Chi phí tài chính cũng góp phần khá lớn trong tổng chi phí của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp càng phát triển mạnh đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào
doanh nghiệp ngày càng nhiều, từ đó nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt
buộc doanh nghiệp phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 4.9: Tình hình chi phí tài chính từ năm 2012 đến 6tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Giá trị % Giá trị %
Chi phí lãi vay 6.150 4221 2769 1498 (1.929) (31,37) (1.271) (45,90) Chi phí tài
chính khác - 180 76 88 180 - 12 15,66 Tổng chi phí
tài chính 6.150 4.401 2.845 1.586 (1.750) (28,45) (1.259) (44,25)
Nguồn: Phòng Kế toán Nhà máy xi măng An Giang, 2012 - 2014
Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy trong chi phí tài chính của nhà máy thì chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng cao nhất vì là doanh nghiệp nhà nước, với nguồn
vốn ngân sách cấp thì không đủ kinh phí để hoạt động nên nhà máy phải vay
thêm từ bên ngoài. Chi phí tài chính cho hoạt động của nhà máy giảm xuống qua các năm. Năm 2012 là 6.150 triệu đồng và giảm xuống còn 4.401 triệu đồng trong năm 2013 giảm 1.750 triệu đồng tương đương giảm 28,45%. Trong
46
đương với giảm 44,25% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chi phí tài chính giảm trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 là nguồn vốn vay từ
ngân hàng của nhà máy giảm do đó chi phí lãi vay trong năm 2013 giảm 1.929
triệuđồng tương ứng với giảm 31,37% so với năm 2012 và trong 6 tháng năm
2014 giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 1.271 triệu đồng, tức là giảm 45,90%.
Qua đó cho thấy, qua từng năm nhà máy hoạt động ngày càng có hiệu quả
nguồn vốn ngày càng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhà máy nên chi phí cho hoạt động tài chính ngày càng giảm.