Phân tích tình hình tổng doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 40 - 42)

Doanh thu là một nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh

doanh của công ty, sự tăng trưởng của doanh thu phản ánh tình hình hoạt động

tốt hay xấu thông qua các thu nhập về bán hàng, về đầu tư,… Không chỉ phản

ánh về kết quả mà thông qua con số doanh thu nhằm giúp cho công ty nắm được thực trạng kinh doanh của mình và vị trí hoạt động trên thị trường kinh

doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng địa bàn kinh doanh.

Bảng 4.1: Tình hình tổng doanh thu từ năm 2012đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 253.024 286.280 156.823 164.423 33.256 13,14 7.600 4,85 Doanh thu tài chính - 103 56 60 103 - 4 7,04 Thu nhập khác 32 1.102 402 - 1.070 3347,64 (402) (100,00) Tổng doanh thu 253.056 287.485 157.280 164.483 34.429 13,61 7.202 4,58

28

Hình 4.1 Tổng doanh thu từ năm 2012 đến 6 tháng năm 2014

Trong năm 2012, nhà máy đạt mức doanh thu là 253.056 triệu đồng, đến năm 2013 doanh thu là 287.485 triệu đồng tăng lên 34.429 triệu đồng tương ứng với mức tăng 13,61% so với năm 2012. Tình hình doanh thu của nhà máy cũng tương đối tốt trong năm 2014, đến hết 6 tháng đầu năm 2014 tổng doanh thu của nhà máy là 164.483 triệu đồng đạt mức tăng 7.202 triệu đồng nghĩa là tổng doanh thu tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy

doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đang trên đà phát

triển tốt. Tổng doanh thu của Nhà máy xi măng An Giang được hình thành từ

3 nguồn doanh thu chính là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ,

doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Trong những năm qua,

doanh thu từ 3 nguồn này tăng lên qua các năm góp phần giúp tổng doanh thu của nhà máy có sự tăng trưởng.

Qua bảng số liệu 4.1 có thể thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn doanh thu chủ yếu của nhà máy, chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng doanh thu của nhà máy, giúp nhà máy trang trãi các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh. Trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu

thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của nhà máy đều tăng lên so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể là năm 2013 tăng trưởng 13,14% và 6

tháng đầu năm 2014 tăng trưởng 4,85%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 và 2014 nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục, nhu cầu thị trường tăng cao, trong khi đó giá bán sản phẩm cũng tăng lên so với những năm trước. Ngoài ra, nhu cầu xi măng tiếp tục tăng cao nhằm thỏa mãn cho công tác xây dựng

cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển các ngành khác. Các chương trình lớn

của Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, hình thành các khu đô thị mới, cơ sở hạ

29

đường bê tông xi măng đang được áp dụng trên khắp cả nước do đó nhu cầu

sử dụng xi măng ngày càng cao hơn.

Doanh thu từ hoạt động tài chính: Đây là khoản thu tuy không lớn nhưng

cũng góp phần bù đắp các khoản chi phí trong kinh doanh của nhà máy. Năm

2012, nhà máy chưa thu được các được các khoản thu nhập từ việc đầu tư vào

các hoạt động tài chính. Đến năm 2013 thì hoạt động dần có thu nhập khi đạt được 103 triệu đồng và đến tháng 6 năm 2014 đạt 60 triệu đồng tăng 4 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,04% so với cùng kỳ năm 2013. Điều đó cho

thấy những dấu hiệu tích cực hơn từ hoạt động đầu tư tài chính của nhà máy. Thu nhập khác của nhà máy không được ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2012 chỉ đạt 32 triệu đồng, tuy nhiên sang năm 2013 tình hình khả quan hơn rất nhiều khi thu nhập khác tăng đột biến đạt 1.102 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 1.070 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3.347,64% do trong năm

này nhà máy có nguồn thu từ thanh lý tài sản cố định, tiền thu từ bán phế

liệu,… Do đó đến hết 6 tháng đầu năm 2014, nhà máy vẫn chưa có nguồn thu

từ thu nhập khác tức là giảm 100,00% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhìn chung, với việc tăng doanh thu hàng năm cho thấy nhà máy hoạt động khá hiệu quả. Tất cả những kết quả trên có được là do theo đà phát triển

chung của đất nước, ngành công nghiệp xây dựng trong tỉnh và trong khu vực ĐBSCL cũng dần phục hồi và phát triển khá mạnh. Nhu cầu về sữa chữa, xây

dựng các công trình, nhà ở tăng mạnh nên cùng với các vật liệu xây dựng

khác, nhu cầu về xi măng cũng gia tăng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 40 - 42)