Quan điểm pháttriển

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 83 - 86)

Sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009, kéo theo sự phá sản của các tập đoàn sản xuất sản phẩm CNHT nổi tiếng thế giới, kéo theo nhiều quốc gia trong khu vực đang trong tình trạng tạm dừng đầu tư. Thêm vào đó, cuối năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công khu vực EU, khiến nhiều nhà đầu tư rút dần vốn từ các nước EU, Mỹ và chuyển sang các nước Đông Á, Đông Nam Á của một số nước khiến thị trường tài chính thế giới thêm bất ổn, gây tâm lý lo ngại về một cuộc “suy thoái kép”. Ngành CNHT bị tác động của khủng khoảng kép Nhật Bản và bất ổn chính trị tại một số quốc gia và khu vực. Do vậy, các nước trên thế giới và khu vực đều có xu hướng mở rộng thị trường, phát triển CNHT đạt ở mức độ cao về chuyên môn hóa và tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực và trên thế giới. Trong tương lai, ngành CNHT trở thành trung tâm của nền công nghiệp, sự phụ thuộc vào nhau giữa các nền kinh tế thông qua sự phát triển của CNHT ngày càng chặt chẽ. Các dịch vụ sản xuất, linh kiện, phụ tùng, xây dựng và vận hành các dây chuyền lắp ráp, phân phối sản phẩm như một chuỗi khép kín, mang tính toàn cầu. Các chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu sẽ hình thành và phát triển.

Trên cơ sở quan điểm đã được nêu trong Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, có thể tóm tắt một số quan điểm phát triển CNHT phục vụ ngành điện tử Việt Nam đến năm 2030 như sau:

72

- CNHT là nhân tố trực tiếp tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc phát triển CNHT ngành điện tử có vai trò quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và góp phần phát triển ngành công nghiệp nói riêng. Các ngành CNHT tạo giá trị gia tăng cho ngành điện tử từ 80 - 85%, góp phần phát triển năng lực sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Sự phát triển CNHT ngành điện tử đem lại cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử hoạt động hiệu quả, chủ động trong sản xuất, tích cực tham gia phân công lao động quốc tế và khu vực, tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khu vực. Ngoài ra, các ngành CNHT phục vụ ngành điện tử với hàm lượng công nghệ cao còn là nơi sử dụng và đào tạo tại chỗ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân chất lượng cao, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để khuyến khích, tạo điều kiện cho CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng phát triển, thì vai trò chỉ đạo, sự quan tâm thiết thực và cụ thể của Nhà nước vô cùng quan trọng. Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp, đồng bộ, thông suốt thúc đẩy CNHT phát triển. Sự phát triển CNHT cần có sự kết hợp nhịp nhàng, hài hòa giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, để phát triển CNHT đi đúng hướng và hiệu quả, vai trò của Nhà nước là xác định lộ trình rõ ràng, đồng bộ bốn yếu tố quan trọng: nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối. Đối sách giải quyết những vấn đề này là nhanh chóng chỉ ra các ngành cần phát triển và đưa ra các biện pháp để thúc đẩy phát triển. Nhà nước phải đặt ra mục tiêu, biện pháp, quy trình cụ thể, cũng như ngân sách để phát triển CNHT cho ngành điện tử. Để thực hiện được điều này, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cần phải nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, tháo gỡ kịp thời những khó khăn tồn tại và xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ sát thực sẽ là “đòn bẩy” giúp ngành CNHT phát triển hiệu quả. Qua đó, Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động cũng như các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư và phát triển CNHT, làm tiền để để phát triển nhanh và bền vững ngành điện tử trong giai đoạn đến năm 2030.

73

- Không lấy mục tiêu phát triển là nội địa hóa 100% các sản phẩm ngành điện tử trong bối cảnh hội nhập rộng rãi hiện nay mà tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia vào phát triển sản xuất linh, phụ kiện cho ngành nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh, đúng hướng của ngành CNHT. Bên cạnh đó, chúng ta phải phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong liên kết sản xuất - kinh doanh giữa công nghiệp thượng nguồn và công nghiệp hạ nguồn và mối liên kết giữa công ty mẹ với các lớp công ty con vệ tinh theo hướng tích tụ sản xuất hỗ trợ để có thể trở thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất – cung ứng linh phụ kiện điện tử toàn cầu của các tập đoàn này.

- Công nghiệp hỗ trợ là một khái niệm thuộc về sự lựa chọn của chính sách. Xét đến đặc thù của Việt Nam, phát triển CNHT phục vụ ngành điện tử không nhất thiết phải tập trung vào những ngành, hay những sản phẩm cụ thể hướng đến kết cấu thượng nguồn, do Việt Nam đi từ xuất phát điểm rất thấp về công nghệ.

- Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bên ngoài rất lớn, buộc chúng ta phải tái cấu trúc bên trong. Do đó tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc ngành công nghiệp là giải pháp cấp thiết nhất hiện nay và phát triển CNHT là một trong những yếu tố quyết định thành công quá trình tái cấu trúc. Phát triển CNHT ngành điện tử là một trong những động lực góp phần phát triển ngành CNHT dẫn đến phát triển công nghiệp chính, cũng như sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa nhưng phải có lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ rõ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, cần phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 nhằm thu hút đầu tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, tiếp thu công nghệ hiện đại để đẩy nhanh quá trình phát triển các ngành CNHT phục vụ phát triển ngành điện tử ở Việt Nam. - Một vấn đề đặc biệt quan trọng là công nghiệp hỗ trợ điện tử VN phải khẩn trương thực hiện yêu cầu về đổi mới sáng tạo (innovation) gắn kết các viện, trường với các doanh nghiệp trước hết là các doanh nghiệp trong nước, DNVVN để ngay

74

từ đầu đã có thể đi thẳng vào công nghệ hiện đại mà không chỉ đơn thuần dựa vào DN FDI chuyển giao công nghệ. Đây cũng là biện pháp quan trọng để nhanh chóng nâng cao năng lực nội sinh của ta vươn lên chuyển từ giai đoạn gia công đơn thuần chất lượng thấp sang giai đoạn thiết kế chế tạo trình độ ngày càng cao. Khi đó giá trị gia tăng, giá trị sáng tạo mới càng lớn để tiến dần tới đích của CNH theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 83 - 86)