm tra

cán bộ công nhân viên phòng kiểm soát chất lượng thực hiện các hoạt động.

Quản đốc phân xưởng sản xuất, cơ khí: Quản lý các tổ chức thuộc phân xưởng sản xuất và cơ khí.

Các phòng ban: Các Trưởng phòng điều hành trực tiếp và chịu trách

21

- Phòng kế toán: Tổ chức công tác hạch toán kế toán, tài chính, thống

kê lên bảng cân đối kế toán, theo dõi thu chi, chứng từ, hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, phối hợp với phòng kế hoạch kinh doanh trong công tác thu hồi

công nợ,… Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung, giúp cho công tác quản lý tài chính được quản lý chặt chẽ.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

hàng tháng, quý , năm. Phân công, điều động và kiểm tra việc lập kế hoạch sản

xuất, kế hoạch tài vụ, tổ chức công tác cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kỹ

thuật cho sản xuất. Theo dõi các hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, thống kê cập nhật chứng từ. Tham mưu cho Ban giám đốc điều hành, phân công cung

ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng theo đúng quy định. Tham mưu cho Ban giám đốc lập kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh. Lập

mục tiêu chất lượng cho nhà máy, tổ chức tiếp thị quảng cáo, điều tra, nghiên cứu, mở rộng thị trường, phối hợp với kế toán trưởng về quản lý công nợ bán

hàng.

- Phòng tổ chức hành chánh: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc, điều hành về tổ chức hành chính, lao động, tiền lương, khen thưởng trong năm. Xây dựng mục tiêu chất lượng về tổ chức hành chánh trên cơ sở chính

sách và mục tiêu chất lượng của nhà máy. Quản lý toàn bộ hồ sơ, xây dựng kế

hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Chăm lo đời sống công

nhân viên, phục vụ khách giao dịch với nhà máy.

-Bộ phận vật tư: Kiểm soát chất lượng nguyên liệu của từng nhà cung cấp theo đúng các nội dung trong hợp đồng kinh tế. Đi thực tế đến nơi cung

cấp nguyên liệu kiểm tra, đánh giá và khảo sát các nhà cung cấp.

- Phòng kiểm soát chất lượng: Lập mục tiêu chất lượng hàng năm trên cơ sở chính sách, lập kế hoạch và thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra,… Phối hợp với phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ điện, kiểm tra và kiểm soát

công nghệ theo PC Plan (quá trình sản xuất), kiểm tra thử nghiệm xi măng

thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất theo QC Plan (chất lượng sản phẩm),

nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra tỷ lệ phối hiệu phù hợp đưa vào sản xuất.

Phối hợp với phòng kinh doanh để tham dò ý kiến khách hàng về chất lượng

sản phẩm, xử lý các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, kiểm

tra nguyên vật liệu, vỏ bao, bi đạn,… khi nhập kho.

- Phân xưởng sản xuất: Theo dõi sản xuất và đề nghị cấp nguyên liệu

phục vụ sản xuất, phụ tùng thiết bị thay thế, sữa chữa máy móc thiết bị thuộc

bộ phận phân xưởng. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, nhân viên phân

22

hỏng, cần lắp đặt mới ở các dây chuyền sản xuất để các phân xưởng cơ khí có

kế hoạch sản xuất chế tạo vật tư dự phòng. Phối hợp với phòng Kỹ thuật – KCS, Bộ phận vật tư kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu và sản phẩm.

- Phân xưởng cơ khí: Sản xuất chế tạo vật tư dự phòng một số thiết bị

trong dây chuyền sản xuất như gầu nâng, máy đóng bao, băng tải vận chuyển xi măng từ máy đóng bao trực tiếp lên xe, ghe và xà lan để vận chuyển đến nơi

tiêu thụ. Phối hợp với các phòng ban có liên quan để bảo trì công cụ, dụng cụ,

phụ tùng thay thế trong sửa chữa, bảo trì và lắp đặt mới máy móc trong dây

chuyền sản xuất.

3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG MÁY XI MĂNG AN GIANG

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong

những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, bởi vì kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh phản ánh năng lực hoạt động của công ty, khả năng phát triển của công ty trong tương lai.

Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá

cả cá mặt hàng đều leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt

của các doanh nghiệp trong ngành cũng là mối quan tâm của ban lãnh đạo nhà máy. Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể đánh giá và phân tích khái quát mối quan hệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận gộp của nhà máy qua

các năm từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Tình hình tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận gộp của Nhà máy xi

măng An Giang từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 253.609 286.673 156.944 164.423 33.064 13,04 7.479 4,77 Chi phí 248.549 279.892 151.406 157.982 31.343 12,61 6.576 4,34 Lợi nhuận gộp 19.519 24.335 15.508 15.344 4.816 24,67 (164) (1,06)

23

Hình 3.3: Tình hình tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận gộp từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy trong thời gian

qua là có hiệu quả và ngày càng phát triển. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của lợi nhuận gộp vẫn chưa ổn định và tổng chi phí của nhà máy là khá cao và năm sau đều cao hơn năm

trước, nếu muốn hướng tới sự tăng trưởng bền vững thì nhà máy phải có

những chiến lược và giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Qua bảng số liệu thống kê 3.3 có thể thấy tình hình doanh thu của các năm luôn biến động theo chiều hướng gia tăng cụ thể là năm 2013 đạt mức

286.673 triệu đồng tăng 33.064 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ

lệ tăng 13,04%. Qua 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh thu đạt mức 164.423

triệu đồng tăng 4,77% so với cùng kỳ năm 2013 với số tiền 7.479 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, số lượng mặt hàng của nhà máy được

bán ra liên tục tăng cao hơn qua các năm. Ngoài ra, nhà máy thường xuyên giao dịch tìm kiếm khách hàng mới, ký kết nhiều hợp đồng mới để tiêu thụ sản

phẩm nên làm cho doanh thu tăng. Ngoài những nguyên nhân trên thì ban lãnh

đạo nhà máy còn quan tâm đến khu vực sản xuất, nâng cao chất lượng quản lý điều hành, cải tiến cơ chế tiền lương, tiền thưởng trên doanh thu để kích thích

tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên. Mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nhưng doanh thu vẫn tăng đều qua các năm cho thấy sự cố

gắng, nỗ lực, đoàn kết trong nội bộ luôn được giữ vững nên mang lại hiệu quả

trong hoạt động kinh doanh của nhà máy.

Bên cạnh việc tăng lên của doanh thu thì sản lượng gia tăng cũng kéo

24

thay đổi theo chiều hướng tăng qua các năm. Tổng chi phí năm 2012 là 248.549 triệu đồng đến năm 2013 thì tổng chi phí là 279.892 triệu đồng tăng

31.343 triệu đồng, tức là tăng 12,61% so với năm 2012. So với cùng kỳ năm

2013 thì tổng chi phí của 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng 6.576 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,34% với tổng mức chi phí là 157.982 triệu đồng.

Nguyên nhân là do doanh thu của bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng qua các năm,điều này dẫn đến sự gia tăng của sản lượng lượng sản xuất góp phần

vào việc tăng chi phí của nhà máy. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh sẽ

dẫn đến việc tăng các loại chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu sản xuất, chi

phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các loại chi phí sản xuất khác. Ngoài ra, sự gia tăng của chi phí cũng chịu tác động của thị trường và trong tình trạng kinh tế hiện nay lạm phát vẫn cao, giá cả nguyên vật liệu tăng nên chi phí bỏ ra cũng tăng theo.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của nhà máy có nhiều sự

biến động. Lợi nhuận gộp trong năm 2013 đạt 24.335 triệu đồng tăng 4.816

triệu đồng tức là tăng 24,67% so với năm 2012. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2013 thì lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm 164 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,06%. Nguyên nhân trong 6 tháng đầu năm

2014 lợi nhuận gộp giảm là do tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn so với

tỷ tăng của doanh thu thuần. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2013 thì trong 6

tháng đầu năm 2014 doanh thu thuần tăng 7.600 triệu đồng, tương ứng với tỷ

lệ tăng 4,85% trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng 7.764 triệu đồng, tương

ứng với tỷ lệ tăng 5,49%. Qua đó, cho thấy giá vốn hàng bán có ảnh hưởng lớn đến việc tăng giảm lợi nhuận của nhà máy, nhà máy cần có những biện pháp

hợp lý để có thể giảm giá vốn hàng bán góp phần làm tăng lợi nhuận, cũng như nâng caohơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh cho nhà máy.

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

3.4.1 Thuận lợi

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng Ủy, Ban Giám Đốc Công Ty Xây Lắp An Giang và các cơ quan ban ngành của tỉnh trong việc mua vật liệu phục

vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xi măng An Giang vào xây dựng công trình trong tỉnh.

Sự tham gia tích cực của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy trong

lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu

25

Nhà máy hiện có đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý hệ thống bảo đảm

chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn quốc gia và dây chuyền công nghệ hiện đại điều khiển bằng máy vi tính từ đầu vào nguyên liệu đến ra xi măng thành phẩm.

Có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh từ khi mới thành lập. Xi măng

PCB30 và PCB40 nhãn hiệu hai con sư tử, thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường.

Vị trí địa lý thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy. Nhà máy được xây

dựng trên trục giao thông chính nằm cạnh Quốc lộ 91 thuận lợi cho giao thông

vận tải đường bộ, cặp sông Hậu nên cũng thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường thủy. Ngoài ra vị trí nhà máy có điều kiện tốt là rất gần với biên giới

Campuchia thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm của nhà máy.

3.4.2 Khó khăn

Tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt đòi hỏi

nhà máy phải không ngừng xây dựng và đổi mới để phù hợp với yêu cầu của

thị trường.

Sự nhập cuộc của đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh trên thị trường ngày càng tăng.

Sản phẩm xi măng mangthương hiệu ACIFA phải cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu xi măng nổi tiếng khác trên thị trường.

Do nguồn vốn kinh doanh phụ thuộc vào chính sách cho vay của ngân

hàng nên sự biến động lãi suất cho vay vừa qua ảnh hưởng không nhỏ đến

hiệu quả hoạt động của nhà máy.

Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt, công tác Marketing chưa thực

hiện đồng bộ khắp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Giá nguyên liệu Clinker, xăng, dầu, than,… biến động tăng cao gây ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất làm tăng giá thành sản phẩm gây khó khăn

cho nhà máy.

Nhà máy chưa chủ động được trong việc điều chỉnh giá cả và các chi phí khác do phụ thuộc nhiều vào Tổng công ty Xây lắp An Giang.

3.5 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY TRONG THỜI GIAN TỚI GIAN TỚI

Duy trì và luôn củng cố khách hàng hiện có, tìm kiếm thêm khách hàng mới, khôi phục khách hàng tạm bị mất, từng bước khẳng định uy tín của nhà

26

sóc khách hàng,… Tạo sự gợi nhớ tiến đến tâm lý sử dụng sản phẩm của nhà

máy như một thói quen khắc sâu trong tâm trí người tiêu dùng.

Phục vụ khách hàng là nguyên tắc cơ bản và là trách nhiệm cao nhất của

nhà máy và mọi thành viên trong nhà máy. Với phương châm luôn mang đến

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 32)