Phương pháp thay thế liên hoàn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 25)

a. Khái niệm

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách

thay thế lần lượt các nhân tố và cố định các nhân tố khác trong các lần thay thế đó.

b. Nội dung

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm 3 nhân tố ảnh hưởng là a,b,c các nhân tố này ảnh hưởng tới Q bằng tích số. Thể hiện bằng phương trình:

Q = axbxc

Quy ước rằng:

 Kỳ kế hoạch ký hiệu là 0  Kỳ thực hiện ký hiệu là 1

- Xác định đối tượng phân tích là xác định mức độ chênh lệch của chỉ

tiêu kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch:∆Q = Q1 – Q0 Với: Q1 = a1xb1xc1

Q0 = a0xb0xc0

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng cách thay thế: Ta lần lượt thay

thế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực hiện thực tế. Sau mỗi lần thay

thế lấy kết quả mới tìm được trừ đi kết quả trước đó. Kết quả của phép trừ này là ảnh hưởng của các nhân tố được thay thế.

+ Thay thế bước 1 (nhân tố a): Thay a0xb0xc0bằng a1xb0xc0, ta được

mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: ∆a = a1xb0xc0 – a0xb0xc0

+ Thay thế bước 2 (nhân tố b): Thay a1b0c0 bằng a1b1c0, ta được mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: ∆b = a1xb1xc0 – a1xb0xc0

+ Thay thế bước 3 (nhân tố c): Thay a1b1c0 bằng a1b1c1, ta được mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: ∆c = a1xb1xc1 – a1xb1xc0

- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆a + ∆b + ∆c = a1xb1xc1 – a0xb0xc0

13

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên tiếng Việt: NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

Tên tiếng Anh: ACIFA CEMENT FACTORY

Địa chỉ: Quốc lộ 91 phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An

Giang.

Điện thoại: 076.3834328

Fax: 076.3835982

Email: Cementag@hcm.vnn.vn Website: www.xaylapag.com

Thành lập: Theo QĐ số 01/ QĐ.TC Ngày 08/05/1995. Trực thuộc Tổng

công ty xây lắp An Giang.

Loại hình kinh doanh: Sản xuất và cung ứng các loại xi măng Pooclăng

hỗn hợp PCB.

Sản phẩm: Xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40, PCB50. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước.

Thị trường tiêu thụ chính: Trong tỉnh An Giang, các tỉnh Đồng bằng

Sông Cửu Long và Campuchia. Logo:

Nhà máy xi măng An Giang là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập và xây dựng từ năm 1978 và đưa vào hoạt động vào cuối năm 1979 với

nhiệm vụ cung cấp sản phẩm cho các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng

công nghiệp và các công trình cơ bản của tỉnh và khu vực Đồng bằng sông

Cửu Long, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực để

thực hiện công cuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 1995 trực thuộc Công ty xây lắp An Giang. Nhà máy chịu sự

14

chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty Xây lắp, cụ thể là một Phó giám đốc của Tổng công ty phụ trách quản lý nhà máy. Số lượng cán bộ, công nhân

viên nhà máy chiếm 20% tổng số cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty. Từ tháng 7 năm 2010 Công ty Xây Lắp chuyển thành công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên Xây Lắp An Giang.

Sản phẩm chính của nhà máy: Xi măng poolăng hỗn hợp PCB 30 & PCB

40. Từ tháng 4 năm 2010 nhà máy đã ngừng gia công vì sản lượng xi măng

tiêu thụ mạnh hơn trên thị trường qua từng năm.

Sản phẩm xi măng sản xuất ra được nhà máy trực tiếp tiêu thụ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn có xí nghiệp kinh doanh, xí nghiệp xây dựng trong công ty đưa vào nhiều công trình, nhằm góp phần làm

tăng mức sử dụng và tiêu thụ xi măng.

Trụ sở chính của nhà máy nằm cạnh Quốc lộ 91 và sông Hậu thuộc phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Từ khi thành lập Nhà máy xi măng An Giang hoạt động sản xuất theo chỉ

tiêu kế hoạch của tỉnh. Khi thành lập nhà máy chỉ có một máy nghiền xi măng

công suất 2 tấn/giờ theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh. Từ tích lũy qua nhiều năm đến tháng 4 năm 1995, nhà máy có 4 máy nghiền (loại công suất 2 tấn/giờ), ba

dãy nhà kho chứa nguyên liệu và thành phẩm, một kho chứa phế liệu và sân

phơi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là loại máy móc cũ kỹ, hầu hết dây chuyền thủ

công là chính, chất lượng sản phẩm không đồng đều, hiệu quả kinh tế không

cao. Hằng năm, nhà máy nhận chỉ tiêu sản xuất xi măng do cấp trên giao, nguyên liệu tự do và chỉ sản xuất trên dưới 5000 tấn xi măng các loại mác thấp P300 (tương đương P20) tiêu thụ rất khó khăn. Sản lượng tiêu thụ trong giai

đoạn này chiếm 15% nhu cầu cơ bản của tỉnh An Giang.

Tháng 4 năm 1995, nhàmáy xi măng được sáp nhập vào Công ty xây lắp An Giang. Trước yêu cầu của sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa cùng với sự

phát của nền kinh tế thị trường, thay đổi cách nhìn và cách làm ăn mới, nhà

máy đã tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng – lắp đặt dây chuyền nghiền hiện đại đầu tiên hoàn thành vào tháng 5 năm 1997 có công suất 100.000 tấn/năm,

nhập thiết bị Trung Quốc, tổng vốn đầu tư 7,3 tỷ đồng. Với công nghệ kỹ thuật

cao, tự động hóa và định hướng hoàn toàn điều khiển bằng máy vi tính. Cùng với sự nhiệt tình năng nổ của tập thể cán bộ công nhân viên, nghiên cứu cải

tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ, tiết kiệm trong xây dựng, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm,… Sau hơn 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, nhà máy đã hoàn vốn đầu tư, đồng thời đã được trung tâm

15

Nhà máy hoạt động hết công suất cũng không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của xã hội nên đầu năm 2000 lãnh đạo công ty Xây lắp đồng ý cho nhà máy tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền thứ hai (công suất 100.000 tấn/năm), về

thiết bị chỉ mua máy nghiền bi, máy phân ly của Trung Quốc, một số thiết bị

còn lại như gầu nâng, sàn quay, máy đóng bao vít tải, cân bằng điện tử,… nhà máy tự chế tạo và lắp đặt. Rút kinh nghiệm từ dây chuyền trước có cải tiến máy phân ly, silo xi măng, bố trí dây chuyền hợp lý nên giảm chi phí đầu tư

công trình gần 2 tỷ đồng.

Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của hai dây chuyền, tháng 3 năm 2001

nhà máy tiếp tục đầu tư dây chuền thứ ba và thứ tư với công nghệ thiết bị như

hai dây chuyền một và hai, cũng chỉ mua ống nghiền và máy phân ly còn các thiết bị khác do các cán bộ công nhân viên nhà máy tự chế tạo. Nhờ có kinh

nghiệm trong chế tạo và lắp đặt nên tiến độ xây dựng nhanh hơn, chi phí đầu tư giảm chỉ còn 4,5 tỷ đồng. Công trình đã đưa vào sử dụng vào tháng 2 và

tháng 12 năm 2013 nâng tổng công suất tối đa của nhà máy lên 400.000 tấn/năm.

Tháng 12 năm 2003 nhà máy được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn – QUACERT cấp dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6260:1997 số SP 314.03.16 ngày 23 tháng 12 năm 2003 cho sản phẩm Pooclăng hỗn hợp PCB40 và năm 2013 nhà máy đã bắt đầu đưa ra thị trường

loại sản phẩm xi măng cao cấp hơn là xi măng PCB50.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy

Chức năng: Nhà máy chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm xi măng đặc biệt là xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB. Ngoài ra nhà máy còn có khả

năng sản xuất các chủng loại xi măng theo yêu cầu của khách hàng, nhận cung

cấp sản phẩm đến tận công trình bằng đường thủy lẫn đường bộ nếu khách

hàng yêu cầu.

Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính là sản xuất, cung cấp xi măng Poolăng hỗn

hợp PCB cho các công ty, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cũng như

yêu cầu của mọi khách hàng. Nhà máy luôn đảm bảo yêu cầu phục vụ sự

nghiệp xây dựng kiến thiết cho đất nước. Bên cạnh đó, nhà máy luôn xem việc

nộp ngân sách nhà nước là nghĩa vụ trọng tâm hàng đầu và đảm bảo chấp hành

đúng các nguyên tắc về hoạt động kinh tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3.1.3 Tình hình nhân sự

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định của lực lượng

16

chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Lực lượng lao động phản ánh quy

mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hóa sản xuất của doanh nghiệp. Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiện qua kết quả và hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh.

Bảng 3.1: Tình hình lao động của Nhà máy xi măng An Giang từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Người

Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Ban Giám Đốc 3 3 3

2 Phòng tổ chức hành chính 9 13 14

3 Phòng kế toán 5 5 5

4 Phòng kỹ thuật - KCS 13 10 10

5 Bộ phận vật tư 6 6 6

6 Phòng kế hoạch kinh doanh 20 22 28

7 Phân xưởng sản xuất 129 148 157

8 Phân xưởng cơ điện 31 29 37

Tổng cộng 216 236 260

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của Nhà máy xi măng An Giang

Qua bảng 3.1 có thể thấy tổng số lao động của nhà máy đều tăng qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2012 tổng lao động của nhà máy tăng 20 người so vớinăm

2011 và tiếp tục tăng lên vào năm 2013. So với năm 2012, tổng số lao động năm 2013 tăng thêm 24 người. Nhìn chung, qua 3 năm số lao động của nhà máy chỉ tăng ở bộ phận phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh của nhà máy do việc mở rộng sản xuất và thị trường kinh doanh của nhà máy trong những năm qua.

Đa phần chuyên môn nghiệp vụ của công việc liên quan đến các lĩnh

vực: Quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, công nghệ hóa – silicat, kỹ thuật điện, cơ khí, tin học.

Các chính sách đối với người lao động được nhà máy thực hiện theo đúng pháp luật quy định. Tất cả người lao động đều được ký hợp đồng lao

động, thực hiện đầy đủ các quyền lợi được ghi trong hợp đồng như: Bảo hiểm

17

mát,... Để người lao động luôn thấy an tâm và thoải mái khi được làm việc

trong nhà máy.

Phần lớn cán bộ công nhân viên là người địa phương, bao gồm nhiều

thành phần tôn giáo. Các tổ chức đoàn thể hoạt động trong đơn vị: Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh.

Các thiết bị, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, thuốc và dụng cụ y tế được trang bị đầy đủ và kịp thời. Hàng năm nhà máy luôn có những khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân

viên, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra chỉ vì thiếu hiểu biết. Do đó, từ năm 2007 đến nay nhà máy không có tai nạn lao động đáng kể nào xảy ra.

Nhà máy thực hiện chính sách trả lương theo sản phẩm sản xuất ra hàng tháng với mức khoản bình quân 47.500 đồng/tấn, sản phẩm làm ra là tiêu thụ

tốt, sản phẩm làm ra năm sau tăng hơn năm.

Bảng 3.2: Kết quả thu nhập bình quân của lao động tại Nhà máy xi măng An

Giang từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng sản lượng Tấn 227.974 239.621 249.836

Lương bình quân Đồng/tháng 4.635.111 5.306.698 6.716.734

Nguồn: Phòng Kế Toán Nhà máy xi măng An Giang, 2012 - 2014

3.1.4 Công nghệ và trang thiết bị máy móc

Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhân tố máy

móc thiết bị và công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và có tính quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Máy

móc thiết bị và công nghệ tiến bộ sẽ làm cho năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tăng, điều đó ảnh hưởng đến giá thành và khả năng cạnh

tranh, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này cũng tác

động đến thị trường, đến người cung cấp, ảnh hưởng tới khách hàng, đến vị

thế cạnh tranh và quá trình sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhà máy hiện có:

- Bốn dây chuyền công nghệ nghiền xi măng được đầu tư từ Trung

Quốc, với công suất 16 tấn/giờ/máy.

- Sáu xe nâng và bốn xe xúc phục vụ cho việc cấp liệu, đảo kho, xếp kho xi măng thành phẩm.

18

- Sáu xe tải phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa, phục vụ khách

hàng, sáu xà lan hoạt động trong quá trình giao nhận hàng hóa. - Một hệ thống băng tải xuất xi măng với công suất 80 tấn/giờ đáp

ứng kịp thời nhu cầu xuất hàng bằng đường thủy của nhà máy. - Một hệ thống băng tải Clinker vào kho nhập.

Nhà xưởng bao gồm:

- Hai kho thành phẩm sức chứa 5000 tấn.

- Chín kho nguyên vật liệu và vật tư kĩ thuật có sức chứa tổng cộng

300.000 tấn.

- Một xưởng cơ – điện có khả năng chế tạo một số máy trong dây

chuyền sản xuất như máy đóng bao, gầu nâng,… đảm bảo công tác

bảo dưỡng bảo trì đạt hiệu quả.

- Hai bãi chứa đá phụ gia tráng xi măng có sức chứa 6000 tấn.

- Một khu văn phòng làm việc khá đầy đủ tiện nghi.

- Một phòng thí nghiệm đạt yêu cầu thử nghiệm đạt yêu cầu thử

nghiệm nguyên liệu và sản phẩm.

- Một bến cảng có năng suất bốc dỡ lên xuống đạt 3000 tấn/ngày.

Hình 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng An

Giang

3.1.5 Đặc điểm sản xuất và sản phẩm

Đặc thù của ngành sản xuất xi măng là bụi và tiếng ồn, ảnh hưởng trực

tiếp đến sức khỏe của người lao động, định kỳ hàng năm nhà máy tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và chuyên sâu cho toàn thể cán bộ công nhân viên

trong đơn vị, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nghề nghiệp nếu có. Đồng thời, với phương châm “Vì một môi trường xanh, sạch” nhà máy không ngừng cải tiến trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, tường rào che chắn, trồng

Nguyên liệu thô Cấp phôi Xi măng thành phẩm

Đóng bao

Nung luyện

Nghiền

Làm nguội

19

nhiều cây xanh tạo cảnh quan đẹp, giảm bụi, tiếng ồn từ đó dân cư sống chung

quanh khu vực nhà máy hài lòng.

Xi măng là một mặt hàng đặc biệt, vừa mang tính chất tiêu dùng vừa

mang tính chất công nghiệp, được Nhà nước ta và nhiều nước trên thế giới quan tâm hàng đầu. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về sự phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình đô thị, cầu đường và các công trình khác ngày

càng cao, đòi hỏi sử dụng xi măng ngày nhiều cả về chủng loại, số lượng lẫn

chất lượng sản phẩm. Thấy được các yếu tố trên lãnh đạo nhà máy đã đáp ứng được bằng cách thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn

(Quacert) tái chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn theo

ISO 9001:2008, sản phẩm phù hợp quy chuẩn Việt Nam QCVN 16- 1:2011/BXD vào tháng 04/2012.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 25)