Đánh giá chung về các chính sách pháttriển CNHT ngành điện từ của

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 73 - 83)

Trong một thời gian dài, ngành điện tử thiếu một định hướng chiến lược phát triển, qua đó dẫn đến CNHT thiếu sự đầu tư trong thiết kế chính sách phát triển ngành CNHT nói chung và phát triển CNHT ngành điện tử nói riêng về vai trò và cách tiếp cận. Đặc biệt đối với quá trình xây dựng chính sách, quan điểm về ngành CNHT còn rất chung chung nên thực tế chưa phát huy tác dụng hoặc chưa đặt vấn đề phát triển CNHT với tầm nhìn dài hạn. Điều mà nhiều người mong đợi là một văn bản pháp luật cao hơn, thì đến nay vẫn chưa có. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về ngành CNHT phục vụ phát triển ngành điện tử, chưa có cách tiếp cận rõ ràng, mang tính hệ thống.

Cho đến nay, ngoài bản Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt tại Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007; Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Tháng 10/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương mới ban hành Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Quyết định số 9028 ngày 08/10/2014 thì hầu như chưa có văn bản chính thức nào của các cơ quan nhà nước về CNHT. Tác động của các bản Quy hoạch này đến sự phát triển của các ngành CNHT ở Việt Nam còn rất hạn chế do Việt Nam chưa có kế hoạch hành động cụ thể.

62

Năm 2014, triển khai Quy hoạch đã được phê duyệt, Bộ Công thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT Việt Nam; Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống chính sách cho phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào lĩnh vực này, ngày 25/9/2014, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo nhằm tham vấn, trao đổi ý kiến về việc xây dựng Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT Việt Nam trình Chính phủ ban hành. Theo dự thảo Nghị định này, chính sách ưu đãi phát triển tập trung:

- Ưu đãi chung: (i) Ưu đãi đầu tư, phát triển thị trường; (ii) Ưu đãi về khoa học công nghệ; (iii) Ưu đãi về cơ sở hạ tầng; (iv) Ưu đã về đào tạo phát triển nguồn nhân lực; (v) Ưu đãi về thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu.

- Ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: (i) Tín dụng đầu tư; (ii) Tiền thuê đất; (iii) Các chính sách về Thuế.

Đối với ngành điện tử, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là nhanh chóng đào tạo được nguồn nhân lực trình độ cao, kỹ năng giỏi, tạo tiền đề cho việc thu hút đầu tư từ các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Mỹ, EU để trên cơ sở đó có thể phát triển các ngành CNHT phục vụ ngành điện tử theo định hướng đã định.

Đánh giá chung:

Kết quả đạt được

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử nói riêng, thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản nhằm đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ như: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu

63

tiên phát triển; Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT”; Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài chính sách phát triển các ngành CNHT, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành những cơ chế, chính sách hợp lý nhằm khuyến khích, hỗ trợ lĩnh vực này phát triển làm nòng cốt trong phát triển kinh tế; cụ thể như: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, qua đó ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, phụ tùng, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp rắp đồng bộ... cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực được ưu đãi đặc biệt; Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, theo đó dự án hạ tầng khu CNHT, dự án thuộc danh mục các ngành CNHT theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 96/2011/TT-BTC ngày 4/7/2011 về hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định Số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT... Có thể nói, về cơ bản khung chính sách cho phát triển CNHT đã được hình thành và đang đi vào hoàn thiện. Đi cùng với hệ thống chính sách, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng được hiện đại hóa và tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài; đây là một trong những thuận lợi quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Đến năm 2012, có 1.631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực CNHT với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp. Trong đó CNHT ngành điện tử là lĩnh vực thu hút

64

được nhiều FDI nhất trong các ngành CNHT tại Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất linh kiện điện - điện tử chủ yếu là các doanh nghiệp lớn (chiếm tới 35,7% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNHT và khoảng 45% tổng số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này). Các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này chỉ sản xuất các loại linh kiện, cụm linh kiện phục vụ lắp ráp từ những loại linh kiện cơ bản và vật liệu điện tử nhập khẩu do những loại linh kiện và vật liệu này không được sản xuất tại Việt Nam. Trước đây, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư lắp ráp các sản phẩm linh kiện, cụm linh kiện điện tử với số lượng lớn như bảng mạch các loại, bo mạch điện tử, chíp điện tử, cuộn cảm điều hòa, tủ lạnh, các linh kiện cho điện thoại di động,... Một phần nhỏ những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước, còn lại phần lớn là xuất khẩu. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất lắp ráp lớn như Canon, Samsung, Intel, Nokia… đã đầu tư sản xuất các loại sản phẩm điện tử tại Việt Nam thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp CNHT ngành điện - điện tử đầu tư sản xuất cung ứng các loại linh kiện cần

thiết cho sản xuất của những nhà lắp ráp này.

Theo đó, chiến lược phát triển các ngành CNHT của Việt Nam, trong đó có phát triển CNHT ngành điện tử đã được đặt ở vị trí quan trọng trong lộ trình xây dựng, do vậy hệ thống doanh nghiệp sản xuất CNHT ngành điện tử Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến so với thời gian trước đây. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo thành lập các KCN, KCX chuyên sâu tại nhiều tỉnh, thành phố để thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT nói chung và ngành CNHT ngành điện tử nói riêng. Với hàng loạt chính sách được ban hành, trong thời gian qua, CNHT ngành điện tử đã thu được một số kết quả nhất định. Một yếu tố không kém phần quan trọng là sự đồng nhất và quyết tâm rất cao trong việc phát triển CNHT ngành điện tử của lãnh đạo các bộ, ngành, các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án, tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, năng động và có sức cạnh tranh cao, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp đang hoạt động và nhà đầu tư tiềm năng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển CNHT ngành điện tử.

65  Hạn chế và nguyên nhân

Vấn đề quy hoạch phát triển CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng còn chậm, tới năm 2007 mới có Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn 2020; Sau 7 năm, ngày 8/10/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 nhưng các chính sách, chiến lược đưa ra chưa được cụ thể hóa bằng các chế độ rõ ràng theo từng lĩnh vực quản lý của các Bộ/ngành. Vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải ở đây là hiện nay chính sách Nhà nước đưa ra chưa nhất quán trong việc ưu đãi nhập khẩu các linh kiện điện tử để phục vụ sản xuất lắp ráp các sản phẩm cuối ở Việt Nam. Cụ thể là phần thiết bị mà doanh nghiệp này sản xuất được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính trong khi đó các linh kiện mà doanh nghiệp này cần nhập về để sản xuất như tụ điện, điện trở, chip thì lại bị đánh thuế từ 3% đến 10%. Điều này dẫn đến việc sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra phải chịu thuế nhập khẩu khoảng 5 - 6% trong khi cùng loại sản phẩm này nếu nhập từ nước ngoài về thì sẽ không bị chịu thuế. Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), Ông Lê Hoài Quốc cho biết, tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 20%, còn 80% lại phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đơn cử với ngành điện - điện tử, nhóm ngành hàng đang phát triển rất mạnh tại TP.HCM, với số lượng DN chiếm hơn 50% tổng số DN của cả nước về lĩnh vực này, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa có tăng, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 20- 30%, vẫn còn quá thấp so với yêu cầu. Các DN điện tử có mặt tại Việt Nam phần lớn là lắp ráp, tích hợp các thành phần tạo thành sản phẩm, cụm linh kiện, trên cơ sở nhập khẩu các sản phẩm điện tử cơ bản, như: bảng mạch, các linh kiện bán dẫn… Bà Sherry Boger, Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam cho hay, hiện Intel đã trở thành một trong những nhà đầu tư chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn nhất tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Tuy nhiên, đến năm 2013, tỷ lệ nội địa hóa của tập đoàn này chỉ mới đạt trên 10% tổng chi tiêu cho các nhà cung cấp nội địa, tương đương khoảng 11 triệu USD. Mặc dù tập đoàn muốn tăng cường tỷ lệ nội địa hóa nhiều hơn nữa nhưng khả năng đáp ứng của các DN Việt Nam còn khá khiêm tốn. Tương

66

tự như Intel, ông Osato Kazuhiko - Giám đốc điều hành JETRO tại TP.HCM - cho biết, năm 2013, Nhật Bản có hơn 500 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn gần 6 tỷ USD, thế nhưng tỷ lệ cung cấp nội địa cho các công ty Nhật tại Việt Nam chưa đến 32%, chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và Thái Lan. Tuy các DN công nghệ cao đã ý thức được tầm quan trọng của việc nội địa hóa nguồn cung ứng nên đã ưu tiên nhiều hơn để tìm kiếm các đối tác trong nước. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu nội địa hóa hiện chủ yếu là đáp ứng cho các sản phẩm đơn giản như bao bì, khay nhựa…, còn các linh kiện điện tử có giá trị gia tăng cao đòi hỏi trình độ công nghệ cao như linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử…doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được. Nếu có mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm nhỏ lẻ, như wafer FRED của Trung tâm R&D khu công nghệ cao, cảm biến áp suất hợp tác giữa ICDREC và khu công nghệ cao…

Do dung lượng thị trường còn nhỏ bé, việc áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi trực tiếp cho doanh nghiệp CNHT khó thực hiện được vì vi phạm các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư phát triển vào lĩnh vực được coi là các ngành thâm dụng công nghệ và vốn này. Vai trò hỗ trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước chưa thể hiện rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách kế hoạch đến thực thi. Các chương trình phát triển CNHT do một số tổ chức xúc tiến đã hình thành, nhưng chưa có chương trình nào thật sự hiệu quả. Doanh nghiệp, đối tượng trực tiếp của các hoạt động này vẫn chưa nhận được các hỗ trợ thích đáng cần thiết. Vấn đề thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trong nhiều năm qua hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn, tạo nhiều việc làm, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn. Đa số các tập đoàn lớn trong các ngành chế tạo là các doanh nghiệp lắp ráp, tạo ra giá trị gia tăng rất ít trong sản phẩm, không có tác động lan tỏa cho doanh nghiệp nội địa. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất CNHT thường có quy mô nhỏ và vừa, có nhu cầu thuê diện tích sản xuất nhỏ gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài. Các dự án sản xuất CNHT được Chính phủ Việt Nam ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thời gian qua như Intel, Foxconn… hầu hết là

67

sản xuất linh phụ kiện phục vụ 100% cho xuất khẩu. Nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào của các dự án này hầu hết cũng 100% nhập khẩu. Các nhà sản xuất CNHT xuất khẩu loại này ít có động cơ nội địa hóa.

Hạn chế: Mặc dù đã thu được một số kết quả nhất định trong quá trình

pháttriển CNHT tuy nhiên, có thể nhận thấy, ngành CNHT nói chung và của Việt Nam trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Điều này thể hiện rõ qua các mặt sau:

Một là, CNHT ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai và còn nhiều

yếu kém. Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến CNHT, nhưng đa phần các ngành công nghiệp lớn ở Việt Nam để sản xuất đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện ở nước ngoài.

Hai là, công nghiệp hỗ trợ còn manh mún, kém phát triển, các DN sản xuất các

sản phẩm hỗ trợ ở nước ta còn rất ít, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu kém. Các sản phẩm hỗ trợ của nước ta nhìn chung còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Qua khảo sát của các chuyên gia ở Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2012, trình độ công nghệ của phần lớn các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta mới chỉ đạt ở mức trung bình so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ có sản phẩm của một số DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này là có trình độ tiến tiến. Thực tế hiện nay, phần lớn các sản phẩm của CNHT ở nước ta vẫn do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sản xuất và cung cấp, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế nên chủ yếu chỉ tiêu thụ được ở thị trường

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 73 - 83)