Khái niệm và phân loại ngành điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 40)

Khái niệm

Ngành điện tử ở Việt Nam thường được hiểu bao gồm các lĩnh vực: (i) Sản xuất máy tính và các thiết bị ngoại vi (máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy chủ, màn hình, máy in, máy quét, bàn phím, bo mạch chủ, CPU, ổ cứng, CD-ROM, thiết bị nguồn, thiết bị mạng…); (ii) Sản xuất các sản phẩm điện tử nghe nhìn (TV, đầu VCD, DVD, dàn âm thanh, máy nghe nhạc số, máy ảnh số, máy ghi hình kỹ thuật số,…); (iii) Sản xuất các sản phẩm điện lạnh và điện gia dụng (máy điều hoà không khí, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, lò vi sóng,…); (iv) Sản xuất các sản phẩm thông tin - viễn thông (thiết bị tổng đài, thiết bị truyền dẫn, các loại modem, máy điện thoại cố định, di động, cáp thông tin, cáp quang, thiết bị thông tin vệ tinh, thiết bị truyền dẫn, phát sóng,…); (v) Sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp và chuyên dụng; (vi) Sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử; (vii) Công nghiệp phần mềm; (viii) Dịch vụ. (Hoàng Văn Châu, 2010).

Phân loại

Theo GS. Kenichi Ohno - chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, người đã có nhiều năm nghiên cứu về chính sách phát triển ngành công nghiệp nói chung và các vấn đề liên quan đến ngành CNHT của Việt Nam nói riêng đã đưa ra sự phân loại rõ ràng về ngành lắp ráp điện tử ở Việt Nam tại Hội thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam được tổ chức vào tháng 11/2014, là do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là

29

- Điện tử dạng I: Đây là dạng được sản xuất trên quy mô lớn, sử dụng hầu hết các linh kiện nhập khẩu và thường xuất khẩu 100% sản phẩm làm ra. Trong trường hợp này, một số công ty đa quốc gia (MNCs) đã lựa chọn Việt Nam như là một đối tác chính, nơi cung cấp toàn cầu một số sản phẩm trọng điểm nhất định của họ. Các công ty này hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc những doanh nghiệp chế xuất và được hưởng gần như thương mai tự do nhờ được hoàn thuế nhập khẩu. Fujitsu, Canon, Mabuchi, Tosok, Fujikura là các công ty thuộc loại này, tại đây việc họ xuất khẩu linh kiện hay sản phẩm hoàn chỉnh không quan trọng. Về mặt số lượng, điện tử dạng I có ảnh hưởng lớn đến việc tích tụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như tổng sản lượng của Việt Nam và cơ cấu xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nội địa hóa đầu vào khó thực hiện hơn các ngành khác vì nó chủ yếu sử dụng các linh kiện chính xác hoặc vật liệu công nghệ cao (Chip điện tử IC, màn hình tinh thể lỏng, màn hình plasma...) mà trên thị trường nội địa không có. Để thu hút điện tử dạng I, cần phải kết hợp marketing toàn cầu với việc giảm thiểu hơn nữa chi phí kinh doanh.

Điện tử dạng II: Đây là dạng sản xuất quy mô nhỏ, chủ yếu nhằm cung cấp cho thị trường nội địa. Theo quan điểm của chiến lược toàn cầu của các công ty đa quốc gia, các nhà máy thuộc loại này đóng vai trò người lắp ráp cuối cùng của các sản phẩm điện tử tiêu dùng ở từng thị trường nội địa. Việc gần gũi với người tiêu dùng cho phép các nhà máy nắm được và đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng một cách hiệu quả. Ngoài ra, các nhà máy nay cũng có thể xuất khẩu một số dòng sản phẩm không được sản xuất tại các nước khác. Sanyo, Matsushita, Sony, Toshiba, JVC và Samsung thuộc nhóm này. So với điện tử dạng I, các công ty này bị ảnh hưởng mạnh hơn bởi (i) môi trường chính sách ở nước sở tại như cơ cấu mức thuế, những hạn chế về nhập khẩu linh kiện, và những thay đổi về thuế; (ii) nhu cầu nội địa tương đối nhỏ hẹp trong khi có quá nhiều nhà sản xuất, và (iii) việc tự do hóa thương mại sắp diễn ra theo khuôn khổ Hiệp định Tự do Thương mại (FTAs) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những công ty này sẽ gặp phải thách thức cạnh trạnh từ các nước láng giềng Châu Á (đôi khi còn từ các nhà máy cùng một tập

30

đoàn). Để tồn tại, các công ty này phải nhanh chóng nội địa hóa các linh kiện và giảm chi phí sản xuất. Đối với những công ty này, Việt Nam trước hết phải xóa bỏ những trở ngại không cần thiết về luật pháp, thủ tục, các biểu thuế, các loại thuế...và đảm bảo một môi trường kinh doanh tự do và ổn định tương tự như các nước khác trong khu vực. Sau đó, công tác marketing tốt và việc giảm chi phí kinh doanh sẽ tiếp tục khuyến khích các công ty này, giống như ở trường hợp của điện tử dạng I. 1.3. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3.1. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nước 1.3.1.1. Chính sách phát triển CNHT của Nhật Bản 1.3.1.1. Chính sách phát triển CNHT của Nhật Bản

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển nhất ở châu Á với nhiều tập đoàn lớn đang khẳng định vị trí hàng đầu trên thế giới. Để có được thành quả như hiện nay, trước tiên phải kể đến việc Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những chính sách và chiến lược phát triển CNHT, từ chỗ phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài thành quốc gia tự chủ và dẫn đầu về công nghệ như hiện nay. Để phục vụ nhà máy lắp ráp, Nhật Bản có hàng nghìn các DN vệ tinh khác chuyên sản xuất các linh kiện phụ tùng hỗ trợ cho DN đó. Bên cạnh đó, ngành CNHT điện tử Nhật Bản là một trong những ngành công nghiệp được phát triển nhanh chóng từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, bao gồm 3 lĩnh vực là thiết bị điện tử công nghiệp, linh kiện điện tử và điện tử dân dụng - sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn bất cứ ngành chế tạo nào ở Nhật Bản. Hàng điện tử gia dụng chiếm tỷ lệ lớn, đồng thời đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc điểm nổi trội của sản phẩm điện tử Nhật Bản là hình thức đẹp, kích thước nhỏ gọn và giá cả phù hợp.

31

Bảng 1.1: Tình hình phân bổ sản xuất các linh kiện điện tử ở Nhật Bản Thành phố Thứ hạng trên thế giới Kim ngạch (tr. USD) Tỉ trọng trong nước Tỉ trọng trong khu vực Tỉ trọng trên thế giới Tokyo (23 quận) 7 34.97 16.75 3.83 1.22 Yokohama 33 14.17 6.79 1.55 0.50 Nagoya 73 8.10 3.88 0.89 0.28 Osaka 81 7.73 3.70 0.85 0.27 Sapporo 119 5.56 2.66 0.61 0.19 Kawasaki 131 5.03 2.41 0.55 0.18 Kyoto 135 4.59 2.20 0.50 0.16 Kobe 143 4.35 2.09 0.48 0.15 Fukuoka 151 4.12 1.97 0.45 0.14 Hiroshima 155 3.92 1.88 0.43 0.14 Chiba 177 3.32 1.59 0.36 0.12 Sendai 178 3.31 1.58 0.36 0.12 Kitakyushu 196 2.70 1.29 0.30 0.09 Sakai 203 2.57 1.23 0.28 0.09 Sagamihara 217 2.25 1.08 0.25 0.08 Others 102.07 48.89 11.18 3.57 Tổng cộng 208.75 100.00 22.86 7.30

Nguồn: Philip M. Parker, INSEAD, bản quyền 2005,www.icongrouponline.com

Đặc biệt, Nhật Bản là trường hợp điển hình của các nước Tư bản Chủ nghĩa đã tạo ra sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế nhờ sự kết hợp giữa tác động của thị trường và điều tiết của Chính phủ qua công cụ kế hoạch hóa. Nhật Bản là đất nước đã duy trì vai trò kiểm soát của Chính phủ đối với nền kinh tế từ những năm 30.

Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản đánh giá rất cao vai trò của các DNVVN và có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này. Từ năm 1936, Nhật Bản đã có

32

quỹ tài chính đầu tư vốn cho loại hình DN này để giúp các DN này vay vốn được dễ dàng hơn và tiếp cận được vốn trong thời gian ngắn. Bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính, chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ các doanh nghiệp về công nghệ. Nhật Bản hiện nay có tới 110 trung tâm hỗ trợ máy móc thiết bị để giúp các công ty nhỏ với khả năng tài chính hạn chế có thể tiếp cận được với máy móc, công nghệ mới. Vấn đề thông tin cũng rất được quan tâm tại Nhật Bản. Mỗi địa phương của đất nước này đều có cơ sở dữ liệu riêng với sự tham gia của các quan chức chính quyền, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu này có chất lượng cao cung cấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành CNHT.

Bên cạnh đó, vấn đề nguồn nhân lực cũng là một trong những chiến lược mà Nhật Bản đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Chính sách phát triển nguồn nhân lực được phối hợp thực hiện ở tất cả các cấp nhằm khuyến khích lao động có trình độ kỹ thuật tốt ngày càng hoàn thiện chất lượng, đáp ứng được yêu cầu vận hành những máy móc trang thiết bị hiện đại, theo kịp trình độ phát triển của công nghệ trên thế giới. Công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển ngành CNHT của Nhật Bản được thể hiện thông qua các mô hình Monozukuri và mô hình Coblas, cụ thể:

(i) Mô hình Monozukuri - từ liên kết sản xuất hiện tại đến “Đại học Monozukuri Việt Nam” trong tương lai. Trong tiếng Nhật, Monozukuri là một từ ghép bao gồm “mono” sản phẩm và “zukuri” là quá trình làm ra hoặc tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, nội dung ẩn ý đằng sau khái niệm này là cung cấp ý tưởng về một quá trình xây dựng tinh thần sản xuất để tạo sản phẩm tốt và khả năng cải tiến liên tục hệ thống sản xuất, các quy trình kèm theo. Khái niệm này mang hàm ý “Sự hoàn hảo, kỹ năng, tinh thần, niềm say mê và tự hào về khả năng thực hiện hoạt động tạo ra sản phẩm chất lượng một cách tốt nhất”. Ý nghĩa của Monozukuri không phải là lặp đi lặp lại một cách vô thức, nó đỏi hỏi tư duy sáng tạo gắn liền với sự khéo léo, lành nghề của người lao động. Điều này chỉ có được sau một quá trình rèn luyện lâu dài trong thực tiễn hơn là chỉ thông qua một chương trình học theo kiểu truyền

33

thống. Trên khía cạnh đó, Monozukuri có tính chất nghệ thuật hơn là tính chất khoa học thuần túy. Tiêu biểu cho tinh thần Monozukuri Nhật Bản là các kỹ sư - sáng lập viên của nhiều công ty hàng đầu như Sakichi Toyota (1867-1930; Công ty Toyota), Konosuke Matsushita (1894-1989; Tập đoàn Panasonic), Soichiro Honda (1906- 1991; Công ty Honda), Akio Morita (1921-1999, đồng sáng lập viên của Công ty Sony). Vậy, xuất phát điểm của sản phẩm tốt ở đây chính là từ con người và điểm đích ở đây cũng chính là vì con người. Có thể nói việc thực hiện một cách triệt để tư tưởng “trước khi tạo ra một thứ gì đó thì phải tạo ra con người” là chìa khóa mở ra thành công của Nhật Bản.

Về cơ bản, nền tảng của mô hình Monozukuri bao gồm sự phát triển theo hình tháp của hoạt động 5S (dịch từ tiếng Nhật có nghĩa là “Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, San sẻ, Sẵn sàng” tại nơi làm việc), quản lý bằng hình ảnh, bình chuẩn hóa, dòng nguyên vật liệu và thông tin đến Kaizen (Năng lực cải tiến). Khi giai đoạn hình thành những khái niệm cơ bản này được xác định, giai đoạn tiếp theo là tăng cường năng lực áp dụng thực tiễn Monozukuri, tức là hiểu rõ ràng hơn thông qua áp dụng thuần thục các khái niệm để hình thành năng lực, từ năng lực Monozukuri tại cơ sở sản xuất sẽ hình thành năng lực quản lý và kỹ năng lãnh đạo. Trải qua các giai đoạn Monozukuri nền tảng sản xuất đi sang giai đoạn quản lý sản xuất và quản trị nguồn lực, cả quy trình sản xuất và con người đã có những bước tiến vượt bậc về chất.

(ii) Mô hình Coblas và việc gắn kết sinh viên với doanh nghiệp Coblas (viết tắt cụm từ tiếng Anh “consulting based learning for ASEAN SMEs”) với mục tiêu chủ yếu của mô hình là đưa sinh viên đã được đào tạo tinh thần doanh nhân (Entrepreneurship education) trong chương trình đại học - trở thành các tư vấn viên cho DN; và mục tiêu tiếp theo là hình thành mối quan hệ hợp tác giữa DN địa phương nhằm trao đổi kinh nghiệm chuyên môn. Mô hình này mở rộng trên phạm vi ASEAN được thực hiện thông qua việc giúp đỡ các DN vừa và nhỏ đang hoạt động trong khu vực. Cụ thể là giáo dục sinh viên thành doanh nhân, bồi dưỡng kiến thức cho doanh nhân để thành công và thiết lập mối liên kết giữa trường đại học và cộng đồng DN tại địa phương (như hình minh họa).

34

Nguồn: Văn Minh Huyền, 2010

Mô hình Coblas được biết đến từ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc giáo dục tinh thần doanh nhân nhằm Phát triển Khu vực thông qua Thỏa thuận toàn diện ký kết giữa trường Đại học Waseda (Tokyo, Nhật Bản) với quận Sumida (Tokyo) vào ngày 25/12/2002 với hai đề xuất. Đề xuất thứ nhất là giáo dục tinh thần doanh nhân cho trẻ em (từ 10 đến 15 tuổi) nhằm đào tạo các doanh nhân tương lai (Chương trình Trẻ em mạo hiểm Waseda), trong đó ba chóp của hình tam giác là (i) Đại học/trường kinh doanh, (ii) Đào tạo học viên (Thạc sĩ quản trị kinh doanh); (iii) trẻ em từ 10-15 tuổi (thực hành bán hàng ở công viên). Đề xuất thứ hai là tư vấn của thạc sĩ thương mại/thạc sĩ quản trị kinh doanh cho DNVVN nằm trong dự án khóa học Thạc sĩ thương mại, với tam giác: (i) trường kinh doanh/kỹ thuật, (ii) thạc sĩ thương mại/quản trị kinh doanh, (iii) DNVVN địa phương. Người khởi xướng đồng thời chịu trách nhiệm với chương trình là Giáo sư Takeru Ohe thuộc Trường Quản trị thuộc Đại học Waseda. Ông đã đưa chương trình giáo dục tinh thần doanh nhân thực tiễn cho học sinh tiểu học, trung học, sinh viên đại học, học viên cao học và doanh nghiệp. Phương pháp áp dụng là để học viên tự trải nghiệm hoạt động kinh doanh thực sự chứ không sử dụng bài tập tình huống hay bài tập giả tưởng.

1.3.1.2. Chính sách phát triển CNHT của Thái Lan

Ở Thái Lan, Chính phủ và các doanh nghiệp đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển CNHT từ rất sớm. Bên cạnh đó, ngành CNHT của Thái Lan

DN Địa phương Cơ sở đào tạo Học viên Tư vấn

Giáo dục tinh thần doanh nhân Kinh

nghiệ m chuyê

35

được đánh giá là phát triển nhất Đông Nam Á. Quá trình phát triển chính sách đối với CNHT của Thái Lan có thể được chia làm 4 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn thứ nhất (1960 – 1970): khuyến khích và bảo hộ thị trường trong nước; Giai đoạn thứ hai (1971 – 1986): gắn với chính sách hợp lý hóa công nghiệp thông qua yêu cầu xuất xứ địa phương; Giai đoạn thứ ba (1987 – 1999): chính sách khuyến khích xuất khẩu và tự do hóa từng phần; Giai đoạn thứ tư (từ năm 2000 trở đi): gắn với yêu cầu xuất xứ địa phương. Thái Lan đã tận dụng lợi thế việc các công ty Nhật Bản ồ ạt đầu tư sang các nước ASEAN để phát triển CNHT trong nước. Với chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, Thái Lan đã đưa ra nhiều ưu đãi về thuế, thành lập các khu tự do thương mại cho các dự án đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Bên cạnh các chính sách ưu đãi cho phát triển CNHT, Thái Lan còn thành lập các ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và các tổ chức chuyên lo phát triển xây dựng và hình thành mối liên kết công nghiệp trong nước. Năm 1985, Thái Lan đã thành lập Phòng Phát triển CNHT (BSID) trong Ủy ban xúc tiến công nghiệp (DIP) thuộc Bộ công nghiệp với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Mục tiêu chính của BSID là hỗ trợ các DNVVN trong nước hoạt động trong các ngành CNHT như phối hợp với Nhật Bản tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho các lao động trong các doanh nghiệp này, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, thiết kế và phát triển mẫu và hỗ trợ hệ thống thầu phụ, đưa ra quy hoạch tổng thể cho phát triển CNHT…Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI) đã thành lập Cơ quan Phát triển liên kết Công nghiệp (BUILD) để khuyến khích các liên doanh giữa các

công ty địa phương với các công ty nước ngoài trong CNHT. Đồng thời, Ban khuyến khích Công nghiệp (DIP) của Bộ Công nghiệp Thái Lan cũng đã xây dựng cụ thể chương trình phát triển nhà cung cấp quốc gia (NSDP) và chương

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)