Tình hình lợi nhuận trong giai đoạn từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 59 - 62)

ngân hàng của nhà máy giảm do đó chi phí lãi vay trong năm 2013 giảm 1.929

triệuđồng tương ứng với giảm 31,37% so với năm 2012 và trong 6 tháng năm

2014 giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 1.271 triệu đồng, tức là giảm 45,90%.

Qua đó cho thấy, qua từng năm nhà máy hoạt động ngày càng có hiệu quả

nguồn vốn ngày càng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhà máy nên chi phí cho hoạt động tài chính ngày càng giảm.

4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Nhà máy xi măng An Giang

4.2.3.1 Tình hình lợi nhuận trong giai đoạn từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 đầu năm 2014

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng,

tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Khi phân tích tình hình lợi nhuận qua các năm ta phân tích biến động lợi nhuận qua các năm để thấy được nổ lực nâng cao hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó ta sẽ đi xem xét các yếu tố tác động đến

lợi nhuận, sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận,

những biến động đó xuất phát từ những nguyên nhân nào. Từ đó tìm ra những

nhân tố ảnh hưởng, những nguyên nhân này gây khó khăn hay là những yếu tố

mang lại lợi nhuận cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, tìm ra giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng nhằm nâng cao mức lợi

nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

Ngoài ra, lợi nhuận là cơ sở để tính các chỉ tiêu hoạt động khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích lợi nhuận là vô cùng quan trọng, giúp

doanh nghiệp có những biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của mình nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.

Nhiệm vụ chính của Nhà máy xi măng An Giang là sản xuất và tiêu thụ xi măng, ban lãnh đạo nhà máy đã xác định khâu tiêu thụ là then chốt vì để tồn

tại và phát triển, nhà máy phải bán được hàng hóa “Chỉ bán cái khách hàng cần, không bán cái mà mình sẵn có”. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng mới được tiêu thụ nhiều, nhanh và sản phẩm ít bị tồn đọng. Xác định được mục tiêu và phương hướng kinh doanh trên, Nhà máy xi măng An Giang đã không ngừng tìm kiếm những thông tin hữu ích, cơ hội mới, thị trường mới để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận.

47

Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận từ năm 2012đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Giá trị % Giá trị %

Lợi nhuận thuần 10.625 10.789 8.263 8.028 164 1,54 (235) (2,84) Lợi nhuận từ hoạt

động tài chính (6.150) (4.298) (2.790) (1.527) 1.852 (30,11) 1.263 (45,27) Lợi nhuận khác 32 1.102 402 - 1.070 3.347,64 (402) (100,00)

Lợi nhuận trước

thuế 4.507 7.593 5.875 6.501 3.086 68,48 626 10,66

Thuế thu nhập

doanh nghiệp - - - - - - - -

Lợi nhuận sau thế 4.507 7.593 5.875 6.501 3.086 68,48 626 10,66

Nguồn: Phòng Kế Toán Nhà máy xi măng An Giang, 2012 - 2014

Hình 4.6 Tổng lợi nhuận trước thuế từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Trong năm 2012, tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng tăng cao trong khi giá bán ra tăng không đáng kể làm cho lợi nhuận của nhà máy chưa cao, lợi nhuận trước thuế của nhà máy đạt 4.507 triệu đồng. Năm 2013 đạt 7.593 triệu đồng tức là tăng

68,48% so với năm 2012. Sang năm 2014 trong giai đoạn 6 tháng đầu năm

tổng lợi nhuận trước thuế của nhà máy là 6.501 triệu đồng tăng 626 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,66% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân giúp lợi nhuận của nhà máy tăng lên so với năm 2012 là do năm 2013 tình hình thị trường phục hồi bên cạnh đó lãi suất ngân hàng hạ, ngoài ra sự nổ lực và cải

48

máy tăng qua các năm là dấu hiệu đáng mừng, giúp nhà máy ngày càng phát triển đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Đồng thời, giúp đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao, các hoạt động văn hóa, xã hội được tiếp tục phát huy.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là lợi

nhuận chủ lực của doanh nghiệp đạt được sau khi lấy lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ cộng với lợi nhuận tài chính trừ đi cho chi phí quản

lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, chính vì vậy mà sự tăng giảm của tổng

lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự biến động của khoản mục này. Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 10.625 triệu đồng, qua năm 2013 số này tăng lên thành 10.789 triệu đồng tăng 164 triệu đồng tương ứng với tăng 1,54%. Tuy nhiên, đến hết 6 tháng đầu năm 2014 thì lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của nhà máy là 8.028 triệu đồng

giảm 235 triệu đồng tương ứng với mức giảm 2,84% so với cùng kỳ năm

2013. Nguyên nhân lợi nhuận thuần giảm là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào

tăng lên làm chi phí giá vốn hàng bán tăng cao, ngoài ra chi phí bán hàng cũng tăng cao do đó làm cho lợi nhuận bị giảm đi.

Li nhuận từ hoạt động tài chính:Đây là khoản chênh lệch giữa doanh

thu từ hoạt động tài chính và chi phí từ hoạt động tài chính. Năm 2012, hoạt động tài chính của nhà máy bị lỗ 6.150 triệu đồng.Sang năm 2013, tình hình hoạt động được cải thiện hơn nhưng vẫn bị lỗ 4.298 triệu đồng, tuy nhiên khoản lỗ này đã giảm được 1.852 triệu đồng tương ứng với giảm 30,11% so với năm 2012. Tình hình trong 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động tài chính của

doanh nghiệp vẫn chưa đem lại lợi nhuận cho nhà máy, khi hoạt động tài chính lỗ 1.527 triệu đồng nhưng có phần chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ năm 2013 các khoản lỗ này giảm được 1.263 triệu đồng tương ứng với giảm

45,27%. Hoạt động tài chính của nhà máy qua các năm đều là số âm là do nhà máy sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng quá nhiều. Chi phí lãi vay cao làm cho nguồn chi phí lớn hơn nguồn thu rất nhiều. Điều này làm giảm đi lợi

nhuận sau thuế của doanh nghiệp một khoản lớn.

Li nhuận từ các hoạt động khác: Qua bảng phân tích 4.10 ta thấy, lợi

nhuận khác có mức tăng đáng kể trong năm 2013 tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2014 thì lợi nhuận này lại bằng 0. Năm 2012, lợi nhuận này chỉ đạt 32

triệu đồng, sang năm 2013 thì đạt mức rất cao là 1.102 triệu đồng tăng 1.070

triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3.343,75% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm 2013 nhà máy thu được một khoản

tiền khá lớn từ việc thanh lý tài sản, ngoài ra còn thu được các khoản nợ khó đòi. Đến hết tháng 6 năm 2014 thì nhà máy vẫn chưa có lợi nhuận từ hoạt

49

động khác khi giảm 402 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 tức là lợi nhuận khác trong 6 tháng đầu năm 2014 là bằng 0.

Nhìn chung, tổng lợi nhuận đều tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, điều đó cho thấy nhà máy ngày càng kinh doanh có hiệu quả. Do đó,

nhà máy cần phải duy trì và tiếp tục phát huy trong thời gian tới để có hiệu quả

kinh doanh tốt hơn nữa.

4.2.3.2 Phân tích sự tác động của các nhân tố đến ảnh hưởng đến sự tăng giảm lợi nhuận của nhà máy từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 59 - 62)