Hỗ trợ pháttriển KHCN

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 104 - 116)

Chính sách khoa học công nghệ trong phát triển CNHT ngành điện tử trước hết nên tập trung vào việc học hỏi, tiếp thu và phổ biến các công nghệ, kỹ thuật của nước ngoài hơn là tập trung vào tìm kiếm đổi mới, vì nguồn nhân lực của Việt Nam chất lượng còn thấp trong khi chúng ta đang nhập khẩu rất nhiều công nghệ đa dạng và phức tạp trong lĩnh vực điện tử, do đó những công nghệ này cần thời gian để cập nhật, phổ biến để giảm thiểu chi phí nhập khẩu công nghệ, từng bước làm chủ những công nghệ sản xuất này. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần ưu tiên dành một phần ngân sách Nhà nước cho KHCN, hỗ trợ thực hiện các dự án trong nước về công nghệ do các DN đặt hàng. Khoản hỗ trợ này được dùng để chi trả cho các khoản chi phí liên quan như: phí chuyển giao công nghệ, chi phí thuê chuyên gia nước ngoài, chi phí cho cán bộ tham gia chương trình đào tạo nâng cao năng lực tại nước ngoài và phần thưởng cho các nhà khoa học có những phát minh, sáng kiến, những giải pháp mang tính ứng dụng. Ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể về đổi mới và ứng dụng công nghệ trong phát triển CNHT ngành điện tử. Qua đó, cần tăng cường hợp tác giữa các Bộ, ngành trong việc hoạch định và thực hiện chính sách công nghiệp và xây dựng chiến lược; chính sách khuyến khích hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp ngành điện tử, CNHT ngành điện tử.

4.4.6. Các giải pháp khác

4.4.6.1. Tăng cường phổ biến thông tin doanh nghiệp

Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ

Hiện nay, CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử của Việt Nam chưa phát triển, nguyên nhân là do các nhà sản xuất và lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài thiếu thông tin về các doanh nghiệp cung cấp linh kiện trong nước dù họ đã cố gắng trong việc tìm mua linh kiện sản xuất, tìm kiếm nhà cung cấp trong nước để tăng khả năng cạnh tranh về giá. Thực tế, để tìm kiếm đối tác nhiều doanh nghiệp FDI phải dùng danh bạ điện thoại hay mối quan hệ cá nhân của nhân viên. Ví dụ, theo khảo

93

sát của VDF năm 2006, một DN Nhật Bản cho biết họ đã đến thăm và khảo sát 100 doanh nghiệp mới tìm được một nhà cung cấp phù hợp. Phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) về CNHT sẽ giúp các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài rút ngắn thời gian lựa chọn nhà cung cấp. Ở Việt Nam đã có một số Danh bạ doanh nghiệp (DBDN) kiểu trang vàng được quản lý bởi các công ty cổ phần, các tổ chức công, hay các hiệp hội doanh nghiệp. Điển hình, trang vàng Việt Nam có dữ liệu của 60 nghìn công ty, hay DBDN Việt Nam của VCCI cũng quản lý trang điện tử DBDN Việt Nam gồm dữ liệu của hơn 20 nghìn doanh nghiệp. Các Danh bạ này đều cho phép tiếp cận miễn phí qua internet, phát hành thành sách và CD-ROM. Nhưng thông tin từ các danh bạ này quá bao quát, sơ sài và hạn chế, việc liệt kê một cách máy móc những thông tin về hàng nghìn doanh nghiệp như vậy là chưa đủ để giúp các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài rút ngắn thời gian tìm kiểm sơ bộ. Tại Việt Nam, hầu hết các cơ sở dữ liệu được xây dựng và cập nhật bởi chính các DN, do đó không thực sự chính xác và khách quan. Do vậy, để tìm kiếm có hiệu quả, các nhà đầu tư cần những thông tin cụ thể hơn. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng CSDL về CNHT thực sự tương thích với những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của các nhà lắp giáp có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy, đòi hỏi các nội dung cụ thể và cập nhật hơn rất nhiều.

Qua nghiên cứu và dựa trên các CSDL về CNHT của một số nước như Nhật Bản và Thái Lan, tác giả đề xuất các nội dung cơ bản CSDL về CNHT như sau:

- Cần có kế hoạch tổng thể, dài hạn và có lộ trình cụ thể xây dựng CSDL về CNHT quốc gia. Xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra tính chính xác của dữ liệu cập nhật.

- Cần phải có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị: Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch Đầu tư), Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để thu hút các doanh nghiệp lĩnh vực CNHT tham gia đăng ký cập nhật dữ liệu và quá trình hoạt động của mình phục vụ cho việc xây dựng CSDL về CNHT quốc gia. Trong quá trình triển khai, các đơn vị cần đề nghị các DN cung cấp một cách chắc chắn về mức độ chính xác và có tính cập nhật.

94

- Xây dựng tiêu chí để DN kê khai, cập nhật vào CSDL. Bên cạnh các thông tin cơ bản như: tên công ty, địa chỉ liên hệ và các sản phẩm chính, cơ sở dữ liệu về CNHT phải cung cấp đầy đủ thông tin về các tiêu chí, điển hình như: Thái độ của Tổng Giám đốc, chất lượng, giá thành, khả năng giao hàng đúng hạn và quy mô sản xuất (công khai hoặc không công khai).

- Xây dựng kinh phí hàng năm cho công tác cập nhật dữ liệu, kinh phí cho việc truy cập mạng của các đơn vị sử dụng và kinh phí cho các công tác hoàn thiện nâng cấp hệ quản trị CSDL.

Cần xây dựng Cơ sở dữ liệu về CNHT quốc gia

- Cơ sở dữ liệu CNHT quốc gia giúp trong việc truy cập, tra cứu CSDL về CNHT để có thông tin, dữ liệu hoạt động về doanh nghiệp CNHT dưới nhiều hình thức, qua đó hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài danh sách chọn lọc các doanh nghiệp thực sự có khả năng, phù hợp với yêu cầu của mình.

- Thông tin “Cơ sở dữ liệu CNHT quốc gia” thường gồm những nội dung chính sau: (i) Tên doanh nghiệp (công ty), địa chỉ, người đại diện, điện thoại, fax, web;

chính sách của doanh nghiệp, năm thành lập, chi nhánh trong và ngoài nước (nếu có), loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm chính.

(ii) Lợi nhuận, lãnh đạo doanh nghiệp (tuổi, trình độ đào tạo, thái độ), chiến lược, người kế nhiệm.

(iii) Doanh số bán hàng hàng năm, tổng vốn, trang thiết bị sản xuất, độ chính xác chế tạo, khách hàng chính, số lao động, chứng chỉ chất lượng...

4.4.6.2. Tăng cường liên kết doanh nghiệp

Trong bối cảnh ngành CNHT còn phát triển ì ạch, một phần do sự liên kết không chặt chẽ và rời rạc giữa các nhà lắp ráp linh phụ kiện và nhà cung cấp, thiếu sự hợp tác với các bên liên quan trong quá trình lập và tiến hành chiến lược phát triển công nghiệp việc tăng cường liên kết doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Điển hình như, năm 2012, sự hợp tác của Cty TNHH MTV Hanel, N&G Corpvà tập đoàn DOJI trong việc xây dựng khu công nghiệp Hanssip được TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI phân tích: N&G Corp có thế mạnh trong lĩnh vực đầu tư xây

95

dựng KCN, đô thị, đầu tư tài chính; DOJI là tập đoàn lớn kinh doanh trong lĩnh vực vàng bạc, đá quý, khai khoáng với tiềm lực tài chính mạnh; Còn Hanel nổi tiếng với công nghiệp điện tử, xây dựng hạ tầng khu công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ... Sức mạnh của 3 đối tác này, khi kết hợp sẽ mang lại sự thành công và vững chắc giống như kiềng 3 chân.

Chính phủ đã có Nghị định về phát triển CNHT Việt Nam nhưng đó cũng chỉ là những định hướng, chủ trương, chính sách, CNHT có thành công hay không chính là hành động thực tế của các địa phương và doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ Công Thương và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam cần phối hợp với các doanh nghiệp CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng tổ chức các buổi hội thảo về phát triển các sản phẩm hỗ trợ thuộc lĩnh vực công nghiệp điện tử; tổ chức các hội chợ, triển lãm về sản phẩm; thông qua đó làm cầu nối cho các DN trong và ngoài nước liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng nhau sản xuất các sản phẩm hỗ trợ thông qua các hình thức hợp đồng. Đây là cách thức rất hiệu quả mà các DN trong nước có thể mở rộng thị trường, tiếp cận được các công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hỗ trợ của mình. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể giảm được chi phí nhập khẩu qua đó giảm được giá thành sản phẩm và cũng giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài.

4.4.6.3. Chiến lược marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào CNHT ngành điện tử

Mọi quốc gia để phát triển đều cố gắng đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội. Đây là một tập hợp các mục tiêu của doanh nghiệp, các nhóm và cơ quan thực hiện. Khi xây dựng một kế hoạch marketing vào việc thu hút FDI, tùy mô hình DN mà có những bước đánh giá và điều chỉnh khi thực thi. Dưới góc độ đề tài, sau quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất năm bước như sau:

96

Hình 4.3: Các bước Marketing trong thu hút đầu tư FDI

Nguồn: GS. Philips Sidel, 2002 Bước 1, Phân tích tình huống:cần đưa ra một bức tranh tổng thể của môi trường

đầu tư trong khu vực và trên thế giới. Các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu các nhà đầu tư và đặc điểm của họ, tìm hiểu cách thức mà các nhà đầu tư phản ứng với những chính sách thu hút đầu tư.

Bước 2, Định vị môi trường đầu tư: cần được thực hiện sớm, điều này đòi hỏi

việc hiểu rõ khả năng nội tại cũng như tình hình bên ngoài bao gồm xu hướng FDI, chính sách của các quốc gia khác, hành vi nhà đầu tư và các yếu tố quyết định việc đầu tư.

Bước 3, Các lựa chọn chính sách: một lựa chọn chính sách là một chương trình

tích hợp năm biến số marketing (sản phẩm, định vị, khách hàng mục tiêu, phạm vi phân phối, phạm vi truyền thông). Các lựa chọn chính sách phải được xây dựng để xem xét, cân nhắc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa đương phải quyết định một chính sách trước khi đưa ra các chương trình hành động. Lợi ích dự kiến của môi trường kinh doanh và các chương trình truyền thông cần gắn chặt với các quyết định về định vị và phải hướng đến các nhà đầu tư.

Phân tích tình huống Định vị môi trường đầu tư

Các lựa chọn chính sách Chương trình hành động

Đánh giá và điều chỉnh chính sách

97

Bước 4, Chương trình hành đồng: bao gồm các chính sách, hoạt động và lịch

trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, các Bộ, các tỉnh và KCN cần thực hiện để thu hút đầu tư FDI. Một chương trình hành động là một kế hoạch thực tế có thể thực thi, phải chỉ rõ các nhiệm vụ cần thực hiện, người chịu trách nhiệm cho từng công việc.

Bước 5, Đánh giá và điều chỉnh chính sách: một số tiêu chí thường được sử

dụng để đánh giá các biện pháp xúc tiến đầu tư như chi phí đầu tư, số lượng dự án mới, số vốn đăng ký, số vốn thực hiện, khảo sát thực hiện…việc điều chỉnh chính sách cần được thực hiện thậm chí trước khi việc đánh giá hoàn thành. Các đánh giá và điều chỉnh chính sách cần được thực hiện riêng biệt cho từng biện pháp cũng như từng tổ chức thực hiện.

98

KẾT LUẬN

Với mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao. Do đó, việc phát triển CNHT sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH nền kinh tế Việt Nam.

Sự phát triển nền kinh tế nói chung, các ngành kinh tế nói riêng của một nước phụ thuộc rất lớn vào chính sách của nước đó. Đã có rất nhiều mô hình phát triển CNHT khác nhau theo hướng tự phát hoặc có định hướng, tuy nhiên, Việt Nam với tư cách là nước đi sau, chúng ta nên đi theo mô hình phát triển tổng hợp. Do vậy, vai trò của chính sách phát triển CNHT của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng thị trường sản phẩm của CNHT, vừa nâng cao năng lực của các doanh nghiệp CNHT.

Đối với CNHT ngành điện tử, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của CNHT, được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đã đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư FDI, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu (XK). Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, chính sách phát triển CNHT nói chung, phát triển CNHT ngành điện tử nói riêng chưa hoàn thiện. Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan quản lý nhà nước cụ thể chịu trách nhiệm đầu mối, do đó các DN rất lúng túng trong xác định phương hướng đầu tư và phát triển sản xuất; chưa có một cơ chế chính sách đầy đủ và đủ sức mạnh để thúc đẩy phát triển CNHT nói chung, CNHT ngành điện tử nói riêng. Vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải ở đây là hiện nay chính sách Nhà nước đưa ra chưa nhất quán trong việc ưu đãi nhập khẩu các linh kiện điện tử để phục vụ sản xuất lắp ráp các sản phẩm cuối ở Việt Nam. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về ngành CNHT phục vụ phát triển ngành điện tử, chưa có cách tiếp cận rõ ràng, mang tính hệ thống. Mặc dù được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, nhưng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam luôn ờ tình trạng nhập siêu. Kết quả là năng lực cạnh tranh của CNHT ngành

99

điện tử rất thấp. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu đáp ứng cho các sản phẩm đơn giản như bao bì, khay nhựa…, còn các linh kiện điện tử có giá trị gia tăng cao đòi hỏi trình độ công nghệ cao như linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử… doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được.

Để khắc phục những hạn chế trên, đề tài đề xuất cần khẩn trương hoàn thiện chính sách phát triển CNHT nói chung và đặc biệt là chính sách phát triển CNHT ngành điện tử nói riêng. Nội dung cơ bản của chính sách phát triển CNHT ngành điện tử bao gồm: (i) Xây dựng thể chế phát triển CNHT, có một khung pháp lý để điều tiết hoạt động của tất cả các chủ thể tham gia vào phát triển CNHT ngành điện tử; (ii) Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về CNHT; (iii) Chính sách cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử; (iv) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực CNHT ngành điện tử; (v) Phát triển cụm CNHT; (vi) Hỗ trợ phát triển KHCN; (vii) Xây dựng, thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ; (viii) Hỗ trợ tăng cường liên kết giữa Nhà nước và doanh nghiệp CNHT ngành điện tử; (ix) Chiến lược marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào CNHT ngành điện tử.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Hoàng Ánh, 2008. Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam (Đề tài nghiên cứu

cấp Bộ). Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Ngoại thương.

2. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), 2007. Quyết định số 34/2007/QĐ- BCN ngày 31/7/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Hà Nội.

3.Bộ Công thương, 2014. Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8/10/2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

4.Bộ Bưu chính Viễn thông, 2007. Kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Hà Nội.

5.Bộ Công thương Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và

Thương mại, METI), 1985. White paper on Industry and Trade (Sách trắng

về hợp tác kinh tế). Tokyo.

6. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04/07/2011 về hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)