Thực trạng pháttriển CNHT ngành điện tử củaViệt Nam giai đoạn từ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 67 - 73)

năm 2006 - đến nay

Khi đánh giá về CNHT trong ngành điện tử ở Việt Nam, đa số các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước, thậm chí các doanh nghiệp nước ngoài đều cho rằng ngành CNHT phục vụ phát triển ngành điện tử ở Việt Nam chỉ mới hình thành từ vài năm gần đây và còn ở mức độ sơ khai. Tuy nhiên, nếu xét quá trình hình thành và phát triển của ngành điện tử Việt Nam qua các giai đoạn thì nhận định đó là chưa thật sự chính xác. Điển hình như số lượng doanh nghiệp CNHT ngành điện tử không ngừng tăng lên, nếu như năm 2006 có 120 doanh nghiệp, năm 2010 là 372 doanh nghiệp thì đến năm 2013, con số đó tăng lên tới 630 doanh nghiệp (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp CNHT ngành điện tử từ năm 2006 đến năm 2013

Đơn vị tính: doanh nghiệp

2006 2008 2010 2012 2013 Doanh nghiệp CNHT Số lượng 2643 4161 4992 <6000 >6000 Tốc độ tăng trưởng (%) 27,9 20 21,0 21,9 CNHT ngành điện tử Số lượng 120 219 372 510 630 Tốc độ tăng trưởng (%) 45 32 28,7 25,0 Tỷ lệ DN CNHT/DN CNHT ngành điện tử (lần) 22 19 17,2 16,4 16,0

56

Nguồn: Tổng cục Thống kê, số liệu tổng điều tra, website (www.gso.gov.vn) 2013

Xét về vốn kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp sản xuất điện tử, máy tính trong năm 2006 ước tính 28.549 tỷ đồng, năm 2010 là 78.724 tỷ đồng, năm 2013 là 124.000 tỷ đồng; tổng số lao động ngành này khoảng 240 nghìn người; giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn khoảng 60,5 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.2: Vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp sản xuất điện tử, máy tính 2006 – 2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê, website (www.gso.gov.vn) 2006, 2011, 2012, 2013

Từ ngày 01/01/2006 theo lộ trình AFTA, Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu hàng điện tử và điện máy nguyên chiếc từ các nước ASEAN từ 30 - 40% xuống 0 - 5%, nên để cạnh tranh với sản phẩm của các nước ASEAN, các nhà sản xuất trong nước (gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI) phải tìm kiếm phụ tùng linh kiện sản xuất trong nước đến giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam năm 2006, các doanh nghiệp FDI lớn đều phải nhập khẩu trên 90% linh kiện của nước ngoài, thậm chí có doanh nghiệp nhập khẩu cả 100% như Công ty Fujitsu Việt Nam. Từ 11/01/2007, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, thuế nhập khẩu hàng nguyên chiếc và nhiều phụ tùng linh kiện giảm đi. Một số ưu đãi dành cho ngành điện tử bị bãi bỏ theo các cam kết

57

của Việt Nam khi gia nhập WTO nên đã có một số doanh nghiệp FDI phá sản, ngừng sản xuất hoặc chuyển đổi hoạt động sản xuất sang thương mại dịch vụ. Daewoo Electronics ngừng sản xuất và tuyên bố phá sản từ năm 2007, liên doanh Orion – Hanel sản xuất đèn hình cũng ngừng sản xuất và tuyên bố phá sản vào năm 2008, còn Sony thì ngừng sản xuất và chuyển sang thương mại dịch vụ cũng trong năm 2008. Trước sức ép mạnh mẽ của các cam kết WTO, việc phát triển CNHT để tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm, hạ giá thành, cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trở nên rất cấp bách. Ngoài ra, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành điện tử. Việt Nam đã thu hút được những dự án rất lớn như: dự án đóng gói và đo kiểm CHIP của hãng Intel (Mỹ) 1 tỉ USD, dự án sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao của hãng Foxconn (Đài Loan) 5 tỉ USD và một số dự án khác nhỏ hơn từ vài chục đến vài trăm triệu USD. Không chỉ có vậy, sau 5 năm qua kể từ sau khi gia nhập WTO, giá trị xuất khẩu của nhóm các sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam không ngừng tăng cao. Cuộc cách mạng công nghiệp điện tử tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2010 xuất phát từ nhiều yếu tố: (i) do đối mặt với tổng cầu yếu và áp lực chi phí, nhiều nhà sản xuất trên toàn cầu tìm các địa điểm sản xuất mới với chi phí rẻ hơn, (ii) do cạnh tranh tăng lên, nhu cầu tái cấu trúc chuỗi cung ứng càng trở nên bức thiết. Các chính sách thu hút FDI hiệu quả của Việt Nam, kết hợp với đồng nội tệ giảm và nguồn lao động giá rẻ đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành điện tử. Theo đánh giá của DBS - Công ty nghiên cứu hàng đầu Singapore, sự vươn lên của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam một phần nhờ sự dịch chuyển mang tính cấu trúc trong mạng lưới cung cấp khu vực. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử linh kiện hàng tháng biến động không nhiều. Năm 2012, theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu vào những tháng cuối năm tăng mạnh, gần gấp đôi những tháng đầu năm. Về sản xuất linh kiện điện tử, nếu năm 2000, tại Đà Nẵng, Công ty Phát triển Công nghệ và Tư vấn đầu tư đã đầu tư dây chuyền sản xuất tụ màng mỏng, với vốn đầu tư trên 01 triệu USD, hàng tháng đưa ra thị trường khoảng 8 triệu sản phẩm. Năm 2011, mặt hàng linh kiện điện tử và điện thoại các loại đã được đẩy mạnh xuất khẩu, đạt tới 6,8 tỷ USD ngay trong năm đầu tiên và chính thức được đưa vào danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ

58

yếu; nhóm mặt hàng này tiếp tục tăng trưởng mạnh năm 2012 và bứt phá trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước năm 2013. Xuất khẩu điện tử tăng trưởng 78% mỗi năm trong vòng 4 năm qua và cán mốc 35 tỷ USD năm 2014. Xuất khẩu điện tử trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế; chiếm 23,4% tổng GDP năm 2014, tăng cao so với con số 5,2% năm 2010. Bên cạnh đó, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện vẫn duy trì vị trí thứ 2 chỉ sau dệt may trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hàng năm (Bảng 3.2), (Biểu đồ 3.3), (Biểu đồ 3.4).

Bảng 3.2: Tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin từ năm 2008-2013

Đơn vị tính: Triệu USD

Sản phẩm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Điện tử, máy tính và linh kiện 2,638 2,763 3,590 4,670 7,858 10,601 Điện thoại các loại, linh kiện - - - 6,886 12,7174 21,244 Tổng kim ngạch XK cả nước 62,685 57,096 72,237 96,906 114,529 132,135

Nguồn: Tổng cục Thống kê, số liệu tổng điều tra, website (www.gso.gov.vn) 2006, 2011, 2012, 2013

Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử trong tổng kim ngạch

59

Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

Nguồn: Theo đánh giá của DBS - Công ty nghiên cứu hàng đầu Singapore, 2014

Bên cạnh đó, hiện nay, theo thống kê cơ cấu đầu tư trong ngành công nghiệp điện tử vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử gia dụng với 66%; sản xuất linh phụ kiện chỉ chiếm 22% và điện tử chuyên dụng là 12%. Cơ cấu sản xuất như vậy đã phần nào phản ánh trình độ công nghệ còn lạc hậu và hạn chế của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu đầu tư trong ngành công nghiệp điện tử

60

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, đầu tư vào công nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu đến từ Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, đó là các nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới như Samsung, Intel, LG, Panasonic…Các doanh nghiệp FDI thường chọn các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hạ tầng, giao thông thuận tiện chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để xây dựng các cơ sở sản xuất. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và các tổ chức, trong tương lai xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì.

Được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nhưng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chưa có được một quy hoạch phát triển tổng thể. Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về thực trạng và chiến lược phát triển của ngành điện tử Việt Nam, trong đó có một số yếu tố quan trọng để phát triển ngành điện tử thì Việt Nam lại thiếu và yếu như: trình độ khoa học, công nghệ và trang thiết bị sản xuất của phần lớn các DNNN và DN tư nhân đều lạc hậu, tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu lớn, tay nghề của người lao động thấp nên chất lượng sản phẩm không cao, khả năng cạnh tranh kém, rất khó được các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận. Ngoài ra, việc vi phạm thời hạn giao hàng cũng là một yếu tố giảm tính cạnh tranh của nhiều DN Việt Nam. Do đó các doanh nghiệp lĩnh vực này phải tự tìm đường đi cho mình và chịu thiệt thòi khi chính sách không nhất quán. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành điện tử đều phải nhập nguyên liệu, phụ kiện ở nước ngoài để sản xuất. Mặc dù có lợi thế về địa lý, nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có ngành điện tử phát triển với tốc độ nhanh và năng động nhất; cùng với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, chi phí lao động thấp, nguồn tài nguyên trí tuệ phong phú, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi và thế mạnh thu hút vốn đầu tư, nhận chuyển giao công nghệ, học tập kinh nghiệm sản xuất và quản lý của các nước để phát triển ngành công nghiệp điện tử. Trong dài hạn, chính phủ Việt Nam kỳ vọng đặt mục tiêu xuất khẩu hàng điện tử đạt kim ngạch 40 tỷ USD vào năm 2017, tương ứng mức tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm. Nhưng, trong điều kiện mở cửa hoàn toàn thị trường trong nước, Tuy nhiên, khả năng duy trì sự bền vững của ngành công nghiệp này trong dài hạn còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể đẩy

61

mạnh sản lượng và chuỗi giá trị hay không? Mặt khác, nếu không xây dựng được một ngành CNHT đủ vững để phục vụ phát triển ngành điện tử tương ứng, đảm bảo sự cạnh tranh khu vực và quốc tế, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực này thì nhiều chuyên gia trong ngành e rằng việc chuyển sang đầu tư thương mại thay vì đầu tư vào sản xuất sớm muộn sẽ xảy ra. Như thế, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ lớn mà không phải là công trường sản xuất lớn, sẽ không tạo được giá trị gia tăng bền vững từ sản xuất như nhiều nhà hoạch định chính sách mong đợi.

3.2.3. Đánh giá chung về các chính sách phát triển CNHT ngành điện từ của Việt Nam giai đoạn từ năm 200 6 - đến nay

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 67 - 73)