Phân tích tình hình tổng chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 50 - 52)

Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng gắn liền với sản xuất và

lưu thông hàng hóa. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh

gắn liền với doanh nghiệp từ quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, từ khâu

mua nguyên liệu đến khi tiêu thụ sản phẩm. Do đó, sau mỗi chu kỳ sản xuất

kinh doanh doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí, qua đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các

khoản chi phí. Mặt khác, việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng trong

việc quyết định tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, mức chi phí càng thấp thì mức lợi nhuận càng cao. Chi phí trong hoạt động kinh doanh của nhà

máy xi măng An Giang gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản

38

Bảng 4.5: Tình hình tổng chi phí hoạt động từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm

2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Giá trị % Giá trị % Giá vốn hàng bán 233.505 261.945 141.315 149.079 28.440 12,18 7.764 5,49 Chi phí bán hàng 1.753 5.695 2.813 3.174 3.941 224,78 361 12,85 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.140 7.851 4.433 4.142 711 9,95 (290) (6,55) Chi phí tài chính 6.150 4.401 2.845 1.586 (1.750) (28,45) (1.259) (44,25) Tổng chi phí 248.549 279.892 151.406 157.982 31.343 12,61 6.576 4,34

Nguồn: Phòng Kế Toán Nhà máy xi măng An Giang, 2012 - 2014

Hình 4.5 Tổng chi phí từ năm 2012 đến 6 tháng năm 2014

Qua bảng 4.5 và hình 4.5 ta thấy, tổng chi phí biến động theo xu hướng tăng qua các năm. Trong năm 2012 chi phí hoạt động kinh doanh của nhà máy là 248.549 triệu đồng đến năm 2013 chi phí này tăng lên khá cao, tăng 31.343

triệu đồng với tốc độ tăng 12,61%. Tính đến hết tháng 6 năm 2014, tổng chi

phí của nhà máy là 157.982 triệu đồng có mức tăng 6.576 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 4,34% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong cơ cấu tổng chi phí của nhà máy, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ

trọng cao nhất. Do giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí sản xuất chính như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất

chung, nên giá vốn hàng bán chiếm hơn 90% tổng chi phí. Các chi phí còn lại

39

những biện pháp để nhằm giảm đến mức thấp nhất các loại chi phí này để có

thể tăng thêm lợi nhuận cho nhà máy.

Trong năm 2013, tổng chi phí của nhà máy tăng mạnh nhất nguyên nhân chính là do chi phí nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất tăng lên so với năm 2012, sản lượng tiêu thụ tăng cũng sẽ làm tăng nguyên liệu sử dụng

cho việc sản xuất, mặt khác nhà máy trả lương cho cán bộ công nhân viên theo sản lượng sản phẩm sản xuất ra nên khi sản lượng sản xuất tăng qua các năm

cũng làm cho chi phí tiền lương tăng lên. Chính vì vậy, giá vốn hàng bán tăng tương đối cao tỷ lệ với 12,18% so với năm 2012.Trong năm này, do việc tăng

nhân viên tại bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý, cộng với tình hình lạm phát

khiến cho việc đầu tư trang thiết bị, máy móc tại bộ phận tăng làm cho chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên so với năm 2012. Ngoài ra, do

đầu tư nhiều vào tài sản cố định nên phải vay thêm vốn từ ngân hàng do đó chi phí tài chính của nhà máy cũng tăng góp phần làm cho tổng chi phí của nhà

máy tăng cao trong năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng an giang (Trang 50 - 52)