Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quản lý cụm công nghiệp thì cụm công nghiệp (CCN) được hiểu là “khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các DNVVN, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập”. CCN có vai trò quan trọng đối với phát triển CNHT. Sự tập trung của các DN trong CCN góp phần tăng cường liên kết giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp, qua đó giúp cho các DN cắt giảm một số chi phí, tiết kiệm thời gian, việc tập trung các doanh nghiệp có liên quan đến nhau trong lĩnh vực điện tử cùng một phạm vi địa lý nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, khu công nghiệp (KCN) được hiểu là “khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành
91
lập.trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Do vậy, theo định nghĩa về CCN thì có thể được hiểu là một KCN quy mô nhỏ, vì vậy qua hai khái niệm KCN và CCN ở Việt Nam được hiểu là một. Do có nhiều cách hiểu khác nhau về CCN nên ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về CCN và các chính sách phát triển CCN cũng chưa được thực hiện một cách có hệ thống, đầy đủ. Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có lợi thế, thế mạnh riêng và tiềm năng để hình thành và phát triển CCN nhưng hầu như điều này vẫn chưa được phát huy. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách chưa quan tâm đúng mức tới sự tập trung công nghiệp này. Hình thức hỗ trợ gần như mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức hội nghị, triển lãm, chưa có các chương trình dài hạn có tác động thực sự đến doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhằm đẩy mạnh phát triển CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng, Việt Nam cần triển khai chính sách phát triển CCN: (i) Cần phải có cách hiểu thống nhất về CCN (khái niệm, đặc điểm cũng như
sự khác biệt giữa CCN và KCN).
(ii) Chính sách phát triển CCN cần chú trọng tới vấn đề đầu tư vào nguồn nhân lực cho các CCN, các chính sách phù hợp để huy động các doanh nghiệp trong CCN, các doanh nghiệp FDI cùng đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trong khu vực;
(iii) Khi đã xây dựng được cơ sở hạ tầng KCN, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp ngành điện tử, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI hoạt động cùng ngành, chính sách ưu đãi rõ ràng đối với các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành; (iv) Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tập trung phát triển nguồn nhân lực
trong nước để có thể chuyển từ giai đoạn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI sang giai đoạn có thể dần thay thế các doanh nghiệp liên quan FDI để cung cấp các linh phụ kiện trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp FDI, thì đến lúc đó Việt Nam mới có thể phát triển được ngành CNHT nói chung và phát triển CNHT ngành điện tử nói riêng. Điều quan trọng là trong các CCN phải hình thành được hệ thống đổi mới sáng tạo để tạo sự liên kết
92
chặt chẽ giữa các viện, trường trong và ngoài CCN với các doanh nghiệp trong cụm CCN; sự liên kết này chủ yếu thông qua hình thức hợp đồng.