Phân tích tình hình doanh thu theo thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 45 - 48)

Hàng hóa sản xuất ra nhằm mục đích tiêu thụ được, nghĩa là được thị trường chấp nhận. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng nhiều, mức doanh thu tiêu thụ càng lớn. Khối lượng tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng hàng hóa sản xuất ra mà còn phụ thuộc vào công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa như: Việc ký kết hợp đồng bán hàng với các đại lý, với khách

hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc vận chuyển hàng hóa,… Những doanh

nghiệp thực hiện tốt các khâu trên sẽ có được thị trường tiêu thụ rộng lớn và

theo đó doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên.

Việc tìm kiếm thị trường đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp

quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải xác định được thị trường mục tiêu. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay nhưng

mạng lưới tiêu thụ của Nhà máy xi măng An Giang rộng khắp khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long, đặc biệt là bán cho các công trình xây dựng trong tỉnh

nhà. Để hiểu rõ hơn về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy xi măng An Giang ta xem xét ở bảng 4.3:

33

Bảng 4.3 : Tình hình doanh thu theo thị trường tiêu thụ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Giá trị % Giá trị % 1. Sản lượng (Tấn) Trong tỉnh An Giang 92.744 93.032 48.572 50.609 288 0,31 2.037 4,19 Các tỉnh ĐBSCL 80.364 84.241 46.703 47.331 3.876 4,82 629 1,35 Campuchia 7.858 18.031 11.712 12.483 10.173 129,46 771 6,58 Tổng sản lượng 180.967 195.304 106.986 110.423 14.337 7,92 3.436 3,21 2. Giá trị (Triệu đồng) Trong tỉnh An Giang 129.673 136.368 71.198 75.358 6.695 5,16 4.160 5,84 Các tỉnh ĐBSCL 112.364 123.482 68.458 70.478 11.118 9,89 2.020 2,95 Campuchia 10.987 26.430 17.167 18.587 15.443 140,56 1.420 8,27 Tổng giá trị 253.024 286.280 156.823 164.423 33.256 13,14 7.600 4,85

Nguồn: Phòng Kế Toán Nhà máy xi măng An Giang, 2012 - 2014

Hình 4.3: Doanh thu theo thị trường tiêu thụ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm

2014

Qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.3 ta thấy, thị trường tiêu thụ xi măng của

nhà máy chủ yếu tập trung ở trong tỉnh An Giang. Doanh thu tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh An Giang luôn có giá trị cao nhất trong tổng doanh thu tiêu thụ qua các năm, nguyên nhân là do trong tỉnh An Giang là thị trường truyền

thống của nhà máy, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, dễ dàng tiếp cận

34

sản lượng tiêu thụ cao và tăng qua các năm. Các thị trường khác ở khu vực ĐBSCL và Campuchia có sản lượng thấp hơn nhưng được xác định là những

thị trường tiềm năng của nhà máy trong tương lai. Cụ thể là ở năm 2012 sản lượng xi măng của nhà máy bán ra tại thị trường trong tỉnh An Giang là 92.744 tấn đạt doanh thu là 129.673 triệu đồng,sang năm 2013doanh thu tăng

6.695 triệu đồng tức là tăng 5,16% nhờ vào việc giá các loại xi măng tăng và sản lượng tiêu thụ tại thị trường này cũng tăng 288 tấn tương ứng với tăng

0,31% so với năm 2013. Sản lượng tại thị trường ở các tỉnh khác tại ĐBSCL trong năm 2013 đạt 84.241 tấn so với năm 2012 tăng 3.876 tấn tức là tăng

4,82% do đó doanh thu đạt được tại thị trường này là 123.482 triệu đồng tăng

11.118 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9,89% so với năm 2012. Tại thị trường Campuchia sản lượng và doanh thu năm 2013 lần lượt là 18.031 tấn và 26.430 triệu đồng tương ứng với mức tăng 10.173 tấn tức là tăng 129,46% và

tăng 15.443 triệu đồng tương ứng với tăng 140,56% so với năm 2012. Đến hết 6 tháng đầu năm 2014, tình hình sản lượng tiêu thụ và doanh thu tại các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2013, tại thị trường trong tỉnh An Giang

sản lượng tiêu thụ tăng 4,19%, doanh thu tăng trưởng 5,84%. Tại các tỉnh ĐBSCL tỷ lệ tăng sản lượng và doanh thu lần lượt là 1,35% và 2,95%. Thị trường Campuchia sản lượng tăng 6,58% và doanh thu tăng 8,27%.

Qua kết quả trên ta thấy rằng doanh thu của nhà máy chủ yếu đến từ 2 thị trường lớn là trong tỉnh An Giang và các tỉnh khác tại ĐBSCL. Thị trường

trong tỉnh An Giang luôn có mức doanh thu cao nhất, ĐBSCL là một trong

những khu vực có cơ sở hạ tầng thấp và có số lượng dân cư sử dụng nhà ở

thiếu kiên cố lớn nhất trong cả nước vì vậy đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng và phát triển mạnh nhưng có sự cạnh tranh gay gắt do đó nhà máy cần có

những giải pháp hợp lý để có thể phát triển hơn nữa tại thị trường này. Tại thị trường Campuchia thì doanh thu vẫn tăng dần qua các năm do Nhà máy xi

măng An Giang có lợi thế là vị trí tỉnh An Giang giáp với Campuchia thuận

lợi cho việc vận chuyển hàng hàng qua lại giữa hai nước, điều đó cho thấy đây

là một thị trường đầy tiềm năng mà nhà máy cần khai thác nhiều trong thời

gian tới.

Tóm lại, qua sự phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ qua các khu vực

thị trường ta nhận thấy việc tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy

đã đạt được những kết quả nhất định. Doanh thu tiêu thụ ở thị trường chính

trong tỉnh An Giang được giữ vững và ngày càng mở rộng vào các tỉnh khác

trong khu vực ĐBSCL và qua nước bạn Campuchia. Đạt được kết quả này là nhờ bộ phận quản lý của nhà máy chia thị trường theo từng khu vực cho từng

35

từng đại lý và giá cả các loại xi măng khác để nhà máy có những điều chỉnh

hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác này đòi hỏi nhà máy phải khắc phục để gia tăng hơn nữa khả năng tiêu thụ nhằm mang lại doanh

thu cao.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 45 - 48)